Từ "volcano" (núi lửa) xuất phát do đâu?
Từ núi lửa bắt nguồn từ tên "Vulcan" – tên vị thần lửa trong thần thoại La Mã.
Núi lửa nào là lớn nhất?
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii giành danh hiệu này trên Trái Đất. Nó có thể tích vào khoảng 40.000km3, đường kính chân là khoảng 12km. Nó vươn tới độ cao 4.170m, và cao khoảng 9km nếu tính từ chân núi nằm dưới đáy biển lên đến ngọn. Tuy nhiên kỷ lục này được xem là khiêm tốn so với ngọn núi Olympus Mons trên Sao Hoả. Nó vươn cao tới 26km trên bầu trời hành tinh đỏ này. Chân của nó có thể bao phủ hầu như toàn bộ bang Arizona, Mỹ.
Có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động trên Trái Đất?
Có khoảng 540 núi lửa trên mặt đất từng phun trào. Không ai biết rõ có bao nhiêu núi lửa dưới biển đã hoạt động từ trước tới nay.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động đất & núi lửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà khoa học Liên Đoàn Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) ước tính núi lửa đã gây ra thảm họa cho ít nhất 500 triệu người, tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17. Có bao nhiêu người thiệt mạng do núi lửa trong 500 năm qua? Có ít nhất là 300.000 người. Từ năm 1980 đến 1990, các hoạt động núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người. Đá có nguồn gốc núi lửa chiếm bao nhiêu bề mặt Trái Đất? Các nhà khoa học ước tính hơn 3/4 bề mặt Trái Đất là đá có nguồn gốc núi lửa, bao gồm đá phun trào núi lửa và đá kết tinh dưới lòng đất, sau đó bị bào mòn lộ ra trên bề mặt Trái Đất. Hầu hết các đá phun trào núi lửa được tìm thấy dưới thềm đại dương. Nơi nào trên Trái Đất có nhiều núi lửa nhất? Đặc điểm địa hình nổi bật nhất trên Trái Đất là dãy núi lửa khổng lồ vòng quanh khắp hành tinh phía dưới biển. Dãy núi này dài hơn 48.000 cây số và cao trung bình 5,5 cây số trên đáy biển. Nó được gọi là sống núi giữa đại dương, nơi các mảng thạch quyển bị phân tách và tạo ra lớp vỏ mới cùng với phong phú các hoạt động núi lửa. Tại đây, có nhiều núi lửa hơn trên mặt đất. Tuy nhiên, quá trình tách giãn cũng dẫn đến sự đụng độ với các mảng thạch quyển lục địa. Kết quả là hàng loạt núi lửa và các trận động đất xuất hiện, giống như ở California và Nhật Bản. Vụ phun trào núi lửa nào giết chết nhiều người nhất? Đợt phun trào của núi lửa Tambora - Indonesia năm 1815 ước tính đã giết chết 90.000 người. Tuy nhiên, hầu hết chết do đói sau vụ phun trào, bởi mùa màng bị phá huỷ, ô nhiễm nước và bệnh tật. Tro núi lửa rơi xuống bao nhiêu mỗi ngày? Trong một đợt phun trào dữ dội kéo dài hơn 9 giờ đồng hồ ở đỉnh St. Helens vào ngày 18-5-1980, hơn 540 triệu tấn tro đã bao phủ một diện tích rộng 56.980 cây số2. Đó là đợt phun trào núi lửa kinh hoàng nhất từng xảy ra ở Mỹ. 57 người đã bị thiệt mạng do đợt phun trào của núi lửa này (trong đó có nhà khoa học TS. David Johnston thuộc Liên Đoàn Địa Chất Hoa Kỳ, người quan sát tại vị trí cách xa núi lửa 8 cây số). Ước tính thiệt hại do phun trào, các dòng lũ bùn, trượt đất cũng như bụi rơi xuống trong khí quyển là vào khoảng 1 tỷ Mỹ kim Trận động đất gây thiệt mạng nhiều nhất từ trước tới nay? Trận động đất năm 1557 xảy ra ở trung tâm Trung Quốc có số người thiệt mạng kỷ lục nhất. Nó giáng xuống khu vực nơi mà người dân chủ yếu sống trong những hang động cấu tạo từ đá mềm. Khi các hang đá sụp xuống, chúng giết chết khoảng 830.000 người. Một trận địa chấn kinh hoàng khác cũng đổ xuống Đường Sơn, Trung Quốc vào năm 1976 khiến hơn 250.000 người thiệt mạng. Trận động đất mạnh nhất gần đây? Đó là trận động đất xảy ở ngoài bờ biển Chile với cường độ 9,6 độ Richter và gây ra vết nứt dài 1.600 cây số vào năm 1960. Một trận động đất như vậy xảy ra