Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật . và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí địa phương tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phường, thị trấn hoàn thành hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tăng 53 xã so năm học 2000-2001; nâng tỷ lệ số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập cấp trung học cơ sở trên tổng số xã, phường, thị trấn từ 21,01% năm học 2000-2001 lên 56,55% năm học 2005-2006. Phấn đấu đến năm học 2007-2008, toàn tỉnh sẽ hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
* Chất lượng và hiệu quả giáo dục :
Hệ thống trường, lớp ngày càng mở rộng và được bố trí hợp lý nên số học sinh bỏ học giảm rõ rệt thể hiện qua công tác duy trì sĩ số. Tỉ lệ giảm sĩ số chung cả 3 cấp học giảm từ 3,31% năm học 2000-2001 xuống còn 2,22% năm học 2004-2005 ; trong đó cấp tiểu học giảm từ 1,95% xuống 1,26%, cấp trung học cơ sở giảm từ 4,69% xuống 3,02% và cấp trung học phổ thông giảm từ 4,81% xuống còn 3,32%.
Tỷ lệ hoàn thành cấp học qua các năm học đối với tiểu học xu hướng tăng lên, từ 99,14% năm học 2000-2001 đến 99,92% năm học 2004-2005; cấp trung học phổ thông cũng tăng từ 84,16% năm học 2000-2001 lên 85,69% năm học 2004-2005. Riêng cấp trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp giảm xuống từ 96,06% năm học 2000-2001 còn 93,48% năm học 2004-2005. Nhìn chung tỷ lệ hoàn thành các cấp học không ổn định qua các năm học, không đồng đều giữa các cấp học do công tác đổi mới phương pháp dạy và học đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ; cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành còn thiếu thốn; công tác phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu một số trường chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra trong những năm qua, các khối tiến hành thay sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhưng việc tiếp cận và triển khai giảng dạy theo nội dung sách mới của không ít giáo viên còn lúng túng.
* Công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc :
Giáo dục dân tộc trong những năm qua tiếp tục phát triển ổn định, hệ thống trường dân tộc nội trú được củng cố và mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc trong tỉnh. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường dân tộc nội trú tỉnh với 1.300 học sinh đang theo học.
Số học sinh dân tộc các cấp phổ thông xu hướng tăng nhanh trong những năm qua, nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 63.167 học sinh dân tộc, chiếm 23,23% tổng số học sinh các cấp học phổ thông toàn tỉnh, tăng bình quân hàng năm 6,1%. Trong đó cấp tiểu học có 39.466 học sinh, chiếm 29,94% trong tổng số học sinh tiểu học toàn tỉnh, tăng 7,86% so năm học 2000-2001; cấp trung học cơ sở có 19.268 học sinh, chiếm 19,53% tổng số học sinh trung học cơ sở và tăng 108,6% và cấp trung học phổ thông có 4.433 học sinh, chiếm 10,7% trong tổng số học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh, tăng 282,16% so năm học 2000-2001.
Mặc dù đời sống vùng đồng bào dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, địa hình phức tạp, cách trở gây khó khăn trong việc đi lại cho học sinh dân tộc, nhất là vào mùa mưa. Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nên trong những năm qua hệ thống trường lớp được điều chỉnh, quy hoạch; phát triển nhiều điểm trường tiểu học đến tận thôn buôn, mở các lớp nhỏ trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm rút ngắn khoảng cách đi lại cho học sinh. Vì vậy tỉ lệ giảm sĩ số học sinh cuối năm học so với học sinh huy động đầu năm học các cấp học liên tục giảm qua các năm học. Tỷ lệ giảm sĩ số cuối năm học cấp tiểu học từ 3,35% năm học 2000-2001 giảm còn 1,92% năm học 2004-2005; cấp trung học cơ sở giảm từ 7,47% xuống còn 3,44% năm học 2004-2005 và cấp trung học phổ thông từ 8,89% năm học 2000-2001 giảm xuống còn 3,8% năm học 2004-2005.
Song song với việc duy trì tốt công tác sĩ số thì chất lượng văn hóa các cấp học cũng từng bước được nâng lên, đạt tỷ lệ khá cao tương đương với tỷ lệ bình quân chung các cấp học toàn tỉnh. Trong 5 năm, tỷ lệ xếp loại văn hoá trung bình trở lên bình quân hàng năm cấp tiểu học đạt 92,5%; cấp trung học cơ sở đạt 80% và cấp trung học phổ thông đạt 54%
YTE
Thời kỳ 2001-2005, ngân sách Trung ương và địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác y tế, nên hệ thống bệnh viện, trạm xã, phòng khám đa khoa được nâng cấp, sửa chữa, xây mới nên cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, toàn tỉnh cú 181 cơ sở y tế Nhà nước, trong đó có 12 bệnh viện, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 21 phòng khám đa khoa khu vực, 145/145 xã có trạm y tế (trong đó 129 trạm độc lập và 16 trạm hoạt động lồng ghép). Số giường bệnh trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 2.402 giường, bình quân một nghìn dân đạt 2,08 giường vào năm 2005 với công suất sử dụng giường bệnh đạt 84,92%. Ngoài ra, để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn, bệnh viện tuyến tỉnh đã trang bị máy CT Scanner, máy chạy thận nhân tạo, bộ khám điều trị nội soi Tai-Mũi-Họng; có 8/10 bệnh viện tuyến huyện đã có gây mê, bàn mổ, đèn mổ, bộ dụng cụ trung phẩu, bộ dụng cụ phẫu thuật sản khoa; 100% xã có tủ lạnh để lưu trữ vaccin; 127/145 trạm y tế có kính hiển vi.
