Điểm lại viễn cảnh toàn cầu: Trời nhiều mây và có thể xảy ra bão

Xuất khẩu là nguồn phát triển kinh tếchủyếu của Việt Nam và đã tăng trưởng hơn 70%

từnăm 2000 đến 2004, với kim ngạch tính theo đô-la tăng gấp 12 lần kểtừ1991! Hơn

một nửa lượng hàng xuất khẩu này được bán ởcác nước giàu (hay nhóm các nước giàu)

nhưNhật, EU và Mỹ. Trung Quốc và ASEAN cũng là những thịtrường quan trọng, như

có thểthấy trong bảng 1. Trong khi Việt Nam luôn có khảnăng giành được thịphần so

với các nước khác, thì điều này sẽdễhơn nếu các nước khách hàng của Việt Nam có nền

kinh tếtăng trưởng nhanh. Liệu khảnăng này có xảy ra hay không?

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm lại viễn cảnh toàn cầu: Trời nhiều mây và có thể xảy ra bão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc láng giềng bán hàng sang thị trường phát triển nhanh chóng này sẽ cảm nhận được ngay. Chính những nước này sẽ bị thiệt hại nếu các nhà máy ở Trung Quốc, do cầu trong nước không còn bình thường, bắt đầu bán rẻ sản phẩm và làm tê liệt sản xuất nội địa của các nước khác. Mặc dù chắc chắn những diễn biến trên có thể xảy ra, Trung Quốc vẫn có thể tránh được hầu hết những vấn đề thật sự tồi tệ nhờ sự quản lý tài tình, đầu tư tăng thêm và sự phối hợp các biện pháp thị trường và hành chính. Xác suất xảy ra một cú sốc tích cực từ sự tăng giá đồng nhân dân tệ so với đô-la cũng tương tự như xác suất xảy ra cú sốc tiêu cực. Trong trường hợp đó, nước láng giềng nào có thể giữ nội tệ cố định so với đồng đô-la sẽ có ưu thế về chi phí so với Trung Quốc. Nhưng xét rộng hơn thì chính khả năng chuyển đổi sản xuất từ hàng hóa này sang hàng hóa khác của các doanh nghiệp Việt Nam mới là sự bảo hiểm tốt nhất trước các cú sốc khác nhau. Hơn nữa, nếu Việt Nam có thể thu hút nhiều FDI hơn, kèm theo công nghệ sản xuất, những kết nối với thị trường và hệ thống quản lý tốt, thì tổn thất từ thị trường này sẽ được bù lại bằng lợi ích thu được ở thị trường khác. Ví dụ, hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 1,1 tỉ lên gần 4 tỉ đô-la giai đoạn 2001 đến 2003, chiếm gần 60% tổng tăng trưởng xuất khẩu của giai đoạn này. Nhật và ASEAN nhập khẩu từ Việt Nam trong cùng thời kỳ chỉ tăng 8% mỗi năm, trong khi thị trường EU tăng 13% một năm. Tuy nhiên trong năm 2004, khi tăng trưởng nhập khẩu vào thị trường Mỹ của Việt Nam giảm còn 2 Một khả năng “xuất khẩu” của các nước nghèo có thể là hình thành những thị trấn an dưỡng cho người nước ngoài cao tuổi. Ngoại hối từ những đối tượng này rất được hoan nghênh và họ có thể thuê mướn nhiều lao động địa phương. David Dapice 5 dưới 10%, thì các thị trường khác đã bù vào phần giảm sút này và nhìn chung tăng trưởng xuất khẩu đã thật sự được cải thiện. Tương tự, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu được đa dạng hóa, từ một số ít nguyên liệu thô, quần áo may sẵn và giày dép cho đến những mặt hàng khác như điện tử, nội thất, phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thủy sản và than đá. Sự gia tăng của mặt hàng cà phê từ năm 1995 nhanh đến mức đã kéo giá cà phê thế giới xuống! Khi có thêm nhiều hàng xuất khẩu thì có nghĩa là Việt Nam không quá phụ thuộc vào một thị trường nào, cũng giống như Trung Quốc hiện nay. Chính phủ không cần lên kế hoạch cho tất cả hoặc thậm chí phần lớn những điều chỉnh này. Thông qua việc tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động kinh doanh (một phần nhờ Luật Doanh nghiệp), có được quyền sử dụng đất, vay vốn, thuê mướn lao động đồng thời tự do xuất nhập khẩu, Việt Nam đang tạo điều kiện để nhiều sản phẩm và doanh nghiệp có thể đáp ứng những cơ hội thị trường mới. Điều đó không hề loại bỏ vai trò phải tập trung hơn nữa vào việc đào tạo, tiếp