Trong thời đại mà thông tin bùng nổ và công nghệ kỹ thuật xâm nhập đến học đường, đến từng gia đình, đến từng trẻ em. Trong đó có trường Tiểu học Vĩnh Tân nơi Tôi đang công tác giảng dạy, làm sao chúng ta có thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ những mặt trái của thời đại công nghệ thông tin đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của những người chủ tương lai sau này như: Game online có tính chất bạo lực; những dòng nhạc chạy theo kinh tế thị trường, trào lưu không lành mạnh. Trong khi đó dòng nhạc cho tuổi thiếu nhi lại rất khiêm tốn Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn, lo lắng đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng hát Dân ca - Đồng dao cho học sinh ở trường Tiểu học Vĩnh Tân- huyện Tân Uyên- tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh khóa:
- Hiện tại trong chương trình dạy âm nhạc ở Tiểu học số lượng bài dân ca- đồng dao là rất ít, có thể nói là hiếm đối với đồng dao, trong năm học: 2013- 2014 Bộ giáo dục đã điều chỉnh in bổ sung phần bài hát đồng dao vào phần bài hát “ Ngoại khóa”. Vì vậy trong quá trình giảng dạy Tôi phải linh hoạt sưu tầm thêm một số bài hát dân ca- đồng dao để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của mình.
Các cô đang trang điểm chuẩn cho hội thi cấp Huyện
2.2. Tổ chức trong các giờ học năng khiếu, ngoài giờ:
Trong năm học: 2012- 2013 được sự phân công chính phụ trách bồi dưỡng thi hát dân ca - đồng dao cấp Huyện cho các em, Tôi chọn ngay bài hát có trong chương trình dạy của mình đó là bài: “Bạn ơi lắng nghe Dân ca Banna Tây nguyên- Gánh gánh gồng gồng thể loại đồng dao”. Công việc thật khó khăn, việc luyện tập cho các em hát thì rất dễ, quan trọng là động tác minh họa cho bài hát. Tôi phải tra cứu tư liệu trên “mạng”, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, những người chuyên dàn dựng các chương trình biểu diễn, góp ý của lãnh đạo nhà trường. Quá trình luyện tập thật vất vả ngoài thời gian lồng ghép trong tiết dạy năng khiếu tôi còn phải gia tăng số thời gian luyện tập ngoài giờ thứ bảy- chủ nhật hàng tuần để kịp thời gian tham gia hội thi, kinh phí luyện tập thật là khiêm tốn, phải nói là bằng lòng nhiệt tình và trách nhiệm của mình là chính. Kết quả như mong đợi của thầy trò chúng tôi dạt giải nhì hát dân ca - giải ba hát đồng dao và chọn đại diện tham gia hội thi cấp Tỉnh cho Phòng giáo dục, kết đạt giải ba cấp Tỉnh. Đó cũng là động lực để thầy trò chúng tôi tiếp tục đạt được trong năm học: 2013- 2014 đạt giải nhì đồng dao cấp Huyện.
Tiết mục dự thi cấp Huyện ( Lý kéo chài dân ca Nam Bộ)
2.3. Tổ chức sinh hoạt dưới cờ:
- Vấn đề này sẽ nhờ sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu trường - tổng phụ trách Đội - Giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức thi tìm hiểu dân ca - đồng dao nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: 20/11, 26/3, 15/5… bằng hình thức trắc nghiệm hoặc nghe giai điệu đoán là dân ca gì?, hay tên bài đồng dao đó là gì?. Do đó, giáo viên phải hướng dẫn các em tìm hiểu dân ca- đồng dao các vùng miền. Mỗi chi đội thành lập một đội văn nghệ, thông qua các hoạt động nói trên đặc biệt là dân ca cổ truyền ở các trường học sẽ đánh thức được khả năng dân ca của các em học sinh, những giá trị văn hóa truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa dân gian đã được các em thể hiện dễ dàng, do dân ca - đồng dao là những bài hát xuất phát từ người dân lao động nên tất cả ai cũng hát được. Vì vậy, chúng ta cần tạo môi trường diễn xướng tổ chức nhiều hoạt trò chơi dân gian gắn với từng bài dân ca như hát đối đáp, hát hội….tích cực vận dụng các dịp lễ lớn cho học sinh tham quan, tham gia để các em có được cảm giác sống động của các sinh hoạt văn hóa dân gian có sử dụng hát dân ca- đồng dao. Ngoài các việc trên ta có thể tạo điều kiện cho các em thi hái hoa dân chủ bằng một số câu hỏi dân ca- đồng dao xen lẫn vào các câu hỏi của các môn khác. Muốn thực hiện được điều này phải nhờ sự phối hợp của Ban giám hiệu - tổng phụ trách Đội - giáo viên chủ nhiệm thật nhịp nhàng.
