Bậc tiểu học là bậc nền tảng để phát triển con người .Qua bậc tiểu học trẻ lĩnh hội được những kiến thức cơ bản nói chung và kiến thức toán học nói riêng .Trong toán học ở tiểu học thì phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 là phần tương đối khó và là kiến thức trọng tâm cơ bản xuyên suốt quá rtình học các lớp 1,2,3,4,5và mãi sau này học sinh đều phải áp dụng các phép tính này và cách tính nhẩm của nó để làm tính cộng .Vì vậy có thể nói đây là phần kiến thức tuy nằm ở phần đầu chương trình lớp 2nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng .nếu học tốt phần này thì nó chẳng những giúp các em làm tính cộng tốt ở lớp 2 mà còn giúp các em học tốt môn toán cũng như tính cộng có nhớ ở các lớp 2,4,5 và mãi sau này .Nếu các em học không tốt phần này thì việc làm tính cộng sẽ gặp khó khăn và các em sẽ không có hứng thú trong môn toán .
Chính vì lí do trên tôi quyết định chọn phân môn toán phần phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 để tìm ra giải pháp mới nhằm khắc phục tình trạng làm tính chậm ,kết quả làm bài thấp và sự kém hứng thú trong học toán của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng .
Để làm tốt điều đó giáo viên cần tìm ra các biện pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy ,phù hợp với điều kiện của lớp ,của trường mình đang dạy và tìm ra các giải pháp giúp học sinh có hứng thú học hiểu sâu ,nhớ lâu cách tính nhẩm .
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp giúp học tốt phần tính cộng có nhớ trong phạm vi 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûi áp dụng các phép tính này và cách tính nhẩm của nó để làm tính cộng .Vì vậy có thể nói đây là phần kiến thức tuy nằm ở phần đầu chương trình lớp 2nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng .nếu học tốt phần này thì nó chẳng những giúp các em làm tính cộng tốt ở lớp 2 mà còn giúp các em học tốt môn toán cũng như tính cộng có nhớ ở các lớp 2,4,5 và mãi sau này .Nếu các em học không tốt phần này thì việc làm tính cộng sẽ gặp khó khăn và các em sẽ không có hứng thú trong môn toán .
Chính vì lí do trên tôi quyết định chọn phân môn toán phần phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 để tìm ra giải pháp mới nhằm khắc phục tình trạng làm tính chậm ,kết quả làm bài thấp và sự kém hứng thú trong học toán của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng .
Để làm tốt điều đó giáo viên cần tìm ra các biện pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy ,phù hợp với điều kiện của lớp ,của trường mình đang dạy và tìm ra các giải pháp giúp học sinh có hứng thú học hiểu sâu ,nhớ lâu cách tính nhẩm .
B.THỰC TRẠNG
1.Về thuận lợi học sinh:
-Thuận lợi: Học sinh lớp 2 đã được học các phép tính cộng trong phạm vi 10 ở lớp 1.Học sinh lớp 2 ham học hỏi, dễ uốn nắn, ngoan.Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình.
-Khó khăn: Chất lượng học sinh chưa đồng đều. Qua khảo sát chất lượng đầu tháng 9 đối với môn toán chưa đạt kết quả cao.
Hầu hết các em chưa ghi nhớ được các công thức cộng. Các em còn tính toán trên 10 đầu ngón tay,hoặc trên que tính. Việc làm tính của các em rất chậm, chưa chính xác.
Về bộ phận nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, qua thời gian nghỉ hè nên khi lên lớp 2 các em quên nhiều kiến thức cũ, một số em có tình trạng suy dinh dưỡng, sức khoẻ yếu nên cũng ảnh hưởng đến việc học toán.
2.Về giáo viên:
Giáo viên có ý thức học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Thường xuyên dự giờ, thăm lớp để học hỏi đồng nghiệp, những kinh nghiệm, cách dạy học hay.
Tuy nhiên kinh nghiệm còn ít nên có cố gắng nhưng kết quả chưa cao.
Từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để tìm ra giải pháp hữu ích giúp học sinh lớp 2 biết cách tính nhẩm các phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 20 và nhớ lâu được các công thức cộng đó.
C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.Nội dung:
Giống như các môn học khác trong nhà trường, muốn giúp học sinh học tốt môn toán chung ta cần phát hiện sớm học sinh yếu qua quá trình học, qua các bài kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu.
Tôi đã tìm hiểu lực học chung của học sinh từ đó xây dựng nội dung bài dạy phù hợp với sức học của cả 3 đối tượng học sinh trong lớp( yếu- trung bình- khá – giỏi). Tổ chức các hoạt động phong phú trong một tiết dạy.
Giáo viên cần thực sự quan tâm đến học sinh yếu, không nên thành kiến, phê bình gay gắt gây tâm trạng chán nản cho học sinh.
Cần khen ngợi kịp thời khi học sinh có tiến bộ trong học tập. Học tới đâu cần giúp học sinh nắm chắc kiến thức tới đó. Củng cốù liên kết kiến thức mới với kiến thức cũ. Bổ xung kịp thời những chỗ mà học sinh chưa nắm chắc giúp các em học tốt hơn. Cần cho học sinh nắm chắc phương pháp tính nhẩm.
2.Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cần nắm được đặc điểm của môn học là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vừa cung cấp kiến thức mới vừa củng cố kiến thức cũ, mặt khác phải tạo điều kiện cho học sinh trung bình, yếu, chủ động tham gia xây dựng bài, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó học sinh thích tìm tòi kiến thức mới, tự tìm ra cách tính. Giáo viên phải tôn trọng cách tính của học sinh nếu các em tím ra kết quả đúng. Không ép các em theo khuôn mẫu của giáo viên.
Ví dụ 1: Bài 9 cộng với một số: 9+ 5
Trước khi vào bài mới giáo viên cần củng cố lại kiến thức củ liên quan đến bài này bằng một trò chơi nhẹ nhàng như sau: Trò chơi điền nhanh, điền đúng.
Cách chơi: Tổ chức 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 5 em, mỗi em phải điền một số thích hợp vào chỗ trong một phép tính sau:
Nhóm 1 Nhóm 2
2= 1+ 3= 1+
4= 1+ 5 = 1+
6=1+ 7=1+
8=1+ 9=1+
Em thứ nhất lên điền số thích hợp vào chỗ của phép tính thứ nhất xong,thì em thứ hai lên điền số thích hợp vào phép tính thứ 2.Cứ như vậy cho đến hết. Nhóm nào làm xong trước và đúng là nhóm đó thắng.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa chữa, khen ngợi. Sau đó cho học sinh cả lớp đọc đồng thanh bảng lớp phần này.
Vào bài mới cần dùng phương pháp trực quan.
Giáo viên nêu: Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
Muốn biết có bao nhiêu que tính em phải làm tính gì? Học sinh trả lời làm tính cộng lấy 9+5
Giáo viên ghi bảng lớp tựa bài và giới thiệu.
Đồng thời với việc nêu bài toán, giáo viên kết hợp thao tác bằng tay, cài 9 que tính vào bảng cài( hàng trên), cài 5 que tính nữa vào hàng dưới.
Chục
Đơn vị
1
9
5
4
Giáo viên yêu cầu học sinh tính kết quả trên que tính tại chỗ. Học sinh có thể trả lời nhiều cách để ỳim ra kết quả là 14 que tính ( 9+5= 14) chẳng hạn:
Em đếm các que tính được 14 que tính.
Hoặc: em lấy 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính,10 que tính thêm 4 que tính nữa là 14 que tính.
Hoặc : em lấy 9 que tính rồ đếm thêm 5 que tính nữa.
Hoặc :em lấy 9+5= 14( que tính) anh chị em làm vậy.
Giáo viên khen các em làm đúng sau đó chốt lại
-Hàng trên có 9 que tính( cài số 9 vào hàng đơn vị), thêm 5 que tính nữa ( cài số 5dưới số 9) .
yêu cầu học sinh thao tác cùng giáo viên.
