Câu 1: Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành đầu tiên trên trái đất :
A. cacbuahiđrô B. gluxit C. axitnuclêic D. prôtêin
Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây mà con người cần phải bổ sung thêm năng lượng?
A. Ao hồ tự nhiên B. Thềm lục địa C. Đồng ruộng D. Giọt nước lấy từ ao hồ
Câu 3: Các gen phân li độc lập,tác động riêng rẽ, mỗi gen qui định một tính trạng.Phép lai AabbDd x aaBbDD cho kiểu hình A-B-D- chiếm tỉ lệ
A. 9/16 B. 3/16 C.1/4 D. 3/8
Câu 4: Người bị hội chứng Đao là do bộ NST trong tế bào của cơ thể:
A. thiếu 1 NST số 21 B. thiếu 1 NST số 23 C. thừa 1 NST số 21 D. thừa 1 NST số 23
Câu 5: Ở ngô, hai gen trội A và B tương tác với nhau quy định tính trạng thân cao. Khi lai hai cây ngô thân lùn với nhau người ta thu được F1 đồng loạt thân cao. Cho những cây F1 này tự thụ thì tỉ lệ phân tính ở F2:
A. 13 cao/ 3 lùn B. 9 cao /7 lùn C. 15 cao / 1 lùn D. 9 cao/6 trung bình / 1 lùn
Câu 6: Một đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm mất đi 1 liên kết hiđrô. Đột biến trên thuộc dạng:
A. mất 1 cặp A-T B. mất 1 cặp G-X C. thay cặp A-T thành cặp G-X D. thay cặp G-X thành cặp A-T
Câu 7: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định
B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau
C. Tính trạng có mức phản ứng rộng D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B. Bố di truyền tính trạng cho con gái
C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ
Câu 9: Tính đa hiệu của gen là trường hợp
A. nhiều gen chi phối sự phát triển của một tính trạng B. một gen chi phối sự phát triển của một tính trạng
C. một gen chi phối sự phát triển của nhiều tính trạng trên một cơ thể
D. một gen điều khiển sự tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau
27 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp Trung học phổ thông - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tranh cùng loài.
Câu 37: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. sợi cơ bản. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. nuclêôxôm.
Câu 38: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, là những ví dụ về:
A. hệ sinh thái trên cạn B. hệ sinh thái nước ngọt C. hệ sinh thái tự nhiên D. hệ sinh thái nhân tạo
Câu 39: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4
Câu 40: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 27 loại mã bộ ba. B. 6 loại mã bộ ba. C. 9 loại mã bộ ba. D. 3 loại mã bộ ba.
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐỀ 11
Câu 1: Hiện tượng đa hiệu là hiện tượng
A di truyền đồng trội. B một gen quy định nhiều tính trạng.
C tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao. D nhiều gen quy định một tính trạng.
Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, quá trình đột biến có vai trò
A định hướng cho quá trình tiến hóa. B là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.
C tạo ra vô số biến dị tổ hợp. D tạo ra nhiều loài mới.
Câu 3: Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là tính
A thoái hóa. B đặc hiệu. C phổ biến. D liên tục.
Câu 4: Giao tử bình thường của một cơ thể lưỡng bội có 12 nhiễm sắc thể (NST). Số NST ở thể ba kép là
A 38. B 14. C 36. D 26.
Câu 5: Tần số hoán vị gen được xác định bằng tổng tỷ lệ các
A kiểu hình giống P. B giao tử mang gen không hoán vị.
C kiểu hình khác P. D giao tử mang gen hoán vị.
Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, khi dịch mã ribôxôm chuyển dịch theo chiều nào trên phân tử mARN?
A 5/ đến 3/. B 5 đến 3. C 3 đến 5. D 3/ đến 5/.
Câu 7: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể. B phân hóa khả năng sống sót của các cá thể.
C cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. D định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 8: Dựa vào sự thích nghi của thực vật đối với ánh sáng, người ta chia thực vật thành các nhóm cây
A ưa hạn, ưa ẩm, chịu ẩm. B trung sinh, hạn sinh, ẩm sinh.
C ưa sáng, ưa bóng, chịu bóng. D ưa sáng, ưa tối, chịu tối.
Câu 9: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có kiểu gen như dạng gốc vì kiểu gen được duy trì ổn định thông qua
A gián phân. B nguyên phân. C trực phân. D giảm phân.
Câu 10: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là
A đa hiệu. B át chế. C cộng gộp. D bổ sung.
Câu 11: Bệnh do lệch bội nhiễm sắc thể thường gây nên là bệnh
A mù màu đỏ - lục. B Đao. C Claiphentơ. D ung thư máu.
Câu 12: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội so với thể tự đa bội là
A tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
C khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn. D khả năng phát triển và sức chống chịu khác nhau.
Câu 13: Nội dung sai khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống là
A Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước, sau đó mới chuyển lên cạn.
B Sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.
C Tập hợp đại phân tử (ARN, AND, prôtêin) → tế bào sơ khai là tiến hóa tiền sinh học.
D Tế bào sơ khai → sinh vật nhân sơ, nhân thực hiện nay là tiến hóa sinh học.
Câu 14: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 15: Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc được truyền qua gen
A ở nhiễm sắc thể thường. B ngoài nhiễm sắc thể. C ở nhiễm sắc thể Y. D ở nhiễm sắc thể X.
Câu 16: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 2,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 4,5 cM, CD = 21 cM, AC = 19cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A CABD. B ABCD. C DABC. D BACD.
Câu 17: Tạo ưu thế lai tốt nhất là sử dụng phương pháp lai khác
A nòi. B dòng. C thứ. D loài.
Câu 18: Đặc trưng quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể khi điều kiện môi trường thay đổi là
A tỷ lệ giới tính. B tỷ lệ các nhóm tuổi.
C mật độ cá thể. D sự phân bố cá thể.
Câu 19: Không phải là đặc trưng về cấu trúc của quần xã là
A sự phân bố của các loài trong không gian. B số lượng của các nhóm loài.
C mối quan hệ giữa các loài. D hoạt động chức năng của các nhóm loài.
Câu 20: Hiện tượng di truyền làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật là
A hoán vị gen. B phân ly độc lập. C tương tác gen. D liên kết gen.
Câu 21: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
A đều có xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. B trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
C thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
D việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 22: Tác nhân cản trở sự hình thành thoi phân bào gây đột biến thể đa bội ở thực vật là
A cônsixin. B tia phóng xạ. C tia tử ngoại. D sốc nhiệt.
Câu 23: Một quần thể thực vật có tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là
A 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa. B 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.
C 0,350AA : 0,200Aa : 0,450aa. D 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa.
Câu 24: Tần số tương đối của alen a của phần cái trong quần thể ban đầu là 0,4. Tần số alen A của phần đực là 0,7. Cấu trúc di truyền của quần thể sau ngẫu phối là
A 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. B 0,12AA : 0,46Aa : 0,42aa.
C 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. D 0,42AA : 0,46Aa : 0,12aa.
Câu 25: Một gen có 3600 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 1/2 bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là
A T = A = 600 ; X = G = 1200. B T = A = 599 ; X = G = 1201.
C T = A = 598 ; X = G = 1202. D T = A = 601 ; X = G = 1199.
Câu 26: Địa y là quan hệ
A cộng sinh. B ký sinh. C hội sinh. D hợp tác.
Câu 27: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập là
A sự nhân đôi và phân ly của nhiễm sắc thể. B giao tử F1 giữ nguyên bản chất.
C có sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể. D sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể.
Câu 28: Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng là các cơ quan
A tương tự. B thoái hóa. C tương đồng. D đồng dạng.
Câu 29: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
B luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
C không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
D làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
Câu 30: Nhân tố không chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen là quá trình
A giao phối. B chọn lọc tự nhiên. C đột biến. D phân ly tính trạng.
Câu 31: Chu trình cacbon trong sinh quyển là quá trình tái sinh
A toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. B một phần năng lượng của hệ sinh thái.
C một phần vật chất của hệ sinh thái. D toàn bộ năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A AaBbDd x AaBbDD. B AaBbdd x AabbDd.
C AaBbDd x aabbDD. D AaBbDd x aabbdd.
Câu 33: Hậu quả của đột biến gen là làm
A xuất hiện các alen mới. B biến đổi trong cấu trúc của gen.
C thay đổi một nuclêôtit trong gen. D rối loạn trong nhân đôi ADN.
Câu 34: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là quan hệ
A cạnh tranh. B ức chế - cảm nhiễm. C đối địch. D sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 35: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là plasmit và
A nấm men. B virut. C vi khuẩn. D thực khuẩn thể.
Câu 36: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có ba vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5/ trên mạch mã gốc của gen có chức năng mang tín hiệu
A kết thúc quá trình phiên mã. B mở đầu quá trình dịch mã.
C mở đầu quá trình phiên mã. D kết thúc quá trình dịch mã.
Câu 37: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 38: Biến động di truyền được xem là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số tương đối của các alen về một gen nào đó trong quần thể một cách
A đột ngột do nguyên nhân gây đột biến. B đột ngột do nguyên nhân ngẫu nhiên.
C định hướng do nguyên nhân gây đột biến. D định hướng do nguyên nhân ngẫu nhiên.
Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại
A alen lặn. B alen trội. C thể dị hợp. D thể đồng hợp lặn.
Câu 40: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A Mối và trùng roi sống trong ruột mối. B Chim ăn sâu và sâu ăn lá.
C Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. D Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
File đính kèm:
- ON THI TNTHPT 2014.doc