Giải pháp hữu ích: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thuộc bảng nhân, chia trong phạm vi 100 ở khối 3

Thực hiện chương trình đổi mới – chương trình thay sách lớp 3 là năm thứ ba triển khai đại trà trên toàn quốc. Để mục tiêu của chương trình đạt được hiệu quả cao thì nhất thiết phải có sự nỗ lực từ hai phía người học và người dạy.

 Ở Tiểu học có 3 bảng tính rất quan trọng mà tất cả học sinh đều phải thuộc lòng, khi hỏi phải trả lời được ngay không mảy may suy nghĩ. Đó là:

 - Các bảng cộng trừ trong phạm vi 10 (ở lớp 1).

 - Các bảng cộng trừ (qua 10) trong phạm vi 100 (ở lớp 1, 2).

 - Các bảng nhân, chia trong phạm vi 100 (ở lớp 3).

 Trong số này bảng nhân, chia cực kì quan trọng, nó là chìa khoá, là cơ sở để dạy nhân chia có hai chữ số và nhiều chữ số sau này.

 Là một giáo viên đã từng giảng dạy lớp 3 chương trình CCGD, nay lại được trực tiếp giảng dạy lớp 3 chương trình mới .Qua tập huấn thay sách, qua giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, dự giờ các lớp cùng khối và trên cơ sở nắm bắt nội dung môn Toán lớp 3 tôi nhận thấy bảng nhân trong phạm vi 100 có một vị trí hết sức quan trọng để dạy tốt phần nhân chia số có 2, 3 chữ số ở lớp 3.

