Đồ án Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

1. Đánh giá hiện trạng hình thái, thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lập thang điểm đánh giá hình thái, thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

 

doc44 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 0.68 tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 9.39 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 2 lên 3, 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Bật xa tại chỗ Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 2 lên 3 giá trị trung bình tăng 14.98 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 11.59 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 21.04 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 14.87 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Bật cao tại chỗ Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 1 lên 2 giá trị trung bình tăng 2.88 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 11.31 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 3 lên 4 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 4.83 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 21.11 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Nằm ngửa gập bụng Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 2 lên 3 giá trị trung bình tăng 3.30 lần tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 35.64 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 2 lên 3, 3 lên 4 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 2 lên 3 giá trị trung bình tăng 4.52 lần tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 54.13 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 94.18 m tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 13.02 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2, 2 lên 3, 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 60.49 m tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 8.69 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Chạy con thoi 4x10m Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 2 lên 3 giá trị trung bình tăng 1.96 giây tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 13.95 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 1 lên 2 giá trị trung bình tăng 0.98 giây tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 6.82 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 1 lên 2 có ý nghĩa thống kê. Dẻo gập thân Học sinh Nam: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 4 lên 5 giá trị trung bình tăng 3.66 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 26.99 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Học sinh Nữ: Sự phát triển cao nhất ở lứa tuổi lớp 3 lên 4 giá trị trung bình tăng 3.12 cm tương ứng nhịp độ tăng trưởng w= 28.08 % Độ tăng trưởng của học sinh từ lớp 3 lên 4, 4 lên 5 có ý nghĩa thống kê. Sự phát triển về hình thái gồm chiều cao, cân nặng có sự tăng trưởng theo độ tuổi từ nhỏ đến lớn theo đúng quy luật nhưng không đồng đều ở từng lứa tuổi khác nhau. Chiều cao, cân nặng cả học sinh nam và nữ có sự tăng nhanh ở lứa tuổi lớp 3 lên lớp 4. Về thể lực các chỉ số thu dược sau khi tính toán cho thấy: Sức nhanh cả học sinh nam và nữ có sự suy giảm ở lứa tuổi từ lớp 3 lên 4 nhưng sau đó tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 4 lên lớp 5. Sức mạnh chân tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 2 lên lớp 3 và tăng kém thậm chí còn sút giảm với nội dung bật cao tại chỗ ở lứa tuổi 3 lên 4. Sức mạnh cơ bụng tăng mạnh ở lứa tuổi lớp 2 lên 3. Sức bền tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 4 lên 5 và tăng kém ở lứa tuổi 3 lên 4. Sự khéo léo tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 2 lên lớp 3. Độ dẻo tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 3 lên lớp 4 và từ lớp 4 lên 5. 3.3. LẬP THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI, THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THƯỢNG HIỀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 1.3.1 Nguyên tắc chung của việc xây dựng hệ thống đánh giá Thang điểm là loại qui tắc số học để tìm ra tính đặc thù của sự vật hiện tượng nào đó. Thang điểm được thiết lập trên cơ sở lấy mẫu số chung của một tập hợp mẫu về đặc thù của tính chất đối tượng có giá trị chuẩn mực để làm cơ sở đánh giá sự vật hiện tượng Thang điểm phản ánh khách quan tính chất của sự vật hiện tượng. Trong công tác giáo dục thể chất thang điểm đánh giá tình trạng sức khỏe tố chất thể lực giúp người giáo viên nhận biết thông tin và kiểm tra ngược kết quả giảng dạy nhờ đó cơ sở cải tiến công tác giảng dạy nhằm tăng cường hiệu quả việc giáo dục thể chất. Thang điểm đánh giá có vai trò quan trọng và rất cần thiết. Dựa vào các chỉ số tố chất thể lực thu được trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng số liệu này tạm thời xây dựng thang điểm đánh giá một số tố chất thể lực cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Để tiện cho việc đánh giá cũng như so sánh, trong nghiên cứu này hệ thống đánh