Chuẩn bị các nhạc cụ gõ cho tiết mục hát đồng dao
III. Thực trạng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh Tiểu học thông qua các bài Dân ca- Đồng dao.
1. Thực trạng và những bất cập trong vịêc bồi dưỡng dân ca- đồng dao vào trường Tiểu học Vĩnh Tân tham gia các hội thi.
- Như chúng ta đã biết dân ca là những làn điệu rất hay và có giá trị nhân văn rất lớn. Bởi dân ca- đồng dao là sản phẩm tinh thần mà ông cha ta ngàn đời để lại cho đến nay vẫn được lưu truyền.
- Là trường chuẩn quốc gia mức độ I cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tuy vậy các tư liệu liên quan đến học hát dân ca hình như không có.
- Việc sưu tầm, hát dân ca- đồng dao từ trước tới nay không được chú trọng, việc vận động các học sinh tham gia sưu tầm chưa cao.
- Một số giáo viên còn xem nhẹ tầm quan trọng của việc thi hát dân ca- đồng dao trong trường học.
2. Một số thuận lợi, khó khăn:
2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, Chi bộ, các tổ chức trong trường, nên việc phát động thi đua tìm hiểu và thi hát dân ca - đồng dao đạt kết quả khá cao.
- Trường có một số giáo viên nhiệt tình tham gia và có năng khiếu, say mê tìm hiểu, sưu tầm nhiều thể loại, phong phú và đa dạng.
- Học sinh luôn học hỏi, tìm tòi những cái hay, cái đẹp trong các làn điệu dân ca - đồng dao đặc biệt là dân ca Nam bộ.
2.2. Khó khăn:
- Đây là nội dung rất khó thuộc năng khiếu bẩm sinh, bên cạnh đó chúng ta còn ít quan tâm, chỉ chú trọng các bài hát thông thường trong sách giáo khoa mà thôi.
- Các em hầu hết thiêng về nhạc trẻ, nhạc kinh tế thị trường, xem nhẹ giá trị nhân văn của các làn điệu dân ca - đồng dao.
- Mới tiếp xúc, mới đưa vào áp dụng nên chưa đi sâu vào lòng của tất cả học sinh và giáo viên, từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình học bồi dưỡng và tìm hiểu.
- Chỉ giới hạn ở một số học sinh có năng khiếu, say mê học hỏi.
- Việc giáo dục tuyên truyền về tìm hiểu và hát dân ca - đồng dao chưa thường xuyên, không có thời gian tổ chức.
IV. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng hát dân ca- đồng dao vào trường học hướng tới trường học thân thiện - học sinh tích cực.
Như vậy việc đưa dân ca- đồng dao vào trường học là nội dung quan trọng đồi với đất nước ta hiện nay:
- Trong giai đoạn phát triển hội nhập như bây giờ nhu cầu về vật chất ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện. Việc giao lưu với nhiều dòng âm nhạc khác nhau trên thế giới nên việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam hết sức to lớn. Chúng ta thấy rằng một số làn điệu dân ca đã bị mai một, lãng quên. Chính vì lẽ đó việc tuyên truyền, vận động đưa dân ca- đồng dao vào trường học là vấn đề cấp thiết hiện nay, nó có vai trò to lớn và lâu dài với phương châm “ Hội nhập- hòa nhập cùng phát triển, chứ không hòa tan” vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tiết mục hát đồng dao “ Rồng rắn lên mây” đạt giải nhì cấp Huyện
- Trong những năm gần đây trường Tiểu học Vĩnh Tân đã có những chuyển biến và thành tích đáng kể trong việc bồi dưỡng trò chơi dân gian hát dân ca- đồng dao cấp Huyện như năm 2012- 2013 đạt giải nhất toàn đoàn về thi trò chơi dân gian hát dân ca - đồng dao cấp Huyện. Năm 2013- 2014 tiếp tục đạt giải nhất toàn đoàn về thi trò chơi dân gian hát dân ca - đồng dao cấp Huyện và được chọn một số môn tham gia thi cấp Tỉnh.
Tiết mục dồng dao được chọn tham gia cấp Tỉnh
- Đối với huyện Tân Uyên qua hội thi trò chơi dân gian hát dân ca – đồng dao trong những năm gần đây đã đạt được kết quả cao, đã thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia.