 Để phát huy tốt, nhằm nâng cao hiệu quả tốt hơn nữa trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu, thực nghiệm, rút ra tiếp một số thủ pháp, biện pháp hợp lí nhất khi giảng dạy bảng nhân, chia trong phạm vi 100, đáp ứng yêu cầu khi học xong học sinh đều phải áp dụng nhuần nhuyễn trong khi tính toán.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hữu ích: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thuộc bảng nhân, chia trong phạm vi 100 ở khối 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các em , học sinh còn lơ là trong việc học tập . II/ THỰC TRẠNG CHUNG KHI NGHIÊN CỨU Qua trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo việc học sinh thực hiện nhân chia số có nhiều chữ số, học sinh làm bài còn chiếm quá nhiều thời gian, thậm chí một số em làm sai hoặc không làm được do nắm bảng nhân, chia chưa thật nhuần nhuyễn. Qua thực dạy cho học sinh bảng nhân, chia (từ 2 đến 8). Sau khi học xong tiết luyện tập chung tôi yêu cầu học sinh đọc bảng nhân, chia (đứng tại chỗ đọc). Kết quả như sau: + Số học sinh được kiểm tra: 28 em. + Số học sinh đọc đúng, lưu loát: 10 em (chiếm 36%). + Số học sinh đọc đúng, chưa lưu loát: 06 em (chiếm 21%). + Số chưa thuộc hết bảng nhân chia: 12 em (chiếm 43%). Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải tìm ra giải pháp để khắc phục việc dạy và học bảng nhân, chia trong phạm vi 100 sao cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc, khắc sâu cho học sinh, làm nền tảng để học tiếp nhân chia số có nhiều chữ số là điều hết sức cần thiết và phải làm ngay. B – NỘI DUNG PHẤN 1 KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÌNH THÀNH PHÉP NHÂN, CHIA CHUẨN BỊ CHO VIỆC THÀNH LẬP BẢNG I/ PHÉP NHÂN: Cơ sở của phép nhân: Phép cộng các số hạng bằng nhau: a + a + a + . . . . . + a = a x n n lần Ví dụ cụ thể: + 2 + 2 = 2 x 3 3 lần 3. Khắc sâu, mở rộng để học sinh hiểu bản chất: 27 + 27 = 27 x 2 2 lần 27 + 27 = 54 => 27 x 2 = 54 (Bản chất phép cộng suy ra kết quả phép nhân mà học sinh chưa học) II/ PHÉP CHIA: 1. Cơ sở của phép chia: - Phép toán ngược lại của phép toán nhân: - Lấy tích chia cho thừa số đã biết, tìm được thừa số còn lại: 2. Ví dụ cụ thể: 42 : 7 = 6 7 x 6 = 42 42 : 6 = 7 3. Khắc sâu, nâng cao, giúp học sinh hiểu bản chất: 54 : 2 = 27 27 x 2 = 54 ( 27 + 27 = 54 ) 54 : 27 = 2 III/ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÉP NHÂN, CHIA. Phép nhân là cơ sở để hình thành phép chia. Dựa vào phép chia để tìm thừa số chưa biết phép nhân. Ví dụ: x = 6 : 2 2 x x = 6 x = 3 x x 3 = 6 x = 6 : 3 x = 2 PHẦN II TỔ CHỨC DẠY HỌC BẢNG NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 I/ Yêu cầu khi dạy nhân, chia trong bảng: 1. Đối với giáo viên: - Tuân thủ đầy đủ các bước khi tiến hành dạy nhân, chia trong bảng: + Đi từ cơ sở ban đầu. + Tiến hành đầy đủ trình tự các bước, kế thừa kiến thức đã học. + Tuân thủ quy luật của nhận thức: Trực quan sinh động à Tư duy trừu tượng à Khái quát hoá. + Củng cố ngược lại: Khái quát hoáàTư duy trừu tượng à Trực quan. 2. Đối với học sinh: - Nắm vững bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. - Các bảng cộng trừ trong phạm vi 20. - Thực hiện chính xác cộng trừ trong phạm vi 100. - Hiểu, nắm vững phép nhân, phép chia, bản chất phép nhân, phép chia, mối liên hệ giữa phép nhân, phép chia, dấu nhân, chia ( x, : ). PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỐT NHÂN CHIA TRONG BẢNG I/ Xây dựng bảng nhân: Giáo viên cần làm rõ bằng ví dụ cụ thể để học sinh hiểu bản chất của phép nhân trên cơ sở số lần lặp lại các số hạng bằng nhau của phép cộng để thành lập bảng. Ví dụ: 2 + 2 = 2 x 2 = 4 2 lần 2 + 2 + 2 = 2 x 3 = 6 3 lần 3. Học sinh dựa vào kết quả xây dựng tiếp bảng nhân: 2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 4. Rút ra kết luận: - Tổng tăng lên một số hạng à Tích tăng lên một lần. - Trong bảng nhân: Tích đứng kề sau bằng tích đứng trước cộng với số hạng bằng nhau. Ví dụ: 2 x 2 = 4 2 x 3 = 4 + 2 = 6 2 x 4 = 6 + 2 = 8 5. Đối với phép chia: Số bị chia tiếp theo trong bảng sẽ bằng số bị chia liền kề trước đó cộng với số chia. Ví dụ: 2 : 2 = 1 x : 2 = 2 (x = 2 + 2 = 4 ) y : 2 = 3 (y = 4 + 2 = 6 ) II/ Cho học sinh tập đếm: Xác định dấu hiệu chung: - Thành phần của phép nhân trong bảng gồm: + Thừa số. + Thừa số. + Tích. - Trong phép chia gồm: + Số bị chia. + Số chia. + Thương. Thừa số trong bảng nhân và số chia, thương trong bảng chia khi thành lập bảng rất rễ nhớ: Thừa số thứ nhất: Giống nhau (Ở phép chia là số chia). Thừa số thứ hai: Cứ tăng lên một đơn vị sau mỗi lần số kề sau đó (Ở phép chia là thương). Tích trong phép nhân (Số bị chia trong phép chia) tăng lên bằng kết quả cộng số hạng bằng nhau. Trên cơ sở đó học sinh đếm thêm từ kết quả ban