Ebook Địa lý kinh tế- xã hội đại cương

ĐỊA LÝ KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ- XÃ HỘI . 5

I. Vịtrí của Địa lý kinh tế- xã hội trong hệthống khoa học Địa lý. . 5

II. Đối tượng, nhiệm vụnghiên cứu của Địa lý kinh tế- xã hội. 5

1. Đối tượng. . 5

2. Các nhiệm vụnghiên cứu chủyếu. . 6

III. Các quan điểm cơbản và phương pháp chính trong nghiên cứu địa lý kinh tế-

xã hội. . 6

1. Quan điểm cơbản. . 6

2. Phương pháp nghiên cứu. . 7

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀCHỦNG TỘC . 8

I. Khái niệm, phân loại, nguồn gốc. . 8

1. Khái niệm. 8

2. Phân loại. 8

a. Cơsởphân loại: . 8

b. Phân loại chủng tộc trên thếgiới: . 8

c. Ý nghĩa của sựphân loại chủng tộc: . 8

3. Nguồn gốc và nhân tốhình thành chủng tộc. 8

a. Nguồn gốc:. 8

b. Nhân tốhình thành chủng tộc:. 8

II. Các chủng tộc trên thếgiới và sựphân bốcủa các chủng tộc. . 9

III. Vấn đềchủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam. . 10

1. Ở Đông Nam Á. . 10

2. ỞViệt Nam. . 10

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀNGÔN NGỮ. 11

I. Khái quát chung. 11

1. Khái niệm. 11

2. Bản chất. . 11

3. Chức năng. . 11

4. Nguồn gốc và sựphát triển của ngôn ngữ. . 11

a. Một sốgiảthuyết: . 11

b. Sựphát triển của ngôn ngữ: . 11

II. Sựhình thành và phát triển các ngữhệtrên thếgiới - Phân loại ngữhệ. . 12

1. Khái niệm, nguyên nhân ra đời các ngữhệ. 12

2. Phân loại các ngôn ngữtrên thếgiới. 12

3. Chữviết. 12

4. Vấn đề đa ngôn ngữvà song ngữ. 13

III. Một sốvấn đềngôn ngữtrong khu vực Đông Nam Á. . 13

1. Bức tranh ngôn ngữ ởkhu vực. . 13

2. Sựhình thành và phát triển chữviết. . 13

IV. Vấn đềngôn ngữcác dân tộc Việt Nam. . 14

1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữvà mang đặc trưng của khu vực

