Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Ngô Xá

Phần I: Trắc nghiệm(3 điểm)

 Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.

 Câu 1:Tên thật của nhà thơ Thanh Hải ?

a. Phạm Ngọc Hoan. b. Phạm Bá Ngoãn

c. Phan Thanh Viễn d. Phạm Trí Viễn

Câu 2:Nhà thơ Thanh Hải viết: “Từng giọt long lanh rơi- Tôi đưa tay tôi hứng”

Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ:

a. Thính giác đến thị giác b. Thị giác đến xúc giác

c. Thính giác, thị giác đến xúc giác d. Ba câu trên đều sai

 Câu 3:Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ là gì?

a. Hình ảnh cành hoa b. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ

c. Hình ảnh con chim. d. Hình ảnh nốt nhạc trầm

Câu 4. Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng nào ?

a. Những người cùng làng

b. Những người cùng thôn xã.

c. Những người cùng nhà.

d. Những người sống cùng miền đất, quê hương.

Câu 5. Câu nào sau đây có khởi ngữ ?

a. Về trí thông minh thì nó là nhất

b. Nó là một học sinh thông minh.

c. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.

d. Người thông minh nhất chính là nó.

Câu 6. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống(.) sao cho phù hợp.

Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên gọi.

Câu 7:Điều gì tạo nên cái hay của bài thơ Sang thu?

a. Hình ảnh thơ tân kì, mới mẻ, táo bạo, bất ngờ

b. Cảm nhận tinh tế, hinhd ảnh thơ giàu sức biểu cảm.

c. Ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ dân dã, bình dị.

d. Những biện pháp tư từ đặc sắc, tinh tế.

Câu 8. Điều tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật Nhĩ là gì?