giá trình độ thể chất được xây dựng theo 2 phương pháp thường quy là Phân loại theo 3 mức: Tốt, Trung bình , Kém và lập thang điểm 10 theo công thức lập thang độ C. Đánh giá theo sự phân loại [14, tr.48] Sau khi chuyển đổi từ kết quả thực hiện test căn cứ vào những tiêu chí khác nhau người ta cần phân loại và trên cơ sở đó đưa ra những kết luận đánh giá. Có những tiêu chí khác nhau nên có những cách xây dựng tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá là những tiêu chuẩn được xây dựng để so sánh những người cùng tổng thể Để xây dựng bảng đánh giá theo sự phân loại trong đề tài này chúng tôi trực tiếp dựa trên các tham số đặc trưng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tính được trên cơ sở kết quả điều tra từ khách thể nghiên cứu là học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện cách phân loại tiêu chuẩn so sánh theo 3 mức Khá, Trung bình, Kém. Với quy tắc 0.5 theo đó: Loại tốt: > + 0.5 Loại trung bình: từ - 0.5 đến + 0.5 Loại kém: < - 0.5 Kết quả các tiêu chuẩn trình độ hình thái thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo từng độ tuổi và theo 2 giới tính thể hiện từ bảng 3.16 đến bảng 3. 20. Đánh giá theo thang điểm [14, tr.45] Ngoài cách đánh giá theo phân loại 03 mức như trên, để giúp việc đánh giá trình độ chi tiết, cụ thể hơn chúng tôi xây dựng bảng đánh giá thông qua các thang điểm 10 mức từ điểm 1 đến điểm 10. Chúng tôi lấy trình độ hình thái thể lực của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 2007 đang là khách thể của đề tài làm tập hợp mẫu có phân phối chuẩn và sử dụng công thức tính thang độ C để xây dựng thang điểm: C = 5+ 2 Z trong đó Z = Kết quả thang điểm lập được thể hiện từ bảng 3.21 đến 3.30 trong đó từ bảng 3.21 đến 3.25 là các bảng thang điểm đánh giá trình độ hình thái thể lực dành cho học sinh nam và từ bảng 3.26 đến 3.0 là các bảng thang điểm đánh giá trình độ hình thái thể lực dành cho học sinh nữ. BÀN LUẬN: Hệ thống đánh giá bao gồm các tiêu chuẩn và thang điểm đã được xây dựng trong đề tài có đủ độ tin cậy để được sử dụng như một công cụ để đo lường, đánh giá trình độ thể chất của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 . KẾT LUẬN : Từ những phân tích trên cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: Hiện trạng về hình thái học sinh nam nữ trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh có sự đồng đều về chiều cao, không đồng đều cân nặng, độ gầy béo, sự cân đối. Chỉ số Quetelet cho chúng ta thấy học sinh lớp 3, 4, 5 thuộc loại rất gầy, học sinh lớp 1, 2 thuộc loại hết sức gầy. Sự cân đối chỉ có ở các em học sinh nam lớp 4, 5. Về thể lực các em có sự đồng đều về sức nhanh, khéo léo, không đồng đều sức mạnh chân, cơ bụng, toàn thân, sức bền, độ mềm dẻo. So sánh với hình thái thể lực người Việt Nam cùng độ tuổi, cùng giới tính thời điểm năm 2001. Về hình thái, học sinh cả nam, nữ lớp 1,2,3 trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh kém hơn về chiều cao nhưng ở lớp 4, 5 thì ưu thế hơn. Cân nặng, độ gầy béo, sự cân đối cũng ưu thế hơn. Về thể lực các em kém hơn về sức nhanh, sức mạnh chân, sức bền, khéo léo, ưu thế hơn ở độ mềm dẻo và ở lớp 4, 5 ưu thế thêm ở sức mạnh cơ bụng. Sự phát triển về hình thái gồm chiều cao, cân nặng có sự tăng trưởng theo độ tuổi từ nhỏ đến lớn theo đúng quy luật nhưng không đồng đều ở từng lứa tuổi khác nhau. Chiều cao, cân nặng cả học sinh nam và nữ có sự tăng nhanh ở lứa tuổi lớp 3 lên lớp 4. Về thể lực các chỉ số thu dược sau khi tính toán cho thấy: Sức nhanh cả học sinh nam và nữ có sự suy giảm ở lứa tuổi từ lớp 3 lên 4 nhưng sau đó tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 4 lên lớp 5. Sức mạnh chân tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 2 lên lớp 3 và tăng kém thậm chí còn sút giảm với nội dung bật cao tại chỗ ở lứa tuổi 3 lên 4. Sức mạnh cơ bụng tăng mạnh ở lứa tuổi lớp 2 lên 3. Sức bền tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 4 lên 5 và tăng kém ở lứa tuổi 3 lên 4. Sự khéo léo tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 2 lên lớp 3. Độ dẻo tăng mạnh ở lứa tuổi từ lớp 3 lên lớp 4 và từ lớp 4 lên 5. 4. Hệ thống đánh giá bao gồm các tiêu chuẩn và thang điểm đã được xây dựng trong đề tài có đủ độ tin cậy để được sử dụng như một công cụ để đo lường, đánh giá trình độ thể chất của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 2. KIẾN NGHỊ : 1. Cần chú ý tăng cường nội dung rèn luyện thể lực cả sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực khéo léo cho học sinh. 2. Trong việc biên soạn nội dung giáo án để giảng dạy và trong quá trình lên lớp giảng dạy giáo viên đứng lớp cần lưu tâm đến các giai đoạn nhạy cảm trong diễn tiến phát triển từng tố chất thể lực nhằm phát huy tốt, hiệu quả năng lực cho các em. 3. Nên có kế hoạch áp dụng hệ thống đánh giá đã được xây dựng trong đề tài làm chuẩn để đánh giá trình độ thể chất của học sinh trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. _____________________

File đính kèm:

  • doclvdienkhoa.doc
Giáo án liên quan