I/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC:
Học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau :
1. Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi Đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 trong quan hệ của các emvới quê hương , đất nước, tổ tiên, với phụ nữ, cụ già, em nhỏ,với bạn bè và những người xung quanh , với hành vi, việc làm của bản thân, với tài nguyên thiên nhiên
2. Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi,việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.
3. Yêu quê hương đất nước, biết ơn tổ tiên, kính trọng người già,yêu thương em nhỏ,tôn trọng phụ nữ,đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, có ý thức vượt khó,vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm về hành động của mình, yêu hoà bình,có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức khối lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới phương pháp dạy học mơn Đạo đức
LỚP 5
I/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC:
Học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau :
1. Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi Đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 trong quan hệ của các emvới quê hương , đất nước, tổ tiên, với phụ nữ, cụ già, em nhỏ,với bạn bè và những người xung quanh , với hành vi, việc làm của bản thân, với tài nguyên thiên nhiên
2. Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi,việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.
3. Yêu quê hương đất nước, biết ơn tổ tiên, kính trọng người già,yêu thương em nhỏ,tôn trọng phụ nữ,đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, có ý thức vượt khó,vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm về hành động của mình, yêu hoà bình,có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5
( 1tiết/ tuần x35 tuần = 35 tiết)
1. Quan hệ với bản thân
Bài 1. Emlà học sinh lớp 5
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
Bài 3: Có chí thì nên
2. Quan hệ với gia đình
Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên
3. Quan hệ với nhà trường
Bài 5:Tình bạn
4. Quan hệ với cộng đồng xã hội
Bài 6: Kính già yêu trẻ
Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh
Bài 9: Em yêu quê hương
Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã( phường) em
Bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 12: Em yêu hoà bình
Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
5. Quan hệ với môi trường tự nhiên
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
III/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
1. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng , nhiều giả định về một vấn đề nào đó .
Các bước tiến hành :
- GV nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm .
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu ( trên giấy khổ to) , không loại trừ một ý kiến nào , trừ trường hợp trùng lập .
- Phân loại các ý kiến .
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý .
- Tổng hợp ý kiến của học sinh , hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không .
2. Phương pháp kể chuyện :
Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói , cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễn biến quan hệ giữa các nhân vật , sự việc theo một câu chuyện . Trong giờ Đạo đức , đó là truyện kể về cách ứng xử của các nhân vật trong một tình huống đạo đức
Các bước tiến hành :
- GV giới thiệu khái quát về truyện kể . Ở đây, GV có nêu đánh giá chung về câu chuyện sắp kể nhằm giúp HS định hướng tốt hơn về nội dung câu chuyện, nhờ đó mà việc lĩnh hội sẽ có kết quả hơn .
- GV thuật lại truyện kể bằng lời , kết hợp với sử dụng điệu bộ , cử chỉ và đồ dùng trực quan ; sau đó có thể cho HS đọc hay kể lại chuyện .
- GV ra các câu hỏi liên quan đến nội duing câu chuyện để giúp các em có biểu tượng rõ ràng về chuẩn mực hành vi đạo đức .
3. Phương pháp đàm thoại :
Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV và Hs về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được giáo viên chuẩn bị trước
Các bước tiến hành :
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi . HS trả lời. Mỗi câu hỏi nên mời nhiều học sinh phát biểu .
- Sau khio học sinh trả lời xong hệ thống câu hỏi . GV hoặc HS cần tổng kết ngắn gọn về kết quả của đàm thoại .
4. Phương pháp trò chơi :
Phương pháp trò chơi là cách tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác , hành động , lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một trò chơi nào đó .
Trong dạy học môn Đạo đức ở lớp 5, có thể vận dụng nhiều loại trò chơi khác nhau như: đố vui, ghép đôi, ghép hoa, ghép chữ, phóng viên
Các bước tiến hành :
- GV phổ biến, giúp HS nắm vững trò chơi , nội dung và cách chơi
- HS thực hiện trò chơi .
- Đánh giá kết quả chơi
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục từ trò chơi .
IV / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức , tinh thần chung là khuyến khích sử dụng các đồ dùng , thiết bị dạy học , chống khuynh hướng dạy chay . Các đồ dùng sử dụng trong tiết dạy Đạo đức có thể là :
- Tranh , ảnh( tranh liên hoàn, tranh tĩnh, tranh động , tranh nổi,tranh tình huống )
- Băng hình, băng cát- sét.
- Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng ;
- Con rối, mô hình, mẫu vật ;
- Đồ dùng để chơi đóng vai, chơi hái hoa dân chủ ,;
V/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP :
Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS phải dựa trên tất cả các mặt : kiến thức, kĩ năng , thái độ, hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng .
Hình thức đánh giá là GV nhận xé`t dựa trên việc tự đánh giá của học sinh , kết hợp với đánh giá của tập thể HS, của cha mẹ HS, của phụ trách đội, phụ trách sao .
, ngày 24 tháng 11nă2007
Người viết
File đính kèm:
- Doi moi pp day tap doc 5.doc