Đông Nam Á. . 14

2. Ngôn ngữcác dân tộc Việt Nam hiện nay. . 14

a. NgữhệNam Á (92,4%):. 14

b. NgữhệNam Đảo (1,1%): . 14

c. NgữhệHán – Tạng (1,5%): . 14

d. NgữhệThái – Kađai (5,0%): . 14

3. Vai trò xã hội của ngôn ngữcác dân tộc Việt Nam. . 15

a. Ngôn ngữcó vai trò là ngôn ngữquốc gia:. 15

b. Ngôn ngữcó vai trò là ngôn ngữvùng: . 15

c. Những ngôn ngữkhông có ảnh hưởng đến dân tộc khác trong vùng:. 15

4. Chính sách ngôn ngữViệt Nam. 15

a. Nội dung: . 15

b. Tình hình, chính sách xây dựng và phổcập chữviết các dân tộc thiểu số ởViệt

Nam:. 15

CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀTÔN GIÁO . 16

I. Một sốvấn đềchung vềtôn giáo. 16

1. Khái niệm. 16

2. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo. . 16

3. Các giai đoạn phát triển của tôn giáo. 16

4. Vai trò của tôn giáo. 17

a. Mặt tích cực: . 17

b. Mặt tiêu cực: . 17

II. Một sốtôn giáo chính trên thếgiới. 18

1. Cơ Đốc giáo. . 18

a. Hoàn cảnh ra đời:. 18

b. Lịch sử đạo Cơ Đốc: . 19

c. Đặc điểm các giáo phái chính: . 19

2. Hồi giáo. 20

a. Hoàn cảnh ra đời:. 20

b. Vai trò của đạo Hồi trong lịch sử:. 20

c. Đặc điểm giáo lý:. 21

d. Các giáo phái chủyếu: . 21

3. Phật giáo. 21

a. Hoàn cảnh ra đời:. 21

b. Lịch sửphát triển:. 22

c. Giáo lý đạo Phật:. 22

d. Các giáo phái chủyếu: . 22

4. Ấn Độgiáo. . 22

a. Hoàn cảnh ra đời:. 22

b. Lịch sửphát triển:. 23

c. Tín ngưỡng cơbản của đạo Ấn: . 23

d. Một sốgiáo phái chủyếu:. 24

5. Do Thái giáo. . 24

a. Hoàn cảnh ra đời:. 24

b. Giáo lý, lễnghi: . 25

c. Một sốgiáo phái chính: . 25

III. Vấn đềtôn giáo ởViệt Nam. . 25

1. Đặc điểm chung. . 25

2. Một sốtôn giáo chính. . 26

3. Chủtrương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta. 26

a. Đường lối, chủtrương: . 26

b. Chính sách: . 27

CHƯƠNG 5: TỔCHỨC LÃNH THỔNÔNG NGHIỆP. 28

I. Cơsởlý luận vềtổchức lãnh thổnông nghiệp. 28

1. Tổchức lãnh thổ. . 28

2. Tổchức lãnh thổnông nghiệp. . 28

a. Khái niệm:. 28

b. Đặc điểm:. 28

c. Nhiệm vụ: . 28

d. Ý nghĩa: . 28

e. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN: . 29

II. Các hình thức tổchức lãnh thổnông nghiệp. 29

1. Xí nghiệp nông nghiệp. 30

a. Hộgia đình: . 30

b. Trang trại:. 30

c. Hợp tác xã: . 30

d. Nông trường quốc doanh:. 31

2. Thểtổng hợp nông nghiệp. . 31

3. Vùng nông nghiệp. 31

4. Băng chuyền địa lý. 32

a. Khái niệm:. 32

b. Phân loại:. 32

III. Các hình thức tổchức lãnh thổnông nghiệp ởViệt Nam. . 32

1. Xí nghiệp nông nghiệp. 32

a. Hộgia đình: . 32

b. Hợp tác xã: . 32

c. Trang trại:. 32

d. Nông trường quốc doanh:. 33

2. Thểtổng hợp nông nghiệp. . 33

3. Vùng nông nghiệp. 33

CHƯƠNG 6: TỔCHỨC LÃNH THỔCÔNG NGHIỆP. 35

I. Cơsởlý luận của TCLT công nghiệp. 35

1. TCLT công nghiệp. 35

a. Khái niệm:. 35

b. Đặc điểm:. 35

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT công nghiệp. . 35

3. Các hình thức TCLTCN. 36

a. Điểm công nghiệp:. 36

b. Cụm công nghiệp: . 36

c. Trung tâm công nghiệp:. 36

d. Khu công nghiệp: . 37

e. Dải công nghiệp:. 37

f. Vùng công nghiệp: . 37

II. TCLT công nghiệp một sốnước trên thếgiới. . 37

1. Đài Loan. 37

2. Trung Quốc. . 37

3. Hàn Quốc. . 38

4. Nhật Bản. . 38

III. Các hình thức TCLTCN ởViệt Nam. . 38

1. Điểm công nghiệp. . 38

2. Cụm công nghiệp. . 38

3. Khu công nghiệp (đầu thập niên 90). 39

4. Trung tâm công nghiệp. . 40

5. Dải công nghiệp. . 40

6. Vùng công nghiệp. . 41

CHƯƠNG 7: TỔCHỨC LÃNH THỔDU LỊCH. 42

I. Cơsởlý luận. . 42

1. Du lịch và vai trò của du lịch. . 42

2. Tổchức lãnh thổdu lịch. . 42

a. Khái niệm:. 42

b. Vai trò: . 42

c. Mục tiêu: . 43

d. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL: . 43

3. Các hình thức tổchức lãnh thổdu lịch. . 43

a. Điểm du lịch:. 43

b. Trung tâm du lịch: . 44

c. Tiểu vùng du lịch: . 44

d. Á vùng du lịch: . 44

e. Vùng du lịch:. 44

II. Các vùng du lịch Việt Nam. . 45

1. Vùng du lịch Bắc Bộ. 45

a. Đặc điểm chung: . 45

b. Tiềm năng du lịch: . 45

c. Sản phẩm du lịch đặc trưng:. 45

d. Phân vùng du lịch: . 45

2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ. . 46

a. Đặc điểm chung: . 46

b. Tài nguyên du lịch: . 46

c. Tổchức lãnh thổdu lịch: . 46

3. Vùng du lịch Nam Trung Bộvà Nam Bộ. . 46

a. Đặc điểm chung: . 46

b. Tiềm năng du lịch: . 46

c. Tổchức lãnh thổdu lịch: . 47