Mạng lưới y tế cơ sở với các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn là chủ yếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động y tế dự phòng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong quá trình đổi mới và phát triển, ngành Y tế đã thiết lập được mạng lưới y tế xã, phường rộng khắp từ tỉnh xuống cơ sở, từ thành thị đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế theo tinh thần Nghị quyết 90/CP của Chính phủ, Nghị quyết 06 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng và chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Y tế đã triển khai đa dạng hoá các hình thức khám chữa bệnh và huy động nguồn lực đấu tư cho y tế. Mạng lưới y tế tư nhân cũng phát triển nhanh trong những năm qua, góp phần không nhỏ vào công tác khám chữa bệnh, cung cấp thuốc cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu thầy tại nhà, thuốc tại nhà của bệnh nhân, đồng thời góp phần giảm quá tải trong các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 641 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, trong đó hành nghề y là 369 cơ sở, hành nghề y học cổ truyền 102 cơ sở và 170 cơ sở hành nghề dược.
* Phát triển nhân lực:
Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 557 bác sĩ, 83 dược sĩ đại học, 730 y sĩ và kỹ thuật viên và 276 dược sĩ trung học và kỹ thuật viên dược. Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân tăng lên đáng kể từ 4,39 bác sĩ năm 2000 tăng lên 4,81 bác sĩ năm 2005. Ngoài số lượng y, bác sĩ, dược sĩ, còn một đội ngũ y tá, dược tá, nữ hộ sinh đã góp phần đáng kể trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân những năm vừa qua. Tuy nhiên, số cán bộ y tế giữa các vùng không đồng đều, trong đó ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người thì số bác sĩ còn ít.
* Y tế dự phòng và công tác phòng chống dịch bệnh :
Ngành Y tế đã chủ động triển khai phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch nên tình hình bệnh dịch nói chung ổn định. Đặc biệt là phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm lây qua người. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Chương trình phòng chống bệnh sốt rét các năm qua đã có những tiến bộ rất khả quan, hàng năm không để xảy ra dịch trên địa bàn toàn tỉnh, giảm mức độ lưu hành sốt rét từ 6,75% năm 2001 xuống còn 1,73% năm 2004, phấn đấu năm 2005 không có trường hợp tỷ vong do sốt rét gây ra .
Chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết tiếp tục được quan tâm và thu được kết quả đáng kể. Số người bị sốt xuất huyết đã giảm nhiều trong những năm qua, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân từ 16,75 năm 2001 xuống còn 4,8 năm 2004 và 4,1% năm 2005. Đặc biệt liên tục từ năm 2001 đến nay không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Chương trình phòng chống lao được thực hiện bằng các chiến dịch truyền thông về bệnh lao, đồng thời triển khai rộng rãi mạng lưới chống lao. Tuy nhiên, trong các năm gần đây số bệnh nhân mắc lao mới có xu hướng tăng từ 38,36 trên 100.000 dân năm 2001 tăng lên 41,39 trên 100.000 dân năm 2005. Hiện nay, ngành đang quản lý, điều trị 100% bệnh nhận lao mới phát hiện, tỷ lệ bệnh nhân lao điều trị khỏi đạt 88%.
Nhìn chung các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được triển khai trong nhiều năm qua và thực hiện có kết quả. Ngoài các chương trình trên, những năm qua ngành Y tế còn thực hiện một số chương trình khác như: Chương trình phòng chống tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi; chương trình nuôi con bằng sữa mẹ; chương trình phòng chống thiếu máu do thiếu sắt; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Các chương trình này đã đạt được kết quả nhất định trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng ngừa bệnh tật và hạn chế các bệnh gây dịch như bệnh tả, dịch hạch, thương hàn.
* Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân:
Trong những năm qua, chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được tăng cường. Số người đến khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế ngày càng tăng; năm 2005 có 2.553,6 ngàn lượt người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước, tăng 92,27% so năm 2001, bình quân hàng năm tăng 18,43%; số bệnh nhân điều trị nội trú 112,1 ngàn người, tăng 35,06% so năm 2001.
Các dịch vụ chăm sóc nội trú và các dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác ngày càng được quan tâm, đảm bảo tính công bằng trong việc được hưởng các dịch vụ y tế cho mọi người dân. Thực hiện các quyết định của Nhà nước về khám chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt là thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương thức thực thanh, thực chi theo Quyết định số 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng, tính từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2004 ngành y tế Lâm Đồng đã khám, chữa bệnh cho 493.968 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc với tổng kinh phí chi trả 19,53 tỷ đồng trong tổng số kinh phí 24,41 tỷ đồng để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí chi người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
File đính kèm:
- Dia li dia phuong tinh Lam Dong.doc