- Nhiều đơn vị đã đầu tư rất tốt cho tiết mục của mình. Đã phát hiện được một số học sinh có chất giọng dân ca hay đặc biệt là hát các làn điệu dân ca Nam bộ.
- Qua các hội thi trò chơi dân gian hát dân ca- đồng dao đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia có sức ảnh hưởng to lớn, rộng khắp cả ở đơn vị mà lan tỏa khắp cả Huyện cụ thể ở trường Tiểu học Vĩnh Tân.
Năm học
Thành tích
Ghi chú
2009- 2010
Chưa đạt giải
Chưa áp dụng giải pháp
2010- 2011
Chưa đạt giải
Chưa áp dụng giải pháp
2011- 2012
Chưa đạt giải
Chưa áp dụng giải pháp
2012- 2013
Đạt giải nhì, ba Huyện, đạt giải nhất toàn đoàn thi trò chơi dân gian hát dân ca – đồng dao. Giải ba Tỉnh.
Đã áp dụng giải pháp
2013- 2014
Đạt giải nhì, đạt giải nhất toàn đoàn thi trò chơi dân gian hát dân ca – đồng dao
Đã áp dụng giải pháp
Bảng thống kê hiệu quả khi áp dụng giải pháp.
Năm học
Tỉ lệ % học sinh hưởng ứng
Ghi chú
2009- 2010
15%
2010- 2011
25%
2011- 2012
40%
2012- 2013
80%
2013- 2014
90%
Bảng thống kê tỉ lệ % học sinh tham gia hưởng ứng phong trào hát dân ca – đồng dao theo từng năm học:
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy để đạt được kết quả cao trong hội thi chúng ta cần phải duy trì thường xuyên lâu dài như sau:
1. Mỗi một giáo viên nói chung, môn âm nhạc nói riêng cần có trách nhiệm đối với hoạt động này. Giáo viên cần sưu tầm đặt lời mới các bài hát dân ca- đồng dao với nhiều nội dung khác nhau, cho học sinh luyện tập để tránh nhàm chán…
2. Chọn lọc những bài dân ca hay nhất đặc biệt là dân ca Nam bộ để dạy cho các em, tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ đặc điểm của từng bài sau cho phù hợp với chất giọng và đặc trưng của vùng miền.
3. Nhân các ngày lễ lớn mở các hội thi cho cả giáo viên và học sinh sưu tầm những làn điệu dân ca Nam bộ chấm lấy điểm thi đua.
4. Trong các tiết ôn tập, học năng khiếu, học hát tự chon cần lồng ghép các bài hát dân ca- đồng dao vào, nhất là những tiết sau kiểm tra học kì.
5. Cần thiết nhất là kinh phí khen thưởng phải được nâng cao và có giá trị để khích lệ tinh thần tập luyện và duy trì thường xuyên.
Nhìn chung các em đều yêu thích, không những thế các em còn sưu tầm băng đĩa các bài hát dân ca- đồng dao để nghe và tham khảo. Như vậy nếu chúng ta duy trì được bồi dưỡng thường xuyên thì có lẽ trong những năm năm sắp tới phong trào thi trò chơi dân gian hát dân ca- đồng dao này sẽ ngày càng nở rộ rộng khắp tất cả các trường học trên địa bàn toàn huyện. Từ đó các em càng thấy yêu quý cuộc sống hơn, yêu quê hương, trường lớp, bạn bè, thầy cô giáo, biết gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam sau này./.
Người thực hiện.
Nguyễn Minh Tâm
MỤC LỤC
NỘI DUNG
SỐ TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở khoa học của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận.
4.2. Cơ sở thực tiễn.
01
02
03
04
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Sưu tầm một số bài Dân ca- Đồng dao.
2. Nội dung vấn đề.
2.1. Tổ chức trong các giờ học chính khóa.
2.2. Tổ chức trong các giờ học năng khiếu, ngoài giờ.
2.3. Tổ chức sinh hoạt dưới cờ.
III. Thực trang của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh Tiểu học thông qua các bài Dân ca- Đồng dao.
1. Thực trang và những bất cập.
2. Một số thuận lợi và khó khăn
2.1 Thuận lợi.
2.2 Khó khăn.
04
05
06
07
08
09
IV. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng hát dân ca- đồng dao vào trường học hướng tới trường học thân thiện - học sinh tích cực.
10
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12 - 14
File đính kèm:
- SKKN Mon Am nhac.doc