pdf47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Địa lý kinh tế- xã hội đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức và văn hóa hoặc kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (I.I Pirôgiônic, 1985). − Vai trò: + Phục hồi và phát triển sức khoẻ + Nâng cao năng suất lao động + Thay đổi nhu cầu và thói quen tiêu dùng + Sử dụng hợp lý hơn tài nguyên thiên nhiên − Các loại hình du lịch: + Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, văn hoá, công vụ, tôn giáo, thể thao… + Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế… + Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi. + Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. + Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân. + Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thuỷ,… 2. Tổ chức lãnh thổ du lịch. a. Khái niệm: Là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường). b. Vai trò: − Nhằm sử dụng có hiệu quả và phát huy tối đa các nguồn lực du lịch − Tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch − Tạo ra các sản phẩm du lich đặc sắc − Thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn kết cộng đồng và giao lưu văn hoá 43 c. Mục tiêu: − Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch. − Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế. − Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. − Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL: − Tài nguyên du lịch: là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khoẻ của con người”. Tài nguyên du lịch gồm: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. + Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao,… − Các nhân tố kinh tế - xã hội: dân cư – lao động; sự phát triển của nền kinh tế; nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch; điều kiện sống; thời gian rỗi; nhân tố chính trị. − Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật: + Cơ sở hạ tầng: có vai trò đặc biệt quan trọng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Nó gồm nhiều yếu tố như: giao thông, điện, nước… Trong đó, quan trọng nhất là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. + Cơ sở vật chất kĩ thuật: quyết định mức độ, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của lãnh thổ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và của các hoạt động phục vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… cùng với các tiện nghi khác. 3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Chỉ tiêu phân vùng: − Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ − Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch − Trung tâm tạo vùng a. Điểm du lịch: Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Điểm du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá, lịch sử…) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. 44 Có hai loại điểm du lịch: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Thời gian lưu lại của khách ở điểm du lịch tương đối ngắn, trừ một số ngoại lệ. Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch. b. Trung tâm du lịch: Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, nơi có nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng thu hút khách, đón khách, lưu khách ở mức độ cao. Trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt có khả năng tạo vùng rất cao. Có thể nói trung tâm du lịch là hạt nhân của vùng du lịch, là các cực để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng. Trung tâm du lịch là cấp hết sức quan trọng trong hệ thống phân vị (nước ta có 2 trung tâm du lịch: trung tâm du lịch Hà Nội và trung tâm du lịch TP.Hồ Chí Minh). c. Tiểu vùng du lịch: Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có) có nguồn tài nguyên đa dạng. Cụ thể: − Trong tiểu vùng có thể có nhiều điểm, nhiều trung tâm du lịch kết hợp với nhau. − Tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của vài tỉnh. Nhưng sự giao động về diện tích giữa các tiểu vùng có khác nhau. − Tiểu vùng du lịch có nguồn tàì nguyên tương đối phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). Ở nước ta có 11 tiểu vùng du lịch. d. Á vùng du lịch: Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, các trung tâm, tiểu vùng du lịch (nếu có) thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn và quy mô lãnh thổ rộng hơn. Á vùng du lịch bao gồm những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch, nên các mối quan hệ trong á vùng thường đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch thường có nhiều loại tài nguyên. Trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến sự hình thành á vùng du lịch. Hệ thống phân vị lúc này chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch. e. Vùng du lịch: Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch, có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. 