ở một thành phố lớn có thể phá hủy những công trình xây dựng dù là hiện đại nhất. Trận động đất nào kinh hoàng hơn: Kobe - Nhật Bản hay Northridge - California? Trận động đất ở Northridge vào năm 1994 mạnh 6,7 độ richter, làm 60 người chết, 9.000 người bị thương và thiệt hại hơn 40 tỷ USD. Trận động đất ở Kobe vào năm 1995 có cường độ 6,8 richter, giết chết 5.530 người, khiến khoảng 37.000 người bị thương và gây thiệt hại 100 tỷ USD. Bang nào ở Mỹ chịu nhiều động đất nhất? Alaska thường xuyên phải chịu một trận động đất mạnh 7 độ richter mỗi năm, và sau trung bình 14 năm phải chịu một cơn động đất mạnh hơn 8 độ richter. Florida và North Dakota là những bang chịu ít động đất nhất, ít hơn cả ở New York! Trận động đất năm 1906 ở San Francisco và năm 1964 ở Anchorage, Alaska, trận nào lớn hơn? Trận động đất ở Anchorage mạnh 9,2 độ richter, trong khi trận động đất ở San Francisco có cường độ 7,8 richter. Sự chênh lêch về cường độ địa chấn này tương đương với sự chênh lêch năng lượng khoảng 125 lần. Đó là lí do trận động đất Anchorage đã phá hủy một diện tích lớn gần 1.295.000 cây số vuông. Trận động đất năm 1906 ở San Francisco và năm 1964 ở Anchorage, Alaska, trận nào gây thiệt hại lớn hơn về người và của? Trận động đất ở San Francisco năm 1906 thật sự chiếm lĩnh ngôi đầu bảng. Nó khiến hơn 700 người chết so với con số 114 của trận động đất ở Anchorage. Thiệt hại về tài sản ở San Francisco cũng lớn hơn, hoả hoạn đã phá huỷ hầu hết các công trình bằng gỗ được xây dựng trong thời kì đó. Động đất có phải là nguyên do gây ra sóng thần? Đúng như vậy, nếu trận động đất đó bắt nguồn dưới đáy đại dương. Tại gần chấn tâm, đáy biển nâng lên hạ xuống, đẩy phần nước biển phía trên chuyển động lên xuống. Chuyển động này tạo ra một khối sóng lan truyền ra mọi hướng. Một cơn sóng thần có thể rất lớn nhưng ẩn sâu dưới nước. Khi đến gần bờ, nó bị đẩy dồn lên và có thể đạt tới chiều cao của các toà nhà cao tầng. Năm 1964, một cơn sóng thần từ Alaska và đổ bộ vào thị trấn nhỏ Crescent City phía bắc California. Nó cuốn phăng xe cộ, một vài tòa nhà và giết chết nhiều người ở đó. Ngoài ra, các thiên thạch cũng có thể gây ra sóng thần. Có phải sóng thần đều vươn cao khi nó đổ bộ vào bờ? Không hẳn thế, mà ngược lại với các hình ảnh mà người ta thường tưởng tượng ra, hầu hết các sóng thần không tạo thành các làn sóng khổng lồ. Đúng hơn là, chúng giống như các đợt thuỷ triều nhanh và dữ dội. Tuy nhiên, cột nước có thể vươn cao hơn tất cả các vật thể gần bờ mà bạn nhìn thấy. Động đất thường xảy ra ở độ sâu bao nhiêu? Hầu hết các chấn tâm sâu khoảng hơn 80 cây số dưới bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, chính những trận đ5a chấn nông hơn lại có khả năng gây thiệt hại lớn hơn và sức phá huỷ của chúng còn phụ thuộc vào kết cấu đất đá cũng như kêt cấu của công trình. Có thể dùng nước đại dương dập tắt núi lửa không? Không. Vì nếu nước biển tiếp xúc với nham thạch nóng trong tình huống đó, một vụ nổ hơi nước sẽ xảy ra. Trên thực tế, vẫn có những ngọn núi lửa ngầm dưới biển. Đá nóng chảy của các ngọn núi này chảy tràn ra trên đáy đại dương và được nước biển làm nguội, tạo ra nham thạch gối. Ở độ sâu 2000 mét, áp suất cao ngăn cản việc hình thành các vụ nổ hơi nước. Nhưng lên cao hơn, khi áp suất giảm đi, các vụ nổ này liên tiếp xảy ra. Người ta đã đo được lúc núi lửa phun ở Surtsey, một hòn đảo ngoài khơi Iceland, cứ 3 phút lại có một vụ nổ tương đương với sức công phá từ 20 đến 40 kiloton. Núi lửa nào cao nhất thế giới? Núi lửa cao nhất thế giới là ngọn núi lửa Ojos del Salado, Nevados, cao 6.887m nằm dọc theo biên giới giữa Chile và Argentina. Tại sao quá trình phun trào núi lửa lại gây ra sóng thần Mặc dù hiếm khi