Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi rút? Nêu cấu tạo chung của virút?
Câu 2: (3 điểm) Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Câu 3: ( 3 điểm) Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Cho ví dụ minh họa. Phương thức lây bệnh và cách phòng bệnh AIDS.
Câu 4: ( 2 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Sinh học Lớp 10 nâng cao - Học kì 2 - Đề số 13 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2010-2011
Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề I:
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi sinh vật? Đặc điểm chung của vi sinh vật là gì?
Câu 2 : (3 điểm) Nêu sự xâm nhập và phát triển của phagơ trong tế bào chủ ?
Câu 3 : (2 điểm) Nêu những ứng dụng của virút trong thực tiễn. Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: (3điểm) Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dich? Vai trò của miễn dịch.
....................Hết...................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học 2010-2011
Môn: Sinh học Khối 10 – BAN TỰ NHIÊN
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề II:
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là vi rút? Nêu cấu tạo chung của virút?
Câu 2: (3 điểm) Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Câu 3: ( 3 điểm) Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Cho ví dụ minh họa. Phương thức lây bệnh và cách phòng bệnh AIDS.
Câu 4: ( 2 điểm) Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh?
....................Hết...................
ĐỀ I:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, phần lớn đơn bào, không thể thấy bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi.
- Đặc điểm chung của vi sinh vật: Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh và phân bố rộng.
1 đ
1 đ
2
Sự xâm nhập và phát triển của phagơ trong tế bòa chủ:
- Hấp thụ: phagơ bám trên tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.
- Xâm nhập: bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của nó vào tế bào chủ.
- Sinh tổng hợp: bộ gen của phagơ được nhân lên, tổng hợp thêm vỏ capsit, bao đuôi cho mình.
- Lắp ráp vỏ capsit bọc lấy lõi ADN gắn với đĩa gốc, bao đuôi để hình thành phagơ mới.
Phóng thích: Phagơ mới phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ra ngoài tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào khác.
3 đ
3
Ứng dụng của virút:
Bảo vệ đời sống con người và môi trường: Sản xuất văcxin
Bảo vệ thực vật: Dùng virút Baculo ký sinh trên sâu bọ ăn lá cây vừa tiêu diệt côn trùng gây hại vừa bảo vệ được môi trường.
Sản xuất dược phẩm: Sản xuất insulin nhờ virút làm vật chuyển gen.
2 đ
4
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh đối với vi sinh vật gây bệnh đó.
Các loại miễn dịch:
+ Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh như da, màng nhầy, các dịch do cơ thể tiết ra và các phản ứng không đặc hiệu như gây viêm, sốt, thực bào, sinh inteferon
+ Miễn dịch đặc hiệu: Gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Vai trò miễn dịch: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm.
1 đ
1 đ
1 đ
ĐỀ II:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Virút là những thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ: 10-100nm, ký sinh bắt buộc trên tế bào chủ. Virút ngoài tế bào chủ không biểu hiện sự sống gọi là virion.
- Cấu tạo chung của virút:
Hai thành phần chính: lõi nucleic (ADN hoặc ARN) và vỏ protêin (capsit)
Ngoài ra một số virút còn có thêm bao đuôi, gai, vỏ ngoài.
1 đ
1 đ
2
Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tuc:
+ Pha tiềm phát: Số lượng vi khuẩn không tăng, tổng hợp ADN và emzim chuẩn bị cho phân bào.
+ Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ, số lượng tăng theo lũy thừa và đạt cực đại, quả trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn không tăng, trao đổi chất giảm do xuất hiện các chất độc, chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, thiếu oxi.
+ Pha suy vong: Số lượng tế bào chết lớn hơn số lượng tế bào mới sinh ra, chất dinh dưỡng cạn kiệt. chất độc tích lũy.
3 đ
3
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Ví dụ: dịch tả, lao, thủy đậu,
Con đường lây nhiễm HIV/AIDS: đường máu:
+ Tiêm chích ma túy, truyền máu có mầm bệnh HIV.
+ Quan hệ tình dục không an toàn.
+ Mẹ truyền sang con
Cách phòng bệnh:
+ An toàn trong truyền máu và tình dục.
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Mẹ bị bệnh AIDS không nên sinh con.
1 đ
1 đ
1 đ
4
Xung quanh chúng ta có nhiềm vi sinh vật gây bệnh nhưng chúng ta không mắc bệnh là do:
+ Mầm bệnh không đủ độc tố và số lượng.
+ Không có con đường lây bệnh thích hợp.
+ Trong cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.
2 đ
File đính kèm:
- De Sinh 10 KT HK II so 13.doc