45 Chuyên môn hoá chính là bản sắc của vùng du lịch, nó làm cho vùng này khác hẳn với vùng khác. Ở nước ta, tính chuyên môn hoá của các vùng du lịch còn đang trong quá trình hình thành nên chưa thể hiện rõ nét. Vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao chiếm phạm vi nhiều tỉnh. Ngoài ra nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch (các điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch). Cũng có 2 loại vùng du lịch: vùng du lịch đã hình thành và vùng du lịch tiềm năng. Các vùng du lịch của Việt Nam đều là vùng du lịch đang hình thành. II. Các vùng du lịch Việt Nam. 1. Vùng du lịch Bắc Bộ. a. Đặc điểm chung: − Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 29 tỉnh từ phía Bắc xuống đến hết lãnh thổ Hà Tĩnh. Diện tích: 149.064 km2. Dân số: 37.541.000 người (2004). − Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội: + Có nhiều núi non hùng vĩ và hiểm trở. + Khí hậu rất đặc sắc, quanh năm có ánh nắng. + Vùng khai thiên lập địa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. + Có nhiều thành phố, nhiều trung tâm công nghiệp đông dân cư. b. Tiềm năng du lịch: − Về tự nhiên: nhiều cảnh đẹp, khí hậu ấm áp, nhiều đặc sản. − Về văn hóa – lịch sử: di tích khảo cổ minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, lễ hội truyền thống (chèo, quan họ), kho tàng kiến trúc – mỹ thuật độc đáo. − Về kinh tế - xã hội: truyền thống sản xuất cần cù, cơ sở hạ tầng phát triển,… c. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu, với các sản phẩm: − Tham quan nghiên cứu nền văn hoá VN. − Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan. − Vùng đô thị đặc biệt - thủ đô Hà Nội. d. Phân vùng du lịch: − Tiểu vùng du lịch trung tâm: các điểm như Hồ Tây, Ba Vì, Đền Hùng, Chùa Hương, Cúc Phương,… − Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc: Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ. 46 − Tiểu vùng du lịch núi Đông Bắc: Pác Pó, Lạng Sơn (chùa Tam Thanh), Ba Bể − Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc: Sa Pa, Điện Biên. − Tiểu vùng du lịch nam Bắc bộ: TP.Vinh, Nam Đàn – Kim Liên,… 2. Vùng du lịch Trung Trung Bộ. a. Đặc điểm chung: Gồm 6 tỉnh: Bình – Trị - Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Diện tích 34.652km2. b. Tài nguyên du lịch: − Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Biển: Nhật Lệ, Lăng Cô… + Hang động: Phong Nha (động khô cao 200m – tả ngạn sông Son và động nước – cửa hiện sông Son) + Sinh vật: các VQG: Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình, Bạch Mã - Thừa Thiên – Huế. + Nước khoáng, nước nóng: Bang – Quảng Bình. − Tài nguyên du lịch nhân văn: + Khu di tích: Cố đô Huế,… + Lễ hội: Festival Huế, nhã nhạc cung đình Huế,… c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: Có 2 trung tâm du lịch lớn: thành phố Huế và Đà Nẵng. 3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. a. Đặc điểm chung: Vùng bao gồm 29 tỉnh, thành với diện tích là 147.184 km2, tổng số dân khoảng 33 triệu người. b. Tiềm năng du lịch: − Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình vùng rất đa dạng + Tài nguyên nước: biển, nước khoáng nóng (Bình Châu, Vĩnh Hảo), thác, kênh rạch (ĐBSCL). + Tài nguyên động thực vật: khu dự trữ thiên nhiên Suối Trai, Eakeo, Nam Cát Tiên, U Minh thượng, U Minh hạ, vườn quốc gia Tràm chim,… + Tài nguyên khí hậu: phát triển du lịch quanh năm 47 − Các tài nguyên du lịch nhân văn + Các di tích văn hoá - lịch sử: di tích văn hóa – khảo cổ (tháp Chàm Ponaga, Poklong Giarai); di tích lịch sử (nhà tù Côn Đảo, cảng Nhà Rồng,…); di tích văn hóa – nghệ thuật (tòa thánh Tây Ninh, bảo tàng Hồ Chí Minh,…). + Các lễ hội: lễ hội tháp bà, đâm trâu, Ooc Om Bóc + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: văn hóa cồng chiêng TN + Các đối tượng du lịch gắn với các hoạt động văn hoá- thể thao - thương mại c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: − Á vùng du lịch Nam Trung Bộ + Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ: các điểm du lịch: Nha Trang, Đại Lãnh, Cam Ranh, Cà Ná,… + Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên: các điểm du lịch: Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Plâycu,… − Á vùng du lịch Nam Bộ: + Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ: trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh, cụm điểm du lịch Vũng Tàu, Tây Ninh. + Tiểu vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long: các điểm du lịch: Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc.

File đính kèm:

  • pdfDia ly kinh te Xa hoi dai cuong .pdf
Giáo án liên quan