Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệtrẻViệt Nam ?
Mở bài:
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
Thân bài:
1. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.
Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ?
2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Kết bài:
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt. đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
40 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi vào lớp 10 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu. Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đất Xứ Thanh) kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách. Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
Ba cô thanh niên xung phong : Thao, Nho và Phương Định biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường - cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày. Nơi ở của họ là một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn. Đặc biệt họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, dù cho mỗi người một cá tính. Đặc biệt họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản. Công việc ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong, tuy nhiên mỗi người lại có những vẻ đẹp riêng của mình.
Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, có ít nhiều từng trãi nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng nhưng rất thích hát và ghi chép bài hát. Trong công việc rất bình tĩnh và quyết liệt vậy mà rất sợ máu và vắt. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh bằng cách móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị : cương quyết, táo bạo.
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ ; có lúc lầm lì cực đoan. Mỗi khi Nho tắm, trông cô như một que kem trắng mát lạnh, cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn. Cứ quần áo ướt, Nho ngồi đòi ăn kẹo. Đặc biệt cô có sở thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gối. trong một lần phá bom Nho bị thương, chị Thao và Định hết lòng chăm sóc. Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, pha sữa vào một cái ca sắt cho Nho. Còn chị Thao thể hiện rõ sự quan tâm của mình qua câu nói : "Cho nhiều đường vào, pha đặc". Tình cảm quay cuồng trong chị. "Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt". Qua việc Nho bị thương, chúng ta thấy rõ được tình cảm mà các cô đã dành cho nhau, đã gắn bó với nhau sâu sắc đến mức nào.
Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê. Thành công về xây dựng nhân vật còn được đóng góp bởi ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, hấp dẫn dưới ngôi kể thứ nhất, những câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu gắn liền với ngôn ngữ đời thường, vừa trẻ trung vừa giàu nữ tính. Từng là Thanh niên xung phong nên có lẽ Lê Minh Khuê mới hiểu biết sâu sắc công việc và đời sống tình cảm tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong đến như vậy. Truyện khép lại khi một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm khiến các cô gái trẻ hết sức vui thích.
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời. Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.
II. Tự luận
Bài Con cò của Chế Lan Viên:
Đảm bảo các ý sau :
1. Trình bày những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : Chế lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập thơ Điêu tàn (1937). Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây đựoc những tiếng vang trong công chúng, Chế LanViên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967).
2. Kết cấu bài thơ con cò : bài thơ được chia làm 3 đoạn.
a) Đoạn1- Khi con còn nhỏ, lời ru của mẹ có hình tượng cánh cò trong những bài ca dao, dân ca hiện về vỗ về an ủi, nâng cánh ước mơ con.
b) Đoạn 2 - Khi con lớn đến trường đi học, cánh cò hiện về ấp ủ những ước mơ, đốt lên khát vọng để con làm thi sĩ.
c) Đoạn3 - Khi con trưởng thành, tình mẹ vẫn theo con. Hình tượng cánh cò vẫn chở đầy khát vọng, cho con niềm tin và lẽ sống.
3. Hình tượng cánh cò và lời ru của mẹ trong đoạn thơ 1.
+ Khi con còn nhỏ, lời ru của mẹ ấm áp dịu hiền. Hình ảnh cánh cò hiện về trong chất liệu của văn học dân gian.
Con cò bay lả bay la
Bay từ Cửa Phủ bay ra cánh đồng.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
+ Hình ảnh con cò chuyển tải những ước mơ, những triết lí về cuộc đời "chết trong hơn sống đục" được nhắc tới như những trải nghiệm từ chính cuộc đời của con người lao động.
+ Trong giấc ngủ của con chứa chan tình thương của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ trong các câu thơ trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân có sự nồng nàn ấm áp. Con còn nhỏ chưa hiểu hết lời mẹ hát nhưng con sẽ lớn trong tình thương của mẹ.
4. Hình ảnh cánh cò trắng và ước mơ con làm thi sĩ trong đoạn thơ thứ 2.
+ Hình ảnh cánh cò trắng trong đoạn thơ thứ 2 đựoc nhắc 3 lần : Cho cò trắng đến làm quen, cánh cò trắng bay theo gót đôi chân, cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Cánh cò trắng như một biểu tượng về ước mơ thanh cao, trong sáng, là biểu hiện cho những khát vọng của con người Việt Nam.
+ Những hình ảnh ẩn dụ có sức biểu hiện lớn như cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi, cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ .v.v. nói lên hình ảnh cánh cò theo con suốt cả cuộc đời cũng như tình mẹ thiết tha cháy bỏng, nâng đỡ an ủi con suốt cả cuộc đời. ước mơ của mẹ con làm thi sĩ để hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
5. Sự hoá thân của cánh cò trong lời ru của mẹ trong đoạn thơ thứ 3.
+ Không gian được mở rộng trong những điều kiện dù ở gần con, dù phải xa con, lên rừng xuống biển lúc nào cò cũng gần con.
+ Tình mẹ thiết tha rộng lớn vô bờ, mẹ theo con suốt cả cuộc đời Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
+ Nhịp điệu đoạn thơ vẫn ngân lên lời ru. Mẹ hát về cánh cò nhưng chính là hát về cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Sự vỗ về ngủ đi, ngủ đi cho cả không gian, thời gian và tình mẹ nâng con đi trong bước đường đời.
+ Chú ý nghệ thuật của thơ tự do trong bài thơ. Những câu thơ có số tiếng ngắn dài khác nhau nhưng vẫn có vần và nhịp điệu tạo nên giai điệu như những lời ru vừa thiết tha, êm đềm, vừa sâu lắng đã tạo nên sự ngọt ngào của tình mẹ nâng cánh ước mơ cho con bay tới những chân trời mơ ước.
File đính kèm:
- On thi vao 10 P3.doc