 a. Ngoại hình, ngôn ngữ b. CẢm xúc, suy nghĩ

 c. Cử chỉ, thái độ d. Cảnh ngộ, mơ ước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Ngô Xá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM KHÊ TRƯỜNG THCS NGÔ XÁ ĐỀ THI HỌC KÌ II – LỚP 9 (2010-2011) MÔN: NGỮ VĂN I- M ỤC Đ ÍCH C ỦA Đ È KI ỂM TRA Thu thập tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn., với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm 30% và tự luận 70% III- THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ Văn lớp 9 học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Văn học: -Thơ hiện đại +Mùa xuân nho nhỏ +Nói với con +Sang thu -Truyện hiện đại + Bến quê +Những ngôi sao xa xôi. +Con chó Bấc -Nhớ tác giả , -Nhớ nội dung văn bản -Nhận biết cảnh ngộ của nhân vật -Nhận biết nội dung của tác phẩm - Nhớ tình cảm của của con vật đối với chủ -Hiểu được nghệ thuật trong câu thơ -Hiểu ý nghĩa của cum từ -Hiểu nghệ thuật của bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :5 Số điểm:1,25 Tỉ lệ 12,5 % Số câu :3 Số điểm:0,75 Tỉ lệ 7,50 % Số câu 8 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ 20,0 % Chủ đề 2 Tiếng việt - Khởi ngữ - Thành phần biệt lập -Nhận ra câu có khởi ngữ. Hiểu khái niệm thành phần biệt lập Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1 Số điểm:0,25 Tỉ lệ 2,50 % Số câu :1 Số điểm:0,25 Tỉ lệ 2,50 % Số câu :2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ 5,0 % Chủ đề 3 Tập làm văn: - Truyện ngắn -Viết bài văn nghị luận -Nhận biết thể loại truyện sử dụng chủ yếu ở lớp 9 . -Nhận biết nội dung đè tài truyện hiện đại. Tóm tắt nội dung truyện ngắn -Viết bài văn cảm nhận về bài thơ đúng phương pháp Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ 5,0 % Số câu: 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20,0 % Số câu: 1 Số điểm 5 Tỉ lệ 50,0 % Số câu: 4 Số điểm 7,5 Tỉ lệ 75,0 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 8 2,0 20,0 % 4 1,0 10,0 % 2 7,0 70% 14 10 100% IV- BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Phần I: Trắc nghiệm(3 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất. Câu 1:Tên thật của nhà thơ Thanh Hải ? Phạm Ngọc Hoan. b. Phạm Bá Ngoãn Phan Thanh Viễn d. Phạm Trí Viễn Câu 2:Nhà thơ Thanh Hải viết: “Từng giọt long lanh rơi- Tôi đưa tay tôi hứng” Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ: Thính giác đến thị giác b. Thị giác đến xúc giác c. Thính giác, thị giác đến xúc giác d. Ba câu trên đều sai Câu 3:Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ là gì? Hình ảnh cành hoa b. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ c. Hình ảnh con chim. d. Hình ảnh nốt nhạc trầm Câu 4. Cách gọi “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng chỉ đối tượng nào ? Những người cùng làng Những người cùng thôn xã. Những người cùng nhà. Những người sống cùng miền đất, quê hương.. Câu 5. Câu nào sau đây có khởi ngữ ? Về trí thông minh thì nó là nhất Nó là một học sinh thông minh. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. Người thông minh nhất chính là nó. Câu 6. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống(..........) sao cho phù hợp. Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên gọi.................................... Câu 7:Điều gì tạo nên cái hay của bài thơ Sang thu? Hình ảnh thơ tân kì, mới mẻ, táo bạo, bất ngờ Cảm nhận tinh tế, hinhd ảnh thơ giàu sức biểu cảm. Ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ dân dã, bình dị. Những biện pháp tư từ đặc sắc, tinh tế. Câu 8. Điều tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật Nhĩ là gì? a. Ngoại hình, ngôn ngữ b. CẢm xúc, suy nghĩ c. Cử chỉ, thái độ d. Cảnh ngộ, mơ ước. Câu 9. Văn bản của Lê Minh Khuê đề cập đến nội dung gì là chủ yếu? Sự ác liệt cử cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Tinh thần chiến đấu dũng cảm cảu quân dân miền Nam. Tinh thần lạc quan dũng cảm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những kỉ niệm đẹp, êm đềm của những cô gái Hà Thành. Câu 10. Tình cảm của Bấc đối với chủ được diễn đạt chủ yếu bằng: a. Sự sung sướng, điên cuồng b. Sự gần gũi, săn đón c. Sự tôn thờ d. SỰ đòi hỏi vỗ về Câu 11. Truyện hiện đại được học ở lớp 9 chủ yếu được viết dưới dạng: a. Truyện ngắn b. Truyện vừa c. Truyện ngắn và tiểu thuyết d. Truyện dài và tiểu thuyết. Câu 12. Dòng nào sau đây khái quát đúng và đầy đủ nhất về nội dung đề tài của truyện hiện đại? Bức tranh phong phú về đời sống và con người ở tất cả các vùng miền trên đất nước ta Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống đa dạng. Tính cách, số phận của những con người trong hai cuộc chiến tranh và trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Bức tranh phong phú của đời sống và con người ở nhiều vùng miền đất nước trong nhiều hoàn cảnh với những tính cách và số phận khác nhau. Phần II:Tự luận(7điểm) Câu 1(2đ):Tóm tắt ngắn gọn nội dung của truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Câu 2( 5đ) Caûm nhận của em về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Haûi . V- ĐÁP ÁN CH ẤM I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án b c b d a Thành phần biệt lập b d c c a d II.TỰ LUẬN Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.(1 điểm) Ba nữ thanh niên xung phong ( Phương Định, Chị Thao, Nho)làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn( thời kì chống Mĩ). Họ là những cô gái còn rất trẻ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí của các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ diễn ra hằng ngày,hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống mặc dù vất vả và nguy hiểm như vậy nhưng ở họ vẫn luôn có niềm vui lạc quan, hồn nhiên của tuổi trẻ; họ vẫn có những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cuối truyện, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật( chủ yếu là Phương Định) trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của hai người đồng đội. Câu 2: (6 điểm) Gợi ý làm bài: a/ Mở bài: (0,5 điểm ) Nêu vấn đề nghị luận (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh) b/ Thân bài: : (4 điểm ) Luận điểm1:Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. (1 điểm ) - Luận cứ :Từ hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà thơ đi đến nguyện ước là một mùa xuân nho nhỏ để dâng cho đời. Luận điểm 2: Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.(1 điểm ) -Luận cứ 1: Dó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, là lộc giắt đầy quanh lưng. -Luận cứ 2: Đó là tiếng chim chiền chiện lãnh lót vang trời (1 điểm ) Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, triều mến của nhà thơ. -Luận cứ 1: Cảm xúc ấy được thể hiện trong lời kêu, giọng hỏi: ơi hót chi mà. -Luận cứ 2: Cảm xúc được thể hiện qua tư thế độc đáo: Tôi nđưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân. -Luận cứ 3: Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền thống bốn nghìn năm, đến sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước. Luận điểm 4: Thanh Hải bộc lộ một nguyện ước chân thành: (1 điểm ) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. c.Kết bài (0,5 điểm) Đưa ra nhận xét nhận định về tác phẩm: Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta, bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vươn, quyến luyến, bởi nguyện ước tha thiết chân thành. VI- XEM XET LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ C âu hỏi và đáp án chính xác Các câu hỏi phù hợp với chuẩn cần đánh giá . Phù hợp với nhận thức của học sinh

File đính kèm:

  • dockiem tra cuoi hoc ki 2.doc