Địa lý Châu Âu

Chương I

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ CHÂU ÂU

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1. VỊ TRÍ - GIỚI HẠN - DIỆN TÍCH - BIỂN VÀ BỜ BIỂN

i. Vị trí, giới hạn, diện tích

Châu Âu nằm ở Tây Bắc lục địa Á - Âu,diện tích 10.498.000 km2 bằng 1/14 diệân tích đất nổi trên Trái Ðất và bằng 1/4 diện tích Châu Á.

Toạ độ địa lí:

• Cực Bắc: mũi Noóckin 71o8' B trên bán đảo Xcandinavi,

• Cực Nam: Mũi Marơki 36o B trên bán đảo Ibêrich.

• Cực Tây: Mui Rơca 9o34’T

• Cực Ðơng: 66o 12’Ð, nởm ở phía Bắc dãy Uran thuộc Công Hồ Liên Băng Nga.

Do vị trí nhu trên Châu Âu chủ yếu nằm trong miền ôn đới 1/2 cựu Bắc, chỉ có phần bờ biển và các đảo phía Bắc nằm trong miền hàn đới.

Giới hạn Bắc giáp Bắc Băng Dương ; Tây giáp Đại Tây Dương; Nam giáp Địa Trung Hải; Đông ngăn cách với Châu Á bởi dãy Uran, sông Uran, dãy Cap ca.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thằn lằn. Miền rừng lá kim gấu xám, gà rừng, đa đa, chim gõ mõ. Miền nầy có nhiều phong cảnh đẹp làm nơi nghỉ mát và du lịch. Chương II ĐỊA LÍ MỘT SỐ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA THUỘC CHÂU Â   I. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 1.  VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các từ Đông, Tây được dùng để chỉ các nước thuộc hai hệ thống chính trị kinh tế khác nhau. Đông là chỉ các nước theo chủ nghĩa xã hội, Đông Âu gôm 8 quốc gia XHCN ở Châu Âu là Ba lan, Tiệp khắc, CHDCĐức, Hungari, Rumani, Bungari, Nam Tư và Anbani. Thực ra các nước Đông Âu nằm ở vị trí ĐN và Trung Âu. Tây chỉ là các nước theo CNTB Tám quốc gia Đông Âu có tổng diện tích 1.275.000km2 chiếm 12% diện tích Châu Âu, đều là những nước có diện tích nhỏ (lớn nhất là Ba Lan:312.600km2, nhỏ nhất là Anbani:28.700km2 ), nằm liền kề nhau từ bờ biển Bantich ở phía bắc đến bờ Hắc Hải ở phía đông và ven bờ Ðởa Trung Hải ở phía TN&N. Tiếp giáp với nhiều nước Châu Âu&Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Á nên các nước Đông Âu có vị trí thuận lợi để giao lưu buôn bán với các nước khác ở Châu Âu &các khu vực khác trên thế giới. 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Các nước Đông Âu có đủ các dạng địa hình cơ bản: núi, cao nguyên, bình nguyên. Các hệ thống núi Cac-pat, Bancang, Anpơ - Đinarich không cao lắm, có nhiều thung lũng sông và đèo cắt ngang nên giao thông trong nước và giữa các nước không gặp trở ngại lớn. Các khu vực núi có tiềm năng kinh tế lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng và nhiều phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch. Trên các cao nguyên có những đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi như cao nguyên Transynvania, Do- ru-gia, cao nguyên Rumani, cao nguyên Bungari, các cao nguyên miền nam Balan và miền TN CH Sec...,xen kẻ giữa các miền đồi núi và cao nguyên là các đồng bằng thuộc Balan, Đông Đức, Hungari, Bungari, Rumani. Nằm ở khu vực khí hậu ôn đới hải dương & ôn đới lục địa với đặc điểm địa hình như trên các nước Đông Âu có khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp ôn đới. Nhiều hệ thống sông lớn chảy qua như Đa-nuyp, Enbơ, Ođơ, Vixla, tạo thành những hệ thống giao thông đướng sông khá thuận lợi, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và là nguồn thuỷ năng lớn. Các nước Đông Âu có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Balan có trữ lượng than lớn, nhất là than đá, kim loại màu: Cu(I CÂ), Pb, Zn, Ni, Cr, muối mỏ, lưu huỳnh. Tài nguyên rừng dồi dào(24%S.lãnh thổ). CH Sec giàu quặng Fe, than đá & các khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh (sx thuỷ tinh nổi tiếng thế giới). Hungari giàu quặng bôxit (I CÂ),mangan, dầu, than, rất phong phú nguồn suối khoáng, suối nước nóng. Rumani nhiều dầu mỏ & khí tự nhiên, muối mỏ, than đá, Fe, Au, nhiều loại vật liệu xây dựng, suối khoáng & tài nguyên rừng phong phú ( 27% S lãnh thổ). Bungari có quặng Fe, Cu & nhiều kim loại màu, vật liệu xây dựng - giàu tài nguyên rừng (288 S lãnh thổ) So với các nước trên Nam Tư và Anbani nghèo khoáng sản hơn nhưng có tài nguyên rừng phong phú. Các nước Đông Âu cũng có những khó khăn do thiên tai gây ra như nạn hạn hán tại các thung lũng nằm sâu trong nội địa, hiện tượng lũ lụt tại các miền chân núi và ven sông... Nhưng nhìn chung các nước này có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế văn hóa - xã hội 3. DÂN CƯ LAO ĐỘNG Các nước Đông Âu có dân số tương đối đông chiếm khoảng 22% đân số Châu Âu. Các nước đều có mức độ dân số dân số cao hơn mật đô trung bình toàn châu. Trừ Anbani các nước còn lại có tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm thấp (Hunggari -0,2%), một số nước có tỉ lệ thị dân khá cao > 60% dân số (CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc). Phần lớn dân cư làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong qúa trình công nghiệp hóa, nhiều nước đã tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn cao. 4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU: ĐÃ TRÃI QUA CÁC BƯỚC THĂNG TRẦM LỚN i. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới II: các nước Đông Âu có trình độ phát triển KT-XH rất khác nhau Đức, Tiệp Khắc đã là những nước tư bản có trình độ công nghiệp khá phát triển các nước còn lại vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, nền sản xuất công nghiệp mới hình thành, nhỏ bé, phần lớn do tư bản nước ngoài nắm giữ. ii. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới II đến thập kỷ 80 Sau chiến tranh thế giới II các nước Đông Âu đã thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân tới năm 1949 các nước đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH với những đặc điểm chung như sau: Cải tạo quan hệ sản xu᪥t cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới XHCN, tập trung tư liệu sản xuất trong tay nhà nước, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa,. Trong những năm 1950 - 1975 các nước Đông Âu đã thực hiện năm kế hoạch 5 năm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nó đã đóng vai trò tích cực trong khôi phục và xây dựng đất nước. Tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhà nước đã dành phần lớn vốn đầu tư (40-50%) cho công nghiệp, trong đó tới 70 -80% giành cho công nghiệp nặng. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của Liên Xô về nhiều mặt đã giúp các nước Đông Âu phát triển nhanh chóng nhiều ngành công nghiệp quan trọng, nhờ vậy tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh. Tốc độ phát triển Công nghiệp các nước Đông Âu TÊN NƯỚC THỜI GIAN TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CN Anbani 1938 - 1980 Tăng 150 lần Ba Lan 1947 - 1980 Tăng 30 lần CHDC Đức 1950 - 1980 Tăng 8,5 lần Hunggari 1950 - 1980 Tăng 9 lần Nam Tư 1950 - 1980 Tăng 15 lần Rumani 1944 - 1980 Tăng 95 lần Tiệp Khắc 1950 - 1980 Tăng 8 lần Thay đổi sự phân bố sản xuất trên lãnh thổ từng nước: chú trong phát triển những miền trước đây lạc hậu như các vùng đồng bằng phía bắc của CHDC Đức, Ba Lan, các vùng đồng bằng của Hunggari, Bungari, miền Đông của Tiệp Khắc, của Anbani... Nhờ vậy đã giảm bớt được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng trên lãnh thổ phát huy được mọi tiềm năng của đất nước vào công cuộc xây dựng CNXH. Thực hiện sự hợp tác và liên kết giữa các nước XHCN tiêu biẻu là tổ chức "Hội đồng tương trợ kinh tế" (CMEA ( Anh ) SEV (Nga ) thành lập năm 1949 nhằm hợp tác giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Các nước XHCN Đông Âu và liên Xô đã xây dựng hệ thống điện thôùng nhất mang tên "Hòa Bình" hệ thống đường ống dẫn khí "Hữu Nghị" có chiều dài tổng cộng 4.665 km, hệ thống đường sắt, đường ô tô nối liền giữa các nước. Qua 4 thập niên xây dựng CNXH, nhân dân các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt. Anbani: 1 nước nghèo nàn lạc hậu nhất Châu Âu đến năm 1970 đã xây dựng được một nền sản xuất công nghiệp phát triển với hàng trăm xí nghiệp thuộc các ngành điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt... đã hoàn thành công cuộc điện khí hóa trong cả nước. Bungari: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu ở Âu Châu đã trở thành một nước công - nông nghiệp. Hungari: "đất nước của 1 triệu người ăn mày" trước kia, đã trở thành một nước công - nông nghiệp, có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Rumani: Từ 1 nước nông nghiệp cũng đã trở thành 1 nước công - nông nghiệp, sản xuất công nghiệp chiếm gần 70% GNP. CHDC Đức: đã trở thành một nuớc công - nông nghiệp tiên tiến, sản xuất công nghiệp mang lại 76% GNP. Ba Lan: Năm 1980 so với 1947 sản xuất công nghiệp tăng gấp 30 lần, sản xuất nông nghiệp tăng gấp hơn 2 lần. Năm 1980 với sản lượng công nghiệp chiếm 1,8% tổng sản lượng công nghiệp thế giới Tiệp Khắc đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới. iii. Giai đoạn từ cuối những năm 1980 - 1991: số trì trệ về kinh tế làm các nước XHCN Đông âu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH, các nước Đông Âu đã phạm một số thiếu sót và sai lầm về đường lối và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian dài, các nước XHCN Đông Âu đã tập trung quá lớn vào các ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư (khai khoáng, xây dựng ) và những ngành tốn nguyên liệu ( chế tạo máy hạng nặng ), không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành khác. Trình độ kỹ thuật sản xuất tư ít đổi mới, ngày càng thua kém các nước tư bản phát triển. mặc khác các ngành sx hàng hóa tiêu dùng ít được chú trọng phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Cơ cấu kinh tế không phù hợp, lại chậm đổi mới vềø quản lý sản xuất nên đến đầu 1980 nền kinh tế các nước Đông Âu đã có những biểu hiện trì trệ. Bên cạnh đó, trong các bộ phận lãnh đạo của đảng nhà nước và chính quyền đã có những biểu hiện sai sót, tiêu cực (tham nhũng, cửa quyền, thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội.. ), Các nước Đông Âu đã bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị - xã hội. Cuộc khủng hoảng bùng nổ sớm nhất ở Ba Lan từ cuối năm 1988 sau đó lan sang tất cả các nước Đông Âu còn lại. Kết quả tổng tuyển cử tự do ở hầu hết các nước Đông Âu, Đảng cộng sản bị thất bại, các thế lực chống CNXH đã thắng cử. Nội chiến đã diễn ra ác liệt ở Nam Tư giữa các nước Cộng Hòa Crôatia, Xecbia, Bôxnhia Hecsegôvina dẫn đến Liên Băng Nam Tư bị tan rã... Cuộc khủng hoảng của CNXH của các nước ĐÂ đã dẫn tới những biến đổi lớn: CHDC Đức sát nhập vào CHLB Đức, CHLB Tiệp Khắc tách ra thành 2 nước CH độc lập Séc và Xlôvakia, LB Nam Tư tan rã phân chia thành 5 quốc gia độc lập: LB Nam Tư ( gồm Xecbia và Môntênêgro ) CH Xlôvenia, CHCrôatia, CH Bôxnia-Hecxegôvinia, CH Maxeđônia. Hầu hết các Đảng của giai cấp công nhân ở ĐÂ đều đổi tên Đảng và chia rẻ thành nhiều phe phái tổ chức với tên gọi khác nhau, tên nước, quốc kỳ, quốc huy và ngày quốc khánh đều được thay đổi. Các nước ĐÂ đã rời bỏ con đường XHCN.

File đính kèm:

  • docDia ly chau Au.doc
Giáo án liên quan