MỞ ĐẦU.2
I. Mục đích:. 2
II. Nhiệm vụnghiên cứu của địa lý và môi trường:. 2
III. Đối tượng nghiên cứu: . 2
CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG. 3
I. Vài nhận thức vềmôi trường:. 3
II. Mối quan hệgiữa con người và môi trường:. 3
III. Môi trường và sức khỏe con người:. 5
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀCẤP BÁCH CỦA MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY. 6
I. Sựgia tăng dân sốvà đô thịhóa đối với môi trường:. 6
1. Hiện trạng dân sốthếgiới và Việt Nam: . 6
2. Đô thịhóa và ảnh hưởng của đô thịhóa đến môi trường: . 6
3. Sựsuy giảm tài nguyên và hậu quả: . 7
4. Năng lượng: . 9
II. Biến đổi khí hậu toàn cầu:. 9
1. Lắng đọng axit: . 9
2. Hiệu ứng nhà kính:. 10
3. Cơchếphát triển sạch:. 11
III. Các giải pháp và lĩnh vực hoạt động bảo vệmôi trường: . 11
1. Quan điểm chung vềbảo vệmôi trường:. 11
2. Quản lý môi trường:. 13
a. Khái niệm:. 13
b. Nguyên tắc:. 13
c. Công cụquản lý môi trường:. 14
3. Đánh giá tác động môi trường: . 15
a. Khái niệm:. 15
b. Nội dung cơbản của ĐTM:. 15
c. Trình tựthực hiện ĐTM:. 16
d. Các phương pháp ĐTM:. 18
4. Đánh giá môi trường chiến lược: . 20
a. Định nghĩa:. 21
b. So sánh ĐTM và ĐMC:. 21
5. Những vấn đề đã thực hiện ởViệt Nam: . 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý học và vấn đề môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ưu điểm: tương đối đơn giản, được sử dụng khá phổ biến, không đòi hỏi quá
nhiều số liệu về môi trường, sinh thái, cho phép phân tích một cách tường
minh tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng 1 nhân tố.
+ Nhược: chưa xét đến mối quan hệ qua lại giữa các tác động với nhau, chưa
xét được diễn biến theo thời gian của tác động, chưa phân biệt được tác động
lâu dài với tác động tạm thời; việc xác định tầm quan trọng của nhân tố môi
trường, chỉ tiêu chất lượng môi trường còn mang tính chất chủ quan. Ngoài ra
sự phân biệt khu vực tác động, khả năng tránh, giảm các tác động không biểu
hiện trên ma trận.
− Phương pháp chồng xếp bản đồ môi trường: thể hiện các đặc trưng của môi
trường thông qua các tài liệu điều tra cơ bản, sau đó chắp những bản đồ liên
quan với nhau.
+ Ưu: đơn giản, rõ rang, thích hợp với việc đánh giá các phương án sử dụng đất
đai
+ Nhược: thể hiện thiên nhiên và môi trường ở trạng thái tĩnh, các đặc trưng
môi trường có tính khái quát cao, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của
người thực hiện
− Phương pháp mô hình toán học (mô hình hóa): ngày càng được sử dụng phổ
biến, trước tiên là mô tả hoạt động sản xuất hay môi trường 1 cách thích hợp, xác
định được các hành động chủ yếu của hoạt động và trình tự diễn biến của các
hoạt động đó. Sau đó thành lập quan hệ định lượng giữa các hoạt động đó với
các yếu tố môi trường cũng như giữa các nhân tố môi trường với nhau.
+ Ưu: Cho phép dự báo các diễn biến có thể xảy ra của môi trường, lụa chọn
được các chiến thuật và các phương án khác nhau để đưa môi trường về trạng
thái tối ưu và dự đoán tình trạng của môi trường tại những thời điểm, trong
những điều kiện khác nhau của hoạt động. Phương pháp này còn được sử
dụng rộng rãi trong việc quy hoạch, quản lý.
+ Nhược: đòi hỏi kinh phí cao, nhiều tài liệu đo đạc về môi trường, nhiều
chuyên gia liên ngành tham gia.
− Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng: phương pháp này sử dụng các
kết quả phân tích, đánh giá về ĐTM mà các phương pháp nêu trên đưa lại. Từ đó
đi sâu về mặt kinh tế, tiến them một bước so sánh những lợi ích mà việc thực
hiện hoạt động sẽ đem lại, với những chi phí và tổn thất mà việc thực hiện hoạt
động sẽ gây ra. Lợi ích và chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí
và lợi ích về tài nguyên môi trường.
Trình tự thực hiện:
+ Liệt kê tất cả các tài nguyên sử dụng cho hoạt động và các sản phẩm thu
được
+ Xác định tất cả những hành động tiêu thụ hoặc suy giảm tài nguyên, kể cả
việc gây ô nhiễm của hoạt động dự án, xác định cả những khía cạnh cho tài
nguyên và môi trường
+ Liệt kê vào dự án hoạt động những cái cần bổ sung để sử dụng hợp lí và phát
huy tối đa khả năng của tài nguyên
+ Diễn đạt các kết quả phân tích chi phí – lợi ích mở rộng và báo cáo ĐTM
Trong đó: r là hệ số chiết khấu đồng đều
n là lợi ích những năm hoạt động mang lại thu nhập
Co là chi phí ban đầu khi dự án chưa đưa vào hoạt động
Ct là chi phí phát sinh năm t
Bt là lợi ích thu được năm t
+ Ưu điểm: có tính chất động, mô tả được quá trình thực hiện và khai thác lợi
ích của hoạt động phát triển; có khả năng diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. Về
nguyên tắc, phương pháp này là phương pháp đúng đắn vì cơ sở lựa chọn
cuối cùng là thông số kinh tế.
+ Nhược: tính thành tiền các lợi ích – chi phí thường rất khó khăn và thiếu
chính xác; không thể xét tất cả các ĐTM nhất là những tác động mang tính
lâu dài hoặc gián tiếp. Việc sử dụng phương pháp này vào các dự án lớn có
khó khăn do số hạng mục cần phân tích và tính toán quá lớn.
4. Đánh giá môi trường chiến lược:
Môi trường ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, 1 trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là việc ĐTM đối với dự án chỉ có khả
năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của từng dự án cụ thể, chưa xem xét
tác động tổng hợp, tương hỗ trong mối liên quan giữa các dự án, công trình. Từ đó
nảy sinh nhu cầu có thêm công cụ quản lí môi trường mới có tính tổng hợp hơn, đó
là Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
a. Định nghĩa:
ĐMC là 1 quá trình đánh giá có hệ thống các hậu quả môi trường của một chiến
lược, một kế hoạch hoặc một chương trình phát triển để đảm bảo rằng các hậu quả
môi trường được xét đến một cách đầy đủ và được chú ý đến một cách thích đáng ở
những bước thích hợp sớm nhất trong quá trình ra quyết định đồng thời với các cân
nhắc về kinh tế và xã hội.
b. So sánh ĐTM và ĐMC:
− Giống nhau: về bản chất, dựa trên nguyên tắc cơ bản là phát hiện, dự báo và
đánh giá tác động tiềm tàng của 1 hoạt động phát triển có thể gây ra với môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm
thiểu.
− Khác biệt:
ĐTM cấp dự án ĐMC
Là đánh giá riêng biệt một dự án
phát triển đối với môi trường.
Là cung cấp đầy đủ thông tin về tác động môi
trường của tập hợp các dự án dự định sẽ phát
triển và ngăn ngừa ô nhiễm
Xem xét tác động của dự án đến
môi trường
Đánh giá ảnh hưởng của một chiến lược, một kế
hoạch, một chương trình phát triển đến môi
trường, đồng thời cũng đánh giá cả ảnh hưởng
của môi trường lên nhu cầu và cơ hội phát triển.
