Đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Đề số 3 - Năm học 2013-2014

Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy

định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả

dài, chín muộn (P), thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm; 20 cây quả tròn,

chín sớm; 20 cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P đúng với trường hợp nào

sau đây?

A.

ab

AB

×

ab

.

ab

B. AaBb × aabb. C. AABb × aabb. D.

Ab

aB

×

ab

.

ab

Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.

Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các

hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và

5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết,

các cây F2 thu được có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 3: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi

trường không có lactôzơ?

A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.

B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.

C. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ.

D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.

pdf4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông - Đề số 3 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận: A. kiểu gen của các cây F1 là aB Ab , các gen liên kết hoàn toàn. B. kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập. C. kiểu gen của các cây F1 là ab AB , các gen liên kết hoàn toàn. D. kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập. Câu 17: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe × AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ A. 1/8. B. 1/32. C. 1/16. D. 1/64. Câu 18: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li địa lí. B. Cách li nơi ở. C. Cách li sinh thái. D. Cách li sinh sản. Trang 2/4 - Mã đề thi 385 Câu 19: Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau, thu được F1 gồm 180 cây hoa đỏ và 140 cây hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân của các cây F1 tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 8. B. 9. C. 4. D. 16. Câu 20: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi. C. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể. D. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 21: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng đều có máu đông bình thường, sinh được hai người con: người con thứ nhất là con gái và có máu đông bình thường, người con thứ hai bị bệnh máu khó đông. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của hai người con lần lượt là: A. XAXA và XaXa hoặc XAXa và XaXa. B. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaY. C. XaXa và XAY. D. XAXA và XaY hoặc XAXa và XaXa. Câu 22: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương. C. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây. Câu 23: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. C. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. D. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học. Câu 24: Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá cũng như không xảy ra sự xuất cư và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi A. b = d ≠ 0. B. b > d. C. b = d = 0. D. b < d. Câu 25: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 399; G = 801. B. T = 401; G = 799. C. T = 801; G = 399. D. T = 799; G = 401. Câu 26: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen (A và a) nằm trên nhiễm sắc thể thường số 1. Do đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở nhiễm sắc thể số 1. Các thể ba này có thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 27: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. Câu 28: Ở sinh vật nhân thực, các gen nằm ở tế bào chất A. luôn tồn tại thành từng cặp alen. B. chủ yếu được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. C. chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái. D. luôn phân chia đều cho các tế bào con. Câu 29: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này. (2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. (3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. (4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. (5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau. A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 30: Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa bd BD ? A. 4. B. 8. C. 6. D. 2. Câu 31: Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp nào sau đây? (1) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh. (2) Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh. Trang 3/4 - Mã đề thi 385 (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật,). (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường. (5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học,trong sản xuất nông nghiệp. A. (1), (2), (5). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4). Câu 32: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 33: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 34: Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau: (1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc, (2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ. (3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thuỷ sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn. (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi. Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là A. (3)→(4)→(2)→(1). B. (2)→(1)→(4)→(3). C. (1)→(3)→(4)→(2). D. (1)→(2)→(3)→(4). Câu 35: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn ruồi mắt đỏ? A. XAXA × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XaY. D. XAXa × XAY. Câu 36: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai? A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. B. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. D. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. Câu 37: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, loại giao tử ab được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen aB Ab chiếm tỉ lệ A. 20%. B. 30%. C. 15%. D. 25%. Câu 38: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì? A. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch. B. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè. C. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác. D. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng. Câu 39: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’. (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu. A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (2), (3). Câu 40: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là A. plasmit và nấm men. B. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit. C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut. D. plasmit và virut. ---------------------------------------------------------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 385

File đính kèm:

  • pdfDeSinhCt_PT_TN_K14_M385.pdf