thị, khảo sát công nghệ hay cơ sở hạ tầng đối với một số ngành "mũi nhọn", mà nó cho thấy rằng những biện pháp bao quát thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sẽ tiến rất xa để hướng tới mục tiêu gia tăng tính linh hoạt. Giá dầu cao và không ổn định Phần lớn ở châu Á đều có vấn đề đặc biệt liên quan đến giá dầu cao và không ổn định. Đa số các nước trong khu vực này lệ thuộc vào dầu lửa và dễ bị thiệt hại. Tuy nhiên, với lượng dự trữ quốc tế đầy đủ, lạm phát thấp, tỉ phần thu nhập chi tiêu cho dầu lửa thấp hơn so với thập niên 80 và đà phát triển mạnh, mối đe dọa này là không nghiêm trọng xét theo các mức giá và những điều kiện hiện nay. Miễn là cung vẫn có sẵn như từ trước đến nay, thì vấn đề dầu lửa vẫn còn trong tầm kiểm soát.3 Trong trường hợp Việt Nam, giá dầu cao thật ra không phải là vấn nạn. Việt Nam sản xuất dầu nhiều gấp đôi số lượng tiêu dùng trong nước, do đó giá dầu cao – đối với người tiêu dùng là gánh nặng – cũng là nguồn tăng thêm ngân sách cho chính phủ. Thật vậy, “vấn nạn” giá dầu cao với Việt Nam là khá mơ hồ. Người ta thường nói đến “lời nguyền của tài nguyên” xuất phát từ thực tế đơn giản rằng nhiều nước xuất khẩu dầu có kết quả tăng trưởng và phát triển chung rất kém (Nigeria, Venezuela, Công Gô, và có lẽ là Ecuador. Ả rập Saudi cũng từng có hai thập niên tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người âm). Nguyên nhân là khá phức tạp nhưng có thể qui thành hai vấn đề. Một là khu vực xuất khẩu hàng hóa không phải dầu lửa thường không phát triển nếu dầu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Rõ ràng Việt Nam không gặp phải vấn đề này. Hai là tâm lý phân chia của cải sẽ lấn át tâm lý tạo ra của cải. Điều đó được mô tả giống như sự khác biệt về ý thức hệ giữa “những người nông dân và những tên cướp biển”. Có nghĩa là bọn cướp biển tìm kiếm kho báu cất giấu và tranh nhau để giành phần chia. Nông dân thì đầu tư vào đất đai, máy cày, hạt giống, kiến thức v.v. và nhận thức được rằng của cải xuất phát từ lao 3 Việt Nam có thể đối phó bằng cách sử dụng nguồn khí LPG hiện có trong nước cho ô tô như Bangkok đã làm. Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trong động cơ, sẽ giúp giảm ô nhiễm và dành dầu mỏ cho thị trường xuất khẩu có lợi hơn. Từ đó tránh sự cạnh tranh giữa các nguồn cung ứng hạn hẹp về nhiên liệu lỏng dùng cho nhiều loại xe cộ. David Dapice 6 động chứ không phải do cướp bóc hay bòn rút chính trị. Ở mức độ nhất định thì Việt Nam đang gặp vấn đề này. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi có nhiều tiền trong tay nhờ giá dầu cao, chưa rõ là những cải cách mang tính nhạy cảm có dễ thực hiện hay không. Đôi khi chỉ trong khốn khó mới có được những chọn lựa đúng đắn. Khủng bố Cho đến nay, đa số các cuộc tấn công khủng bố đều nhắm vào các nước giàu, và chúng được thiết kế vì mục đích gây tiếng vang và tàn sát cũng như thiệt hại kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây cho thấy có sự chuyển hướng sang các mục tiêu kinh tế. Một số tàu chở hóa chất đã bị đánh cắp gần Singapore để xem người ta điều hành cảng cập bến như thế nào, không giống như cướp biển thông thường. Một quả “bom bẩn” gồm những nguyên liệu phóng xạ thông dụng bọc quanh một khối thuốc nổ sẽ đễ dàng gây thiệt hại lớn nếu phát nổ trong khu cảng gần một thành phố lớn. Các tàu chở khí nitơ lỏng cũng từng được đề cập như những mục tiêu khả dĩ, vì chúng có thể tạo ra một vụ nổ lớn trong những điều kiện nhất định. Sau cùng, những mục tiêu đơn giản như các nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu, các trạm biến điện, v.v. có thể gây ra những hậu quả lớn, đặc biệt nếu đó là những nước xuất khẩu dầu lớn. Việt Nam ít có khả năng là mục tiêu của những