Tập trung vào từng dự án và khu
vực bị ảnh hưởng riêng biệt
Tập trung vào tập hợp nhiều hoạt động phát triển
và các lãnh thổ, vùng và ngành sẽ triển khai các
hoạt động phát triển này
Bắt đầu và kết thúc việc đánh giá
đã được xác định rõ ràng
Là một quá trình liên tục nhằm cung cấp các
thông tin một cách kịp thời cho các cơ quan và
cá nhân có trách nhiệm ra quyết định
Đánh giá các tác động và lợi ích
trực tiếp của một dự án
Đánh giá các tác động tích dồn và các vấn đề có
liên quan; đánh giá các vấn đề của phát triển bền
vững
Chú ý đến các biện pháp giảm
thiểu
Chú ý đến việc duy trì lựa chọn các mức về chất
lượng môi trường
Ngày càng đi vào các chi tiết, cụ
thể
Ngày càng mở rộng, không đi vào chi tiết cụ thể
mà có tính tổng hợp cao, nhằm cung cấp một
tầm nhìn rộng và trong một tổng thể phát triển
chung
Tập trung vào các tác động đặc
thù của từng dự án
Tạo ra một cơ chế trong đó các tác động của
nhiều dự án được định lượng tích lũy.
5. Những vấn đề đã thực hiện ở Việt Nam:
Công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam mới thực sự được triển khai
một cách có hệ thống từ trung ương đến địa phương, ở khắp mọi ngành trên cả nước
kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), đặc biệt là từ khi Chính phủ ban
hành Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
Trong thời gian qua, công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam đã có
những bước chuyển biến tích cực, phát huy được vai trò và có những đóng góp quan
trọng cho công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
− Thành tựu:
Sau hơn 10 năm thực hiện đến nay, việc thẩm định, phê duyệt và kiểm tra báo
cáo đánh giá tác động môi trường Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.
Ở cấp trung ương, tổng số báo cáo được thẩm định và phê duyệt từ 1994 – 2004 đạt
hơn 800 báo cáo, trong đó các báo cáo chủ yếu thuộc các loại hình dự án về sản xuất
vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí... Ở cấp địa phương đã thẩm định
và phê duyệt hơn 26.000 báo cáo. Các văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ đã liên
tục được sửa đổi, bổ sung và ra đời góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá
tác động môi trường ở Việt Nam. Hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi thẩm định
đánh giá tác động môi trường cũng được tiến hành thường xuyên. Lực lượng cán bộ
làm công tác đánh giá môi trường ngày càng trưởng thành về chuyên môn và kinh
nghiệm thực tế, đến nay, lực lượng cán bộ môi trường từ trung ương đến địa phương
đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động của
môi trường thuộc phân cấp của mình.
Việc quy định về phân cấp thẩm định và loại hình dự án thẩm định, trực tiếp giao
cho địa phương thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư là hướng đi đúng đắn, góp
phần giảm tải cho Bộ tài nguyên môi trường, để đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý nhà
nước ở tầm vĩ mô đối với công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam.
− Hạn chế:
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
cũng gặp không ít khó khăn. Việc tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá tác
động môi trường còn yếu; chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa
đạt hiệu quả cao do chủ dự án không có năng lực thực hiện việc lập báo cáo ĐTM
nhưng không chịu thuê tư vấn, cơ quan tư vấn không đủ năng lực chuyên môn hoặc
đủ năng lực chuyên môn nhưng đã làm ẩu; năng lực thẩm định còn hạn chế, chưa
huy động được sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thẩm định, đánh giá tác
động của môi trường.
Trong suốt thời gian qua, mặc dù Nghị định của Chính phủ đã qui định các loại
hình qui hoạch tổng thể phát triển vùng, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, khu đô thị, khu dân cư đều phải thực hiện ĐTM nhưng việc này đã không thể
tiến hành được do chưa có phương pháp luận về ĐTM cho các loại hình qui hoạch
trên.
Vấn đề ĐTM xuyên biên giới tránh tác động môi trường ở quốc gia này ảnh
hưởng đến quốc gia khác cũng chưa được tiến hành tại VN do chưa có phương thức,
cơ chế phối hợp với các nước.
− Giải pháp:
Để khắc phục những tồn tại trên, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả của công
tác đánh giá tác động môi trường, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác
thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, và tầng lớp nhân
dân; hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; đầu tư
mạnh mẽ hơn nữa về nhân lực, vật lực và tài lực cho các cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường; tăng cường đa dạng hoá các hình thức đào tạo về công tác
đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các tỉnh còn yếu và chưa có sự trợ
giúp của dự án quốc tế; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc xét duyệt, quản lý, giám sát các dự án đầu tư.
File đính kèm:
- DCBG_Dia_ly_hoc_va_van_de_moi_truong.pdf