Ví dụ : 8+8 7+8 học sinh nhẩm 8+8 = 16, 7+ 8= 15, 16 > 15 nên 8+8 > 7+8
Khen học sinh làm đúng rối nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ: Còn cách làm nào nhanh hơn không? Giải thích vì cả hai phép tính đều có một số hạng giông nhau là 8 nên ta so sánh hai số hạng còn lại 8>7 nên 8+8 >8+7 .
Phần củng cố : Cần hệ thống lại cách tính nhẩm của 4 dạng trên. Nếu còn thời gian tổ chức trò chơi thi điền đúng, điền nhanh để cung cố các phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 20.
9 +1 = + 8 = 16
+ 3 =12 6 + 7 =
7 + =12 + 8 = 15
trên đây là một số ví dụ minh hoạ. Trong một tiết học, học sinh cần được tham gia nhiều hoạt động học tập khác nhau. Có như vậy các em mới hứng thú học tập, và các kỹ năng làm tính, nghe, nói, viết đều được rèn luyện. Việc cung cấp kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ luôn được đan xen nhau trong quá trình học tập. Tôn trọng và khích lệ học sinh kịp thời chẳng những tạo cho các em hứng thú trong học tập mà còn tư ïtin, mạnh dạn. Từ đó các em đã có cố gắng vươn lên.
Việc tổ chức trò chơi học tập cũng cần thay đổi hình thức chơi để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
Việc đánh giá kịp thời cũng là nguồn động viên khích lệ các em học tập tốt hơn. Nó giúp các em cố gắng trong học tập, biết được chỗ sai của mình để khắc phục từ đó tiến bộ hơn.
D. KẾT LUẬN
Từ những giải pháp và cách tổ chức, hướng dẫn, kế hoạch thực hiện để dạy học sinh tính cộng có nhớ trong phạm vi 20 tôi có kết luận:
-Đây là phương pháp giảng dạy giúp khắc sâu được kiến thức cho học sinh.
Sau một thời gian tìm hiểu, tìm hướng khắc phục tình trạng học sinh làm tính chậm, tính sai đối với học sinh các lớp nói chung và lớp 2 nói riêng của trường Tiểu học Đạ K’Nàng. Tôi nhận thấy:
Qua các tiết học, các bài kiểm tra cho thấy, học sinh không còn ngại học môn toán mà còn tích cực chăm chỉ tham gia làm tính, học sinh biết cách tính nhẩm và đặt tính.
Từ những biện pháp trên cho thấy việc học yếu toán nói chung và yếu phần” cộng có nhớ trong phạm vi 20” của học sinh lớp 2 đều có thể khắc phục được nếu ta chú ý phát hiện sớm, uốn nắn ngay từ đầu năm học và sớm tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục.
Khi các em trong lớp đều tích cực học tập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của lớp, của trường, của bậc học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục cơ bản của giáo dục tiểu học trong những năm tiếp theo.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng để dạy cho học sinh và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tôi xin mạnh dạn đưa ra để các đồng chí bàn bạc và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh có thể học tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ của các đồng nghiệp, của Ban Giám Hiệu.
Giải pháp này không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong các đồng chí trong ban lãnh đạo đóng góp để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Người viết
Nguyễn Văn Hoà
E. PHỤ LỤC
1.Sách toán lớp 2
2.Em luyện tập toán 2
3.Sách giáo viên toán lớp 2
Ví dụ 1:Sách giáo khoa toán lớp 2 trang 15
Ví dụ 2:Sách giáo khoa toán lớp 2 trang 19
Ví dụ 3:Sách giáo khoa toán lớp 2 trang 26
Ví dụ 4:Sách giáo khoa toán lớp 2 trang 34
G. CẤU TRÚC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Mở đầu
Thực trạng:
Học sinh
Giáo viên
Giải pháp thực hiện
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Kết luận
Phụ lục
Cấu trúc
1
2
2
2
3
3
3
6
7
8
File đính kèm:
- GPHI HUY LANG TO.doc