Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Những nỗ lực cải cách kinh tế, mở rộng thương mại, tạo đà cho kinh tế đi lên đã gặp phải trở ngại lớn, đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tình trạng phân biệt đối xử trong buôn bán thương mại quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) ra đời với 23 thành viên sáng lập vào năm 1948, thiết lập một luật chơi chung nhằm điều tiết thương mại hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới. Từ năm 1948, nhiều Vòng đàm phán đa biên được tổ chức với nỗ lực thành lập một tổ chức Thương mại thế giới, nhưng các cuộc đàm phán gặp rất nhiều bế tắc vì không dung hoà được các mâu thuẫn về quyền lợi của các nước.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể được tiến hành trong khuôn khổ của ESC bao gồm:
Các nhóm công tác tại các diễn đàn tiến hành rà soát các hoạt động của nhóm mình nhằm đưa ra các kiến nghị cho ESC trong công tác điều phối dự án tại các diễn đàn;
Xây dựng các đề xuất tăng cường công tác điều phối và minh bạch hoá các hoạt động cũng như chuẩn và đơn giản hoá các thủ tục xây dựng và phê duyệt dự án;
Xây dựng hai đầu mối để tiến hành điều phối các hoạt động Ecotech tại các diễn đàn và tại Uỷ ban quản lý ngân sách (BMC);
Chỉ đạo thực hiện Hướng dẫn quản lý các hoạt động Ecotech và đề nghị các diễn đàn APEC cũng như các uỷ ban như CTI, BMC, và Ban thư ký APEC xem xét thực hiện bản hướng dẫn này khi đề xuất và phê chuẩn các dự án Ecotech;
Hoàn tất Sơ đồ đánh giá dự án. Trên cơ sở các yếu tố đánh giá, BMC sẽ tiến hành xem xét đánh giá chính xác các dự án Ecotech dựa trên 6 ưu tiên và các định hướng của các Hội nghị Bộ trưởng về hoạt động Ecotech.
3.1. APEC Net (mạng thông tin APEC)
APEC Net là nơi cung cấp các thông tin kinh tế thương mại, các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Hiện nay đã có 10 thành viên lập trang chủ trên mạng.
Để tạo thuận lợi cho thương mại phát triển cũng như để đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp về thông tin liên quan đến các nền kinh tế thành viên APEC, mạng thông tin APEC được kết nối với một số mạng thông tin thương mại khác như mạng của các nước thành viên trong tổ chức xúc tiến thương mại và mạng thương mại toàn cầu GTPNet (mạng này đã có 117 nước tham gia). Việc kết nối với các mạng đó không những chỉ tạo thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại giữa các nước thành viên APEC với nhau mà còn xúc tiến thương mại giữa các thành viên APEC có trang thông tin đóng góp vào mạng này và Nhóm công tác xúc tiến thương mại hy vọng các thành viên khác nhanh chóng có phương án tham gia vào mạng thông tin này.
3.2. Trang chủ của Nhóm Tiếp cận Thị trường (MAG homepage)
Hiện nay, APEC đã xây dựng được trang chủ của nhóm xâm nhập thị trường (MAG Homepage) cho phép kết nối tới các trang Web của từng thành viên. Các trang Web này giới thiệu về các biện pháp quản lý nhập khẩu như: các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, quy chế xuất xứ, nhãn mác và bao gói, thủ tục và phí Hải quan, các hanj chế về nhân sự, các biện pháp về môi trường... đồng thời giới thiệu về các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong từng lĩnh vực.
Địa chỉ của MAG Homepage:
III. Tham gia của Việt nam vào các hoạt động của APEC
Từ khi là thành viên chính thức của APEC, Việt nam có đầy đủ các quyền và lợi ích nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của một thành viên APEC. Trong thời gian qua, tình hình việc tham gia của Việt nam như sau:
1. Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP)
Hàng năm, Việt nam thực hiện IAP và tiến hành rà soát bổ sung IAP hàng năm theo yêu cầu của APEC theo 3 nội dung:
Cập nhật những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại trong 14/15 lĩnh vực của IAP;
Tổng kết lại các cam kết trong kế hoạch ngắn hạn mà Việt nam đã thực hiện được;
Nghiên cứu đưa ra các hoạt động bổ sung sẽ triển khai cho năm tới và các năm tiếp theo có nội dung liên quan đến việc thực hiện mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của APEC.
