Câu 1. (1.0 điểm)
Hãy kể tên bốn tác phẩm viết về trăng của văn học Việt Nam và chép lại mỗi bài một câu thơ có hình ảnh trăng mà em đã được học và đọc thêm trong chương trình THCS.
Câu 2. (2.0 điểm)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác, gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
a. Xác định nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ trên.
b. Phân tích giá trị của các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. (3.0 điểm)
Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng nói nhiều, anh chỉ buông một câu: “Tôi đến đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu”.
(Bài học vô giá từ những điều bình dị - Francis Xavier)
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 4. (4.0 điểm)
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là bức tranh đẹp đẽ về biển cả bao la của Tổ quốc.
Qua phân tích bài thơ, hãy làm rõ ý kiến trên.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Đề số 3 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - đề số 3 năm 2014
Câu 1. (1.0 điểm)
Hãy kể tên bốn tác phẩm viết về trăng của văn học Việt Nam và chép lại mỗi bài một câu thơ có hình ảnh trăng mà em đã được học và đọc thêm trong chương trình THCS.
Câu 2. (2.0 điểm)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác, gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
a. Xác định nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ trên.
b. Phân tích giá trị của các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. (3.0 điểm)
Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng nói nhiều, anh chỉ buông một câu: “Tôi đến đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu”.
(Bài học vô giá từ những điều bình dị - Francis Xavier)
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 4. (4.0 điểm)
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là bức tranh đẹp đẽ về biển cả bao la của Tổ quốc.
Qua phân tích bài thơ, hãy làm rõ ý kiến trên.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn - đề số 3 năm 2014
Câu 1: Hãy kể tên bốn tác phẩm viết về trăng và chép lại mỗi bài một câu thơ có hình ảnh trăng.
- Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh)
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Rằm tháng giêng ( Hồ Chí Minh)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
- Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh)
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
- Ánh trăng ( Nguyễn Duy)
Đột ngột vầng trăng tròn
Câu 2: Xác định nghĩa của từ láy và phân tích giá trị của từ láy trong đoạn thơ.
Nghĩa của từ láy:
- Xao xác: Từ chỉ âm thanh làm xao động không gian tĩnh lặng.
- Não nùng: Từ chỉ tâm trạng buồn.
- Chập chờn: Từ chỉ trạng thái nửa mê, nửa tỉnh; khi mờ, khi tỏ.
Ba từ láy Xao xác, não nùng, chập chờn kết hợp với các từ ngữ khác trong văn bản như: thời dĩ vãng, rượi buồn, sống lại những ngày không đã diễn tả được tâm trạng quạnh hiu xa vắng, cảm giác mông lung, nỗi buồn tha thiết của chủ thể trữ tình khi nhớ về kỉ
niệm xưa.
Câu 3: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện.
Giới thiệu câu chuyện.
Giải thích ý nghĩa: Con người phải vượt qua được những mặc cảm, tự ti về những khiếm khuyết của bản thân và tự tin vào năng lực của mình.
Ý kiến bàn luận:
- Trong cuộc sống không có con người hoàn hảo, người nào cũng có những mặt khiếm khuyết do vậy con người thường có những mặc cảm, tự ti.
- Muốn thành công con người phải vượt qua sự mặc cảm, tự ti và phải tự tin vào bản thân vì con người bên cạnh mặt yếu còn có mặt mạnh, có những khả năng kì diệu tiềm ẩn.
Bài học nhận thức và hành động:
- Để vượt qua được những mặc cảm, tự ti con người phải luôn có ý thức rèn luyện nâng cao khả năng vốn có, khám phá những khả năng tiềm ẩn để có thể tự tin, hơn nữa có thể tự hào về bản thân. Tự tin khác với tự cao. Tự cao sẽ không ý thức được giá trị thực của mình.
- Con người có thể có những khiếm khuyết về ngoại hình, thậm chí về trí tuệ nhưng không được khiếm khuyết về tâm hồn. Con người không nên mặc cảm, tự ti trước những khiếm khuyết về ngoại hình nhưng phải biết xấu hổ trước những khiếm khuyết của tâm hồn.
* Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, có thể có một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Có thể chấp nhận những cách kiến giải khác nếu hợp lí và có sức thuyết phục.
Câu 4: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là bức tranh đẹp đẽ về biển cả bao la của Tổ quốc.
Qua phân tích bài thơ, hãy làm rõ ý kiến trên.
Giới thiệu vấn đề nghị luận
Phân tích làm rõ những vẻ đẹp của biển cả:
- Cảnh hoàng hôn và bình minh trên biển vừa lộng lẫy huy hoàng vừa hùng vĩ và tràn đầy sức sống: Mặt trời như hòn lửa/ sóngcài then, đêm sập cửa; Mặt trời đội biển nhô màu mới/ mắt cá huy hoàng
- Biển cả vừa giàu có vừa huyền ảo, lãng mạn:Cá bạc biển Đông lặng/ Cá thunhư đoàn thoi/ Đêm ngày dệt biển; Cá nhụ cá chim cùng cá đé/ cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
- Biển cả bao la mà yên ả, hiền hòa: Thuyền lái gió với buồm trăng/ lướt giữa mây cao với biển bằng
- Biển cả gần gũi và thân thiết: tác giả gọi cá là em: Cái đuôi em quẫy, so sánh biển với mẹ: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nhận xét, đánh giá
- Nghệ thuật: Bài thơ với những hình ảnh đẹp được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo; âm điệu khỏe khoắn, sôi nổi
- Nội dung: Bài thơ là khúc hát say mê ca ngợi biển cả hùng vĩ và giàu có đồng thời thể hiện được niềm tự hào của những con người làm chủ biển trời quê hương.
* Lưu ý
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đủ những ý cơ bản trên.
- Nếu học sinh liên hệ, so sánh được với thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám thì giám khảo linh hoạt cho điểm sáng tạo.
- Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài nhận thức đúng vấn đề cần nghị luận, nắm được phương pháp phân tích thơ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt trong sáng, văn giàu cảm xúc, liên hệ nhuần nhị.
File đính kèm:
- De thi thu mon toan vao 10 lan 3 2014.docx