xảy ra nhung các dợt phun trào núi lửa mạnh cung có thể gây ra sự xáo trộn các khối nuớc trong lòng dại duong và tạo ra ngay lập tức các dợt sóng thần trong khu vực dó. Trong quá trình này, sóng thần có thể duợc tạo ra do sự di chuyển dột ngột của nuớc khi núi lửa phun nổ, hoặc do truợt lở suờn núi lửa, hoặc magma núi lửa dột ngột phun lên chiếm thể tích của nuớc biển, và cuối cùng hoặc do bể magma bị sụt lún. Một trong những trận sóng thần lớn nhất duợc ghi lại vào ngày 26 tháng 08 nam 1883 sau vụ nổ lớn và sụt lún của núi lửa Krakatau ở Indonesia. Vụ nổ dã tạo ra con sóng thần có dộ cao dến hon 40m, phá hủy nhiều thị trấn và ngôi làng ven biển dọc theo eo biển Sunda của cả hòn dảo Java và Sumatra, khiến số nguời thiệt mạng lên tới 36,417 nghìn nguời. Ngoài ra còn có các dẫn chứng cho rằng núi lửa ở Santorin trong vùng biển Aegean phun nổ vào nam 1490 truớc Công Nguyên cung dã nhấn chìm toàn bộ nền van minh Minoan, Hy lạp. Tại sao dộng dất lại gây ra sóng thần Hầu hết các dợt sóng thần có sức phá hủy lớn dều duợc hình thành từ các trận dộng dất lớn và nông (chấn tâm gần mặt dất). Các trận dộng dất này duợc sinh ra từ các chấn tâm hoặc dứt gãy hoạt dộng gần hay ngay trên bề mặt dáy biển. Những vị trí dó thuờng là ở các vùng có hoạt dộng sụt lún kiến tạo dọc theo ranh giới các mảng kiến tạo. Khi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau (nguyên nhân gây ra những trận dộng dất lớn) thì chúng có thể làm nghiêng, gây sụp hay dịch chuyển cả một diện tích lớn của thềm dại duong từ vài km dến 1000km hoặc nhiều hon nữa. Sự di chuyển dột ngột theo phuong thẳng dứng của một khối dất dá diện tích lớn khiến bề mặt dáy biển bị thay dổi, kéo theo sự di chuyển của khối nuớc nằm trên dó và tạo nên sóng thần. Các dợt sóng này có thể di chuyển rất xa từ vị trí chúng duợc hình thành, dồng thời reo rắc sự phá hủy trên quãng duờng mà chúng di qua. Nam 1960 tại Chilê, trận dộng dất lớn với cuờng dộ 9,5 dộ Richter làm cho một vùng rộng trên 1000km bị biến dạng, từ dó sinh ra một dợt sóng thần rất lớn. Các ngọn sóng của chúng dã phá hủy các vùng dất không những ở Chilê mà cả những noi khác rất xa nhu Hawaii, Nhật Bản và các khu vực khác trên Thái Bình Duong. Phải luu ý rằng không phải tất cả các trận dộng dất dều dẫn dến sóng thần. Thông thuờng, chỉ có các trận dộng dất lớn hon 7,5 dộ Richter mới tạo ra sóng thần. Tâm ngoài động đất nằm ở đâu? Tâm ngoài là một điểm trên bề mặt Trái Đất mà nếu gióng thẳng xuống dưới thì sẽ gặp được trung tâm giải phóng năng lượng gây động đất. Dưới mặt đất thường xảy ra rất nhiều hiện tượng địa chất. Một số hiện tượng diễn ra từ từ nhưng cũng có những hiện tượng diễn ra đột ngột và giải phóng năng lượng rất mạnh. Những đợt chấn động làm rung chuyển bề mặt Trái Đất đều khá dữ dội. Vùng dưới lòng đất, nơi phát ra những chấn động như vậy gọi là tâm động đất. Tâm ngoài là một điểm trên mặt đất, và nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm động đất. Độ sâu của động đất chính là khoảng cách từ tâm đến tâm ngoài. Các chuyên gia phân chia động đất thành các loại như sau: Động đất nông (khoảng cách giữa tâm và tâm ngoài là 0 - 70km); động đất sâu trung bình (70 - 300km); động đất sâu (300 - 700km). Động đất sâu là những trận động đất lan ra xa nhất. Trận dộng đất xảy ra năm 1897 ở Bắc Ấn rất được coi là một trong những trận động đất sâu nhất đã từng đo được. Những đợt rung chuyển của nó đã ảnh hướng đến tận Rome, Strasbourg và Edinburg. Động đất nông có thể gây rung động dữ dội quanh vùng tâm ngoài nhưng không ảnh hưởng mấy đến các vùng xung quanh. Trận động đất Agadir năm 1960 hầu như không để lại hậu quả gì cho những vùng xung quanh.
File đính kèm:
- Dong dat nui lua.doc