2. Kế hoạch Hành động Tập thể
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc ưu tiên tham gia 2 lĩnh vực là Thủ tục hải quan và Tiêu chuẩn hợp chuẩn trong chương trình CAP của APEC, trong năm qua Tổng Cục Hải quan và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tích cực tham gia các hoạt động của APEC trong 2 lĩnh vực này. Kết quả cụ thể như sau:
Về Tiêu chuẩn Hợp chuẩn
+ Hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế: Việt Nam dần đưa danh mục các tiêu chuẩn ưu tiên hài hoà trong APEC vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn của Viẹt Nam trong số đó đã có mótt số tiêu chuẩn đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã hài hoà được trên 200 tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tỉ lệ các tiêu chuẩn quốc gia được hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế lên 27,4% trong tổng số 4885 tiêu chuẩn.
+ Thừa nhận lẫn nhau:
Tại các lĩnh vực bắt buộc: Việt Nam đã tham gia vào phần I APEC-MRA về Điện và Điện tử và đang nghiên cứu khả năng tham gia vào phần II và III của MRA này, cũng như các MRA khác của APEC như An toàn đồ chơi, Thực phẩm, v.v...
Tại các lĩnh vực tự nguyện: Từ tháng 10/2000, Việt Nam đã tham gia là thành viên kỹ kết Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau của Tổ chức công nhận phòng thử nghiệm quốc tế (ILAC-MRA) và Diễn đàn hợp tác công nhận phòng thử nghiệm khu vực Châu á - Thái Bình Dương (APLAC-MRA). Việt nam cũng tích cực tham gia voà các chương trình thử nghiệm thành thạo để nâng cao năng lực thử nghiệm phục vụ triển khai việc tham gia vào các MRA của APEC
+ Hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Việt Nam đã:
tăng cường hoạt động chứng nhận hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Hiện nay đã có trên 500 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000 và có 16 công ty được cấp chứng chỉ ISO 14000;
thúc đẩy hoạt động công nhận phòng thử nghiệm theo Hướng dẫn ISO/IEC Guide 25 nay là ISO/IEC 17025. Hiện có 88 phòng thí nghiệm được công nhận theo Hệ thông công nhận phòng thử nghiệm của Việt Nam (VILAS);
tăng cường khả năng thử nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm điện trong các đơn vị của Tổng cục Đo lường chất lượng; thực hiện dự án của APEC nhằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên APEC tham gia vào các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau;
tham gia tích cực vào các hoạt động của các Tổ chức chuyên môn khu vực APLAC, APMP, APLMF,...
b. Về thủ tục hải quan:
Việt nam đã từng bước tham gia 12 khoản mục trong chương trình hành động tập thể CAP về thủ tục hải quan, cụ thể bao gồm việc:
ký công ước HS và sẽ thực hiện từ 1/1/2000 nhằm hài hoà danh mục biểu thuế HS;
tham gia Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục hải quan;
áp dụng các phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định GATT/WTO;
xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Định giá Hải quan của GATT (GVA);
niêm yết công khai các qui trình thủ tục, quy định liên quan đến xuất nhập khẩu; ban hành Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan; nâng cao chất lượng thông tin thống kê ngoại thương theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc và xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê hải quan theo hệ thống điều hoà (HS); từng bước tăng cường tự động hoá hoạg động hải quan và xây dựng Kế hoạch tự động hoá hải quan cho giai đoạn 2001-2005 để đưa vào triển khai thực hiện;
chuẩn bị tham gia Công ước ATA về tạm nhập;
áp dụng Luật Hải quan từ 1/1/2002.
Ngoài 2 lĩnh vực ưu tiên nêu trên, các Bộ, Ngành cũng đã từng bước tham gia các hoạt động tập thể khác của APEC tại các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, đi lại của doanh nhân, hội nhập giới,...
Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH)
Ecotech là lĩnh vực Chính phủ đã có chủ trương ưu tiên tham gia. Các Bộ, Ngành Việt nam cũng đã tích cực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động Ecotech của APEC. Tuy nhiên nhiều hoạt động do thiếu kinh phí nên kết quả còn hạn chế. Việt Nam cũng đã từng bước tham gia vào một số dự án Ecotech tại các lĩnh vực: khoa học và công nghệ công nghiệp; nông nghiệp; thương mại điện tử;...
