a) Pháp luật là gì?
* PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật
- Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. ( khác các qui phạm xh khác- đạo đức xh).
Mỗi qui tắc xử sự thể hiện một qui phạm PL, do đó tính qui phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL; bất kì ai cũng xử sự theo khuôn mẫu PL qui định.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung: vì do nhà nước ban hành, bảo đảm sức mạnh quyền lực nhà nước.
Tính bắt buộc chung: Bắt buộc mọi người phải tuân theo PL ( Là điểm khác đạo đức). VD sgk.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì: hình thức thể hiện là các văn bản qui phạm PL được qui định chặt chẽ trong HP, luật, bộ luật. Nội dung bảo đảm sự thống nhất của hệ thống PL, VD sgk.
90 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu GDCD 12 Tron Bo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế nào về quyền con người mà Việt nam đã tham gia kí kết?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: Kết luận:
Cộng đồng quốc tế đẫ ký kết 24 điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến :
- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 ;
- Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ;
- Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá ;
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989.
* Pháp luật Việt Nam về quyền con người:
Điều 50 Hiến pháp năm 1992 khẳng định : “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Quyền con người được ghi nhận trong HP, khẳng định quan điểm vì con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người. Pháp luật Việt Nam về quyền con người thông qua Hiến pháp 1992 và các luật đã ghi nhận và tạo ra các bảo đảm thực tế cho các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của con người được thực hiện phù hợp với những đổi thay của tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. trong đó có quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền có việc làm, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại,... quyền bảo vệ phụ nữ và trẻ em luôn được quan tâm.
Nội dung quyền con người trong pháp luật Việt Nam được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như : Bộ luật Dân sự năm 2005 ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ; Luật Giáo dục năm 2005 ; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ; Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002 và 2006) *
* Hoạt động 2
* Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
- GV: Em biết những điều ước quốc tế nào về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia mà Việt nam đã tham gia kí kết?
- HS: Trao đổi, phát biểu.
Sau nhiêu năm đàm phán, ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Hoa đã được ký chính thức tại Hà Nội và ngày 7-7-2000 hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam – Trung Hoa đã đánh dấu mốc son trong quan hệ Việt Trun gtrước thềm thiên niên kỷ mới và là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu nhất của Việt Nam trong năm 1999. Năm 2008 hoàn thành căn bản cắm mốc biên giới trên bộ.
Ngoài biên giới Việt – Trung, các đường biên giới Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia cũng đã được ký kết và cắm mốc, tạo thành những đường biên giới hoà bình, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
* Hoạt động 3
* Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
- GV: - Em hiểu gì về Hiệp định CEPT?
- Tại sao Việt Nam lại tham gia kí kết Hiệp định CEPT?
- HS: Trao đổi, phát biểu.
Bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực là tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA), ký kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (viết tắt là CEPT).
Theo Hiệp định CEPT, ASEAN sẽ thực hiện khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 15 năm (01/01/1993 – 01/01/2008), theo đó tất cả các nước thành viên ASEAN đều phải lập chương trình cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% đối với hàng chế tạo, hàng nông sản đã qua chế biến theo các danh mục và lịch trình sau :
- Danh mục bắt buộc giảm thuế quan, bao gồm :
+ Danh mục giảm thuế nhanh (dầu, thực vật, xi-măng, dược phẩm, phân bón hoá học, hàng nhựa, sản phẩm cao su tự nhiên, đồ da, đồ mỹ nghệ vàng bạc, đá quý, điện cực bằng đồng, hàng điện tử, gỗ, đồ song mây), trong đó :
• Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2003.
• Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại dưới 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2000.
+ Danh mục giảm thuế thông thường :
• Đối với những mặt hàng có thuế suất dưới 20% thì phải giảm thuế súât xuống 0-5% vào năm 2003.
• Đối với những mặt hàng có thuế suất trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 20% vào năm 1998 và xuống 0-5% vào năm 2003.
Ngoài ra, còn có các danh mục : danh mục loại trừ vĩnh viễn (không cắt giảm thuế quan) và danh mục loại trừ tạm thời (tạm thời không thuộc diện phải cắt giảm).
Việt Nam tham gia AFTA, thực hiện CEPT từ ngày 01-01-1996, chậm hơn 3 năm so với 6 nước thành viên khác của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, Singapore) nên Việt Nam được thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT cho mỗi danh mục mặt hàng. Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan. Cụ thể là : Từ 01-01-2003, Việt Nam cắt giảm thuế quan từ 30 – 60% xuống dưới 20% cho 775 mặt hàng (chiếm 94% tổng số mặt hàng trong Danh mục biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam trong chương trình CEPT).
- GV nêu câu hỏi:
Em hiểu gì về tổ chức WTO?
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
- HS: Trao đổi, phát biểu.
Biểu hiện nổi bật nhất về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7-11-2006, sau 11 năm đàm phán gay go, quyết liệt, song phương với 28 nước thành viên WTO và vòng đàm phán đa phương Urugoay. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra trang sử mới của nước ta trong tiến trình nhập vào nền kinh tế thế giới.
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
+ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế.
- GV nêu câu hỏi:
Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người; về hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia; về hợp tác khu vực và quốc tế?
- HS: Trao đổi, thảo luận.
+ Vì Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân.
+ Vì nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn sống trong bầu không khí hoà bình, hữu nghị và hợp tác, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vì hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay.Có hội nhập, chúng ta mới có thể tranh thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồng thời đón nhận những thành tựu mà loài người đã đạt được, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
a) Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người
Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v
Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;
b) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
c) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
* Ở phạm vi khu vực
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.
Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.
* Ở phạm vi tòan thế giới
Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .
4. Củng cố – Hệ thống bài
- Cần nắm: + Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
+ Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
+ Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
5. Hướng dẫn về nhà
Học câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- GDCD 12 Tron Bo.doc