đầu cho đến hết. 2. Cho học sinh tập đếm thêm: * Ví dụ: Muốn cho học sinh thuộc bảng nhân có thừa số 5 ta cho học sinh đếm thêm từ 5 đến 50: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50. các kết quả này chính là các tích – số phải nhớ trong bảng nhân. Khi đếm có thể kết hơp bật ngón tay. Chẳng hạn: Đếm 5 (Bật một ngón), đếm 10 (Bật thêm một ngón tay nữa), đếm 15 (lại bật thêm một ngón tay nữa).sau khi đã đếm thành thạo học sinh chỉ ghép các cụm từ “1 lần 5, 2 lần 5, 3 lần 5..” với kết quả thêm 5 là được bảng nhân có thừa số 5. *Đối với bảng chia thì kết quả đếm thêm chính là các số bị chia. III/ Cho học sinh dọc đồng thanh nhiều lần: Ở bậc Tiểu học để rèn luyện khả năng ghi nhớ, đọc đồng thanh chiếm một vị trí không nhỏ trong việc rèn trí nhớ cho học sinh. Có nhiều kiểu tổ chức đọc đồng thanh, chẳng hạn: Đọc xuôi: Đọc từ đầu bảng đến cuối bảng, từ trái sang phải. Đọc ngược: từ cuối bảng lên đầu bảng, từ phải sang trái. Đọc theo 3 mức độ: to, nhỏ, thầm: Mới đầu cả lớp đọc đồng thanh to (Hơi to vừa đủ nghe không làm lớp quá ồn, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh). Sau đó đọc đồng thanh nhỏ (chỉ nghe rõ trong phạm vi 2 bàn cạnh nhau). Rồi cho học sinh đọc đồng thanh thầm (Chỉ có bạn bên cạnh mới nghe rõ). * Lưu ý: Giáo viên dùng hiệu lệnh hoăïc quy ước để tránh phải dùng lời nói nhiều khi chỉ huy học sinh. 4) Đọc đồng thanh kết hợp che, xoá các phép tính trong bảng: Có thể xoá xen kẽ, xoá kết quả hoặc xoá thừa số (nếu ở bảng nhân), xoá số bị chia, số chia, thương (Ở bảng chia). IV/ Viết đi viết lại nhiều lần (kết hợp với miệng đọc thầm) các phép tính cần ghi nhớ. -Kĩ năng miệng đọc, tay viết (thực hiện tư duy kết hợp tay) là khả năng học sinh nhớ kiến thức một cách chắc chắn, bền vững nhất. V/ Dùng các trò chơi: -Dùng phương pháp trò chơi trong dạy học nói chung và trong môn Toán nói riêng luôn tạo cho học sinh không khí chơi mà học, học mà chơi, khôn gò bó, từ đó học sinh dễ nhớ, dễ ghi nhận kiến thức. * V í dụ: Trò chơi để học thuộc “Bảng nhân có thừa số 9”: + Giơ bàn tay xoè tất cả các ngón. + Muốn tính 9 x 4 chẳng hạn, ta cụp ngón tay thứ tư (từ trái sang phải). + 3 ngón tay bên trái, ngón cụp chỉ 3 chục. + 6 ngón tay bên phải, ngón cụp chỉ 6 dơn vị. Vậy 9 x 4 = 36 VI/ Học sinh thường xuyên truy bài, giáo viên thường xuyên kiểm tra việc đọc các bảng tính: Ở bậc Tiểu học khả năng ghi nhớ của học sinh rất nhanh, nhưng cũng dễ quên đi kiến thức đã học. Vì vậy kiểm tra là một yêu cầu hàng ngày đối với học sinh. Trước khi dạy bảng nhân, chia mới, yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân, chia đã học bẳng nhiều hình thức: Đọc đồng thanh, thi đua tổ, kiểm tra cá nhân lấy điểm VII/ Aùp dụng một số dấu hiệu của các bảng chia đặc biệt: 1. Bảng nhân, chia 2: - Tích (ở bảng nhân), số bị chia (ở bảng chia) có số tận cùng là 2, 4, 6, 8, 0, 2, 4, 6, 8, 0. - Khi dạy học sinh sẽ nhớ đặc điểm của dãy số. 2. Bảng nhân, chia 4: - Tích (ở bảng nhân), số bị chia (ở bảng chia) có số tận cùng theo quy luật dãy số (số tận cùng) là 4, 8, 2, 6, 0, 4, 8, 2, 6, 0. 3. Bảng nhân, chia 5: - Tích (ở bảng nhân), số bị chia (ở bảng chia) có số tận cùng theo quy luật dãy số (số tận cùng) là 5, 0, 5, 0, 5, 0, 5, 0. 4. Bảng nhân, chia 8: - Quy luật dãy số (số tận cùng) là 8, 6, 4, 2, 0, 8, 6, 4, 2, 0. 5. Bảng nhân, chia 9: - Quy luật dãy số (số tận cùng) là 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. * Aùp dụng quy luật các dãy số đặc biệt này, khi dạy bảng nhân, chia giáo viên hướng dẫn học sinh nắm quy luật để dễ nhớ khi học thuộc. C – KẾT QUẢ Sau 4 tháng giảng dạy của cô, sự tích cực học tập của trò tôi đã kiểm tra việc học thuộc và nắm vững bảng nhân, chia trong phạm vi 100: + Đối tượng kiểm tra: Học sinh lớp 3B + Số học sinh được kiểm tra: 28 em. + Hình thức kiểm tra: Yêu cầu các em viết lại bảng nhân, chia từ 2 đến 9 vào giấy. Kết quả như sau: -Viết đúng, chính xác: 20em – 71%. -Viết còn sai một vài số: 06 em – 21%. -Viết còn sai nhiều: 02 em – 8%. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và ứng dụng của tôi trong thời gian 4 tháng, tuy nhiên đây chỉ là bước đầu; muốn đạt được kết quả cao hơn nữa cần phải nỗ lực tất cả mọi mặt từ hai phái giáo viên và học sinh. Trên dây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bảng nhân, chia trong phạm vi 100. Do thời gian và khả năng tôi chỉ đưa ra được một số giải pháp, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và sự giúp đỡ của các cấp quản lý giáo dục để tôi tiếp tục được học hỏi, nâng cao tay nghề, đưa chất lượng giáo dục đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đarsalø, ngày 28 tháng 12 năm 2006 Người thực hiện NGUYỄN THỊ DUNG

File đính kèm:

  • docsang kien dung3.doc
Giáo án liên quan