4. Tham gia của phụ nữ vào tiến trình APEC
UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam tích cực tham gia vào hoạt động của Nhóm tư vấn cho SOM về lồng ghép giới (AGGI), trong đó nội dung chủ yếu là xây dựng chính sách và công cụ hữu hiệu nhằm giúp SOM thúc đẩy việc triển khai thực hiện bản “Khuôn khổ hội nhập phụ nữ trong APEC”.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia APEC, trong thời gian tới chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Bộ/Ngành hữu quan trong việc xây dựng, tham gia và triển khai các hoạt động APEC nhằm đảm bảo tính nhất quán của Việt nam tại các diễn đàn khác nhau của APEC. Kết quả hoạt động ở một lĩnh vực nào đó cần có sự thông báo rộng rãi cho các Bộ/Ngành hữu quan cùng theo dõi và triển khi cần thiết./.
PHỤ LỤC 1:
Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế thành viên APEC
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Canada
2.8
1.6
4.3
3.9
5.1
4.4
Chile
10.6
7.4
7.4
3.9
-1.1
5.4
Mexico
-6.2
5.2
6.8
5.0
3.8
6.9
Peru
8.6
2.5
6.7
-0.5
0.9
3.1
Hoa Kỳ
2.7
3.6
4.4
4.3
4.1
4.1
Trung Quốc
10.5
9.6
8.8
7.8
7.1
8.0
Hong Kong, Trung Quốc
3.9
4.5
5.0
-5.3
3.0
10.5
Nhật Bản
1.6
3.5
1.8
-1.1
0.8
1.5
Hàn Quốc
8.9
6.8
5.0
-6.7
10.9
8.8
Đài Loan
6.4
6.1
6.7
4.6
5.4
6.0
Brunei Darussalam
3.0
1.0
3.6
-4.0
2.5
3.0
Indonesia
8.2
7.8
4.9
-13.7
0.3
4.8
Malaysia
9.8
10.0
7.3
-7.5
5.8
8.5
Philippines
4.7
5.8
5.2
-0.6
3.3
4.0
Singapore
8.0
7.6
8.5
0.1
5.9
9.9
Thái Lan
8.6
5.9
-1.4
-10.8
4.2
4.4
Việt Nam
9.5
9.3
8.2
3.5
4.2
5.5
Australia
4.4
3.7
3.8
5.6
4.7
3.8
New Zealand
4.3
3.6
2.2
-0.1
3.9
3.6
Papua New Guinea
-3.3
7.7
-3.9
-3.8
3.1
0.3
Nga
-4.0
-3.4
0.9
-4.9
5.1
8.3
Mức tăng trưởng GDP trung bình trong APEC
2.8
3.9
3.9
2.0
3.6
4.1
Mức tăng trưởng GDP trung bình trên thế giới
3.6
4.0
4.2
2.8
3.6
4.7
Nguồn: Triển vọng kinh tế APEC 2001PHỤ LỤC 2:
Hướng xuất khẩu của các nền kinh tế thành viên APEC trong năm 2000
(tính theo % kim nghạch xuất khẩu)
Đến thị trường
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Các nền kinh tế khác
EU
Canada
87.4
2.2
3.8
4.5
Chile
16.8
14.0
22.8
25.3
Mexico
83.5
1.4
7.2
3.3
Peru
29.6
4.8
20.2
19.8
Hoa Kỳ
8.4
56.3
21.4
Trung Quốc
26.5
14.3
36.4
14.6
Hong Kong, Trung Quốc
22.3
5.6
48.1
15.2
Nhật Bản
29.7
45.5
16.4
Hàn Quốc
22.3
11.2
38.9
13.0
Đài Loan
23.5
11.2
42.6
14.9
Brunei Darussalam
14.3
41.4
41.8
2.0
Indonesia
15.0
21.7
40.5
14.1
Malaysia
21.7
12.5
45.6
13.6
Philippines
30.2
14.6
35.6
16.5
Singapore
17.2
7.4
51.1
13.3
Thái Lan
22.5
15.7
39.3
16.7
Việt Nam
6.1
18.3
37.3
26.2
Australia
9.8
19.8
44.1
11.4
New Zealand
14.8
13.7
44.6
14.6
Papua New Guinea
1.2
11.1
46.2
7.0
Nga
7.7
2.7
8.8
35.8
Nguồn: Triển vọng kinh tế APEC 2001
File đính kèm:
- Dien dan Hop tac Kinh te Chau A Thai Binh DuongAPEC.doc