Bài 1: Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. Vùng biển Việt Nam:
A. Đặc điểm vị trí địa lí:
1. Việt Nam năm trong vành đai nội chí tuyến gió mùa Bấc bán Cầu. Có toạ độ địa lí trên đất liền như sau:
- Điểm cực Bắc: 23023' B xã Lũng cú, Đồng Văn, Hà Giang
- Điểm cực Nam : 8034' B ở xã Đất mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau
- Điểm cực Tây : 10209'Đ ở xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.
- Điểm cực Đông : 109024' Đ ở xã Vạn Thạch Vạn Ninh, Khánh Hoà.
2. Nước ta năm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNA. Có vị trí tiếp giáp trên đất liền như sau:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Tây giáp Lào và Cam-Pu-Chia
- Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông
3. Việt Nam nằm trong KV đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới- KV châu á Thái Bình Dương.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9588 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối. Bờ biển ở các vùng chân nơi, hải đảo khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi xây dựng hải cảng, nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch tắm biển.
- Thềm lục địa: rộng khoảng nửa triệu km2, độ sâu TB 50-100m. Mở rộng ở vịnh BBộ, vùng biển NBộ, thu hẹp ở vùng biển TBộ. Có nhiều bể trầm tích dầu khí, k/sản kim loại…
B. Khí hậu Việt Nam:
I. Đặc điểm khí hậu Việt Nam:
- Các nhân tố hình thành khí hậu VN: Vị trí địa lí. Hoàn lưu gió mùa. Bề mặt địa hình
- Đặc điểm chung của khí hậu Việt nam:
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Tính nhiệt đới: Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilô calo/năm, số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000giờ/năm. Nhiệt độ TB trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Gió mùa: có hai mùa khí hậu phù hợp với hai mùa gió là mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Tính ẩm: Lượng mưa TB năm đạt từ 1500-2000mm/năm. Một số nơi do điều kiện địa hình, lượng mưa hàng năm tăng lên rất cao như Bắc Quang(Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn(Lào Cai) 3552mm, Huế 2568mm và Hòn Ba(Quảng Nam)3752mm. Độ ẩm không khí trên 80%.
.2. Tính đa dạng và thất thường
Tính đa dạng: Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian
- Theo không gian:
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn(Vĩ tuyến 180B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt. Mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ T Bộ phía Đ dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh (Vĩ tuyến 110B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
+ Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt dộ cao quanh năm, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Ngoài ra sự đa dạng của địa hình nước ta đã góp phần hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Sườn núi đón gió Tây Nam mưa nhiều, sườn khuất gió khô hạn. Các vùng núi quanh năm mát hơn vùng đồng bằng.
- Theo thời gian: Phía Bắc có mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Phía Nam có một mùa mưa và một mùa khô.
Tính thất thường: Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớn, năm rét muộn, năm bão nhiều, năm ít bão…
- Sự thất thường trong chế đọ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hoạt động không điều hồ. Các hiện tượng En-ni-nô và La-ni-na trong những năm gần đây đã làm tăng tính thất thường của thời tiết, khí hậu nước ta.
II. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta:
6.1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( Mùa đông )
Đây là thời kỳ thịnh hành của gió đông bắc và xen kẻ là những đợt gió đông nam. Trong thời kỳ này thời tiết-khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt.
- Miền Bắc: chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB từ vựng áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất. Đầu mùa đông lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt, nhiệt độ TB tháng nhiều nơi xuống dưới 150C. Trên các miền núi cao có thể xuất hiện sương giá, sương muối, tuyết rơi.
- Duyên hải Trung Bộ: cómưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
- Nam Bộ và Tây Nguyên: thời tiết khô, nóng, ổn định suốt mùa.
6.2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( Mùa hạ )
Đây là thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam trên cả nước. Ngoài ra, Tín phong nửa cầu Bắc vẫn hoạt động xen kẻ và thổi theo hướng đông nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc, đạt trên 250C ở các vùng thấp. Tập trung trên 80% lượng mưa cả năm.
- Kiểu thời tiết phổ biến: Trời nhiều mây, thjường có mưa rào, mưa dụng.
+ Vùng Tây Bắc và Duyên hải Miền Trung chịu tác đông của gió Tây khô nóng, gây hạn hán vào các tháng 6, 7, 8.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có mưa ngâu kéo dài gây úng ngập.
+ Vùng đồng bằng ven biển thường bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão mang lại một lượng mưa đáng kể.
6.3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
- Thuận lợi: + Sinh vật phát triển quanh năm
+ Có điều kiện thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ, luân canh…trong sản xuất nông nghiệp.
+ Phát triển giao thông, di lịch quanh năm
- Khó khăn: + Nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ lụt, hạn …
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.
+ Quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ vào màu mưa ở các vùng đồi núi.
C. Sông ngòi Việt Nam:
I. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:
1. Đặc điểm chung:
* Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
- Do lượng mưa TB trên lãnh thổ nước ta lớn trên 1500mm/năm. Nên mạng lưới S/ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Theo thống kê, nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (DT lưu vực dưới 500km2).