vụ tấn công trực tiếp nhưng đó có thể là Nhật, EU, Úc hay Mỹ. Hoạt động thương mại thông thường có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người ta đã tìm thấy các phần tử cực đoan ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia và thậm chí ở Singapore. Do đó vấn đề này vừa mang tính khu vực vừa mang tính toàn cầu. Những vụ tấn công ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ làm gián đoạn thương mại thế giới và từ đó phương hại triển vọng kinh tế của Việt Nam. Có khả năng công nghệ giám sát tàu và công-ten-nơ sẽ được cải tiến theo thời gian, và cho phép đảm bảo an ninh tốt hơn với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, nếu các nước vùng vịnh giảm mạnh xuất khẩu dầu, giá dầu sẽ tăng rất cao. Trước mắt có thể sử dụng nguồn dầu dự trữ khẩn cấp nhưng thế giới vẫn cần có thêm trữ lượng ở nhiều nơi khác nhau để nguồn cung được đảm bảo hơn. Liên quan đến hạ tầng năng lượng, việc thực hiện những bước tương tự để ít phụ thuộc hơn vào những nhà máy sản xuất tập trung cao có thể là một cách đối phó cần thiết khác. Các máy phát điện tiết kiệm năng lượng hoặc (xa hơn nữa) pin nhiên liệu cỡ nhỏ và trung bình đang được phát triển và có thể được sử dụng nếu hiểm họa này gia tăng. Nếu may mắn thì những hiểm họa này sẽ bị đẩy lùi và hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Còn không thì sẽ có đầu tư lớn hơn vào những nguồn năng lượng an toàn và phân tán. Kết luận: Vẫn tiếp bước nhưng phải sẵn sàng Rất khó, nếu không nói là không thể, hoạch định để đối phó với tất cả những khó khăn khả dĩ, và ngay cả việc thử làm điều đó cũng sẽ vô cùng tốn kém. Những dự báo kinh tế chính đưa ra mức tăng trưởng thương mại thế giới tương đối nhanh (10%/năm hoặc hơn cho các nước đang phát triển) và tăng trưởng GDP khiêm tốn ở đa số các nước giàu. Nhìn chung không khác gì mấy so với thập niên vừa qua. Mọi thứ gần với kết quả này đều rất có lợi cho Việt Nam. Đất nước vẫn đang dựa vào khả năng của mình để gia tăng thị phần thương mại thế giới bằng cách thu hút đầu tư và công nghệ, hơn là dựa vào khả năng của David Dapice 7 mình để thúc đẩy phát triển thương mại chung. Vì qui mô xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ, nên chiến lược này là khả thi, và tiếp tục còn khả thi trong một thập niên nữa hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, rất có khả năng là các dự báo chính sẽ bị một số biến cố lớn không nằm trong các dự báo “thông thường” làm cho sai lệch. Nếu điều đó xảy ra, nhiều nền kinh tế sẽ phải điều chỉnh. Do Việt Nam có khả năng điều chuyển con người và nguồn lực, từ một giống cây trồng hay sản phẩm này sang các loại khác một cách nhanh chóng, nên có điều kiện phản ứng tốt hơn trước bất kỳ những thách thức nào so với các nước khác ít có ngoại thương và cứng nhắc hơn. Nói cách khác, câu chuyện thành công tuyệt vời về xuất khẩu và những kỹ năng kèm theo đó không chỉ giúp Việt Nam duy trì hay thúc đẩy tăng trưởng trong một tình huống “chính”, mà còn có thể tránh được các cú sốc trong một tình huống có xác suất xảy ra thấp hơn. Việc xây dựng một kế hoạch nào đó để đối phó với những cú sốc này là điều đáng mong muốn (chẳng hạn như tăng thêm dự trữ nhiên liệu), nhưng vì rất khó để dự báo chính xác những cú sốc này, nên cũng không đáng để hạn chế thương mại hay đầu tư nhiều vào bất kỳ một kịch bản bất lợi nào. Thay vào đó, việc cải thiện giáo dục, đào tạo và sự dễ dàng tạo công ăn việc làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mang lại sự đảm bảo chắc chắn hơn nhờ cải thiện được tính linh hoạt và khả năng phản ứng toàn diện trong nền kinh tế.

File đính kèm:

  • pdfDiem lai vien canh toan cau Troi nhieu may va cothe xay ra bao.pdf
Giáo án liên quan