I.Phần chung (3 điểm)
Câu 1.
Anh/chị viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về văn hóa giao thông của giới trẻ hiện nay.
II. Phần riêng( 7 điểm)
Câu 2a. Dành cho ban cơ bản:
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ( truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân).
Câu 2b.Dành cho ban nâng cao:
Hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tàn
(truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam)
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 11 - Học kì 1 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 11
Năm học 2013-2014
Thời gian làm bài 90 phút
I.Phần chung (3 điểm)
Câu 1.
Anh/chị viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về văn hóa giao thông của giới trẻ hiện nay.
II. Phần riêng( 7 điểm)
Câu 2a. Dành cho ban cơ bản:
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ( truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân).
Câu 2b.Dành cho ban nâng cao:
Hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tàn
(truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam)
.Hết ....
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 11
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
1. Nghị luận xã hội
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(5% = 0,5 điểm)
10% điểm =1,0điểm)
15%x10 điểm = 1,5 điểm)
30%= 3,0 điểm
2. Làm văn:
Nghị luận văn học.
- Xác định đúng yêu cầu của đề.
-Nắm được những yêu cầu của bài nghị luận văn học.
- Cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
- Kết hợp một cách tổng hợp những kiến thức về Tiếng Việt,Làm văn, Đọc văn trong quá trình cảm nhận và có khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
10%
(1,0điểm)
40%
( 4,0 điểm)
20%
(2,0 điểm)
70% (7,0 đ)
Tổng cộng
5% (0,5 điểm)
20% (2,0 điểm)
55%
(5,5điểm)
20%
(2 điểm)
10 điểm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI HỌC KÌ NGỮ VĂN 11
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Văn hóa giao thông của giới trẻ hiện nay.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung:
1
Mở bài:
-Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Văn hóa giao thông của giới trẻ hiện nay.
0,5
2
a.
Thân bài:
Giải thích :
-Văn hóa giao thông:là hiểu biết, ý thức chấp hành Luật giao thông,là cách ứng xử đẹp của người tham gia giao thông
- Giới trẻ: những người trẻ tuổi.
→Vấn đề nghị luận: ý thức,cách ứng xử đúng và đẹp của những người trẻ tuổi khi tham gia giao thông.
0,5
b
Phân tích và bàn luận:
-Văn hóa giao thông là một trong những chuẩn mực của văn hóa sống đối với giới trẻ.Biểu hiện:
+ Hiểu rõ Luât giao thông(độ tuổi của người điều khiển phương tiện cơ giới, tốc độ, tín hiệu giao thông,)
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông( đội mũ bảo hiểm khi đi xe đap điện, xe máy ; không :lạng lách đánh võng, đua xe,uống rượu bia)
+ Khi xảy ra tai nạn, cần tập trung giúp đỡ, cứu chữa người bị thương; không tranh cãi ,đôi co ai đúng ai sai bỏ mặc người gặp nạn...
- Trong khi phần lớn những người trẻ tuổi chấp hành tốt Luật giao thông , có không ít người coi thường luật pháp,coi thường tính mạng và tài sản của người khác. Họ phóng nhanh,vượt ẩu,lạng lách,