- Tuy nhiên các sông ở nước ta phần lớn là những sông nhỏ, ngắn và dốc. Lãnh thổ đất liền kéo dài theo chiều kinh tuyến, hẹp ngang, phía Đông giáp biển, phía tây phần lớn là nơi, nơi bắt nguồn của nhiều sông nên đại bộ phận sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc. Riêng Bắc Bộ và Nam Bộ có chiều ngang rộng hơn nên có một số sông lớn.
* Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB – ĐN và hướng vòng cung.
- Địa hình cao về phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam, các dãy núi có hai hướng chính là tây bắc đông nam và hướng vòng cung.
- Các sông điển hình cho hướng TB – ĐN: S Hồng, S Đà, S Tiền, S Hậu…Các sông chảy theo hướng vòng cung: S Cầu, S Lô, S Thương, S Gâm, S lục Nam
* Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta chia làm hai mùa, một mùa mưa và một mùa khô khác nhau. Mùa lũ trùng với mùa gió tây nam -mùa hạ có lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm.
- Tuy nhiên sự phân bố lượng mưa không đồng nhất trên cả nước nên mùa lũ và mùa cạn của sông ngòi có sự khác nhau giữa các miền: Ở BBộ và Nam Bộ lũ về mùa hạ, cạn về mùa đông. Riêng ở Trung Bộ lũ về mùa đông từ tháng 9-12 do mùa này nhiều mưa.
* Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
- Hàng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng triệu tấn phù sa.
- Bình quân mỗi mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và chất hồ tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200triệu tấn/năm
Do khí hậu nhiệt đới ẩm làm cho các chất hữu cơ phân huỷ nhanh, lượng mưa lớn tập trung theo mùa.
7.2. Giá trị của sông ngòi:
- Tạo ra các châu thổ màu mỡ ( châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long…), quá trình bồi đắp vẫn còn tiếp diễn ở nhiều vùng cửa sông, ven biển và trong nội địa.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
- Phát triển giao thông đường thuỷ, du lịch ( sông Hồng, sông Cửu Long…)
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
- Xây dựng các công trình thuỷ điện: Hồ Bình trên sông Đà, YaLy trên sông Sê San, Trị An trên sông Đồng Nai…
II. Các hệ thống sông lớn ở nước ta:
Đặc điểm các hệ thống sông lớn ở nước ta
.1 Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng và cao nhất vào tháng 8
- Các sông ở đây có dạng nan quạt nên lũ tập trung nhanh và kéo dài. Một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung nơi, quy tụ về đỉnh tam giác châu sông Hồng.
- Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống S Hồng. Hệ thống S Hồng gồm ba sông chính là S Hồng(sông Thao), S Lô và S Đà hợp lưu ở gần Việt Trì.
2. Sông ngòi Trung Bộ ( Sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, Sông Ba"Đà Rằng)
- Thường ngắn và dốc phân thành nhiều khu vực nhỏ độc lập. Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão lớn. Do lãnh thổ Trung Bộ hẹp ngang, nơi ở phía Tây, nhiều dãy núi phát triển đâm ra sát biển.
- Mùa lũ tập trung vào những tháng cuối năm( tháng 9 đến 12) do chế độ mưa.
3. Sông ngòi Nam Bộ
- Thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước cũng theo mùa nhưng điều hồ. Do lòng sông rộng và sâu, độ dốc nhỏ
- Do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thuỷ triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông vận tải.
- Có hai hệ thống sôg lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Bài 3: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm:
Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm trong cảnh quan tự nhiên nước ta:
- Địa hình: + Quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, lớp vỏ phong hoá dày.
+ Quá trình xâm thực mạnh mẽ ở vùng đồi núi đi đôi với quá trình
bồi tụ ở các đồng bằng.
- Khí hậu: nóng ẩm, phân hoá theo mùa rõ rệt
- Sông ngòi: Dày đặc, nhiều nước, thuỷ chế theo mùa, không bị đóng băng
- Thổ nhưỡng: Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở vùng đồi núi
- Thảm thực vật: Đặc trưng là rừng nhiệt đới gió mùa, nhiều tầng, tán, nhiều thành phần loài, xanh quanh năm.
* Những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là cơ sở để xây dựng và phát triển nền kinh tế với cơ cấu đa dạng
+ Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Khó khăn: Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Thiên tai thường xảy ra: bão lụt, hạn hán, lũ quét.…gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
2. Việt Nam là nước ven biển:
- Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, tăng cường tính nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam
- Cứ 1km2 đất liền tương ứng với 3,03km2 mặt biển(1.000.000: 330.000=3.03)
- Địa hình phần đất liền kéo dài, hẹp ngang biển ảnh hưởng sâu vào đất liền làm cho nước ta không khô hạn như những nước có cùng vĩ độ như Tây Nam A, Châu Phi…
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi:
- Nước ta có nhiều đồi núi( đồi núi chiếm ¾ diện tích phần đất liền)
- Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá mạnh của các cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan tự nhiên và thay đổi nhanh chóng theo đai cao.
- Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên khoáng sản, lâm sản, du lịch, thuỷ văn…
4. Thiên nhiên nước ta đa dạng, phức tạp:
- Cảnh quan thay đổi từ đông sang tây: xa dần ảnh hưởng của biển, càng về phía Tây cảnh quan mang tính chất đồi núi
- Cảnh quan thay đổi từ thấp lên cao
- Cảnh quan thay đổi từ Nam ra Bắc
File đính kèm:
- Tai lieu BDHSG Dia ly 8.doc