CÂU 1: (3 điểm)
Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà – Ngữ văn 9, tập1, trang 7)
a/ Phần được trích trên có mấy đoạn văn? Hãy phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức các đoạn văn của phần được trích trên.
b/ Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
Câu 2: ( 2 điểm )
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc tổng - phân - hợp có nội dung nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh hiện nay trong đó có dùng thành phần phụ chú và thành phần tình thái?
CÂU 3: (5 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ”Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh Trung học phổ thông môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
---------------------------
CÂU 1: (3 điểm)
Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà – Ngữ văn 9, tập1, trang 7)
a/ Phần được trích trên có mấy đoạn văn? Hãy phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức các đoạn văn của phần được trích trên.
b/ Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
Câu 2: ( 2 điểm )
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc tổng - phân - hợp có nội dung nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh hiện nay trong đó có dùng thành phần phụ chú và thành phần tình thái?
CÂU 3: (5 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ”Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
(Giám thị không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I/ CÂU 1:(3 điểm)
1/ Yêu cầu cần đạt
a/ Phần được trích trên gồm có 3 đoạn văn. Các đoạn văn liên kết với nhau:
-Về nội dung:
* Các đoạn văn trên đều phục vụ cho chủ đề chung của văn bản đó là nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Các đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Đoạn 1 đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống. . Đoạn 2 và 3 khẳng định nét đẹp, nét văn hóa của cách sống ấy (đoạn 2 khẳng định sự giản dị, đạm bạc trong cách sống ấy của Người không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó mà là cách sống của những nhà hiền triết. Đoạn 3 tiếp tục khẳng định lối sống của Người cũng không phải là cách tự thần thánh hóa , tự làm cho khác đời, hơn người mà là một lối sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên)
-Về hình thức:
*Các đoạn đứng sau liên kết với đoạn trước bằng cách lặp từ ngữ hoặc sử dụng từ ngữ có tác dụng thay thế những từ ngữ đã có ở câu trước (đoạn 2 lặp lại từ Người (chỉ Bác Hồ) và thế đại từ đó (chỉ chiếc nhà sàn của Bác Hồ) để liên kết với đoạn 1; đoạn 3 thế từ Bác Hồ để liên kết với đoạn 2)
b/ Các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên:
-Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi)
-Kết hợp giữa kể và bình luận
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu.
2/ Biểu điểm
-Điểm 3: Thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở mục a, b phần 1
-Điểm 1,5: Thể hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu ở mục a hoặc b phần 1.
Ở mục b, nếu học sinh nêu được nghệ thuật đối lập, nghệ thuật kết hợp giữa kể và bình luận cùng với việc phân tích ngắn gọn mỗi nghệ thật một chi tiết để làm rõ thì vẫn đạt điểm tối đa phần này (vì việc đưa ra thơ Nguyễn Bỉnh khiêm; dùng từ Hán -Việt là nhằm mục đích cuối cùng là bình luận sự việc).
Nếu:
* Chỉ nêu được các biện pháp nghệ thuật mà không nêu ra chi tiết và chưa phân tích được thì chỉ cho tối đa là 0,75 điểm.
* phân tích chưa đủ, còn sơ sài chỉ cho tối đa là 1 điểm.
-Học sinh trả lời đúng số đoạn văn: 0,5 điểm
-Học sinh trả lời đúng liên kết nội dung hoặc hình thức giữa các đoạn văn: 0,5 điểm
(nếu còn thiếu hoặc sai sót phần liên kết nội dung hoặc hình thức thì có thể cho 0, 25 điểm hoặc 0 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm ) Viết đoạn văn
a, Về nội dung nêu ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách với các ý sau.(mỗi ý 0,25 điểm)
+ Đọc sách phù hợp kiến thức và lứa tuổi sẽ bổ sung thêm kiến thức cho chúng ta
+ Đọc sách đúng phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao
+ Đọc sách có lựa chọn sẽ nâng cao sự hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm sống
+ Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh
b, Về hình thức ( mỗi ý 0,25 điểm)
- Độ dài( khoảng 12 dòng)
- Theo đúng cấu trúc phân tích- tổng hợp
- Có dùng thành phần phụ chú
- Có dùng thành phần tình thái
CÂU 4: ( 5 điểm ) Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
a) Mở bài:
‘Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí, chung câu quân hành” (Tố Hữu)
- Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ.Hình ảnh nhân vật Thu -nữ giao liên trong truyện “ chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.
- Qua nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho bé Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng. Với tính cách “ ương bính, cứng đầu” hồn nhiên ngây thơ của bé Thu.
2. Thân bài:
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
- Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của chaThu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.
+ Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ.nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba:
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.
+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nởĐó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người
- Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.
- Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
3. Kết bài:
- Nhân vật bé Thu có một cuộc đời và vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn tiêu biểu cho thiếu nhi miền Nam thời chống Mĩ
- Những cử chỉ hồn nhiên, chân thật, xúc động, thắm tình cha con ấy đã góp phần khẳng định tình cha con là thiêng liêng cao đẹp, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt , vì thế nó càng có giá trị nhân văn sâu sắc.
File đính kèm:
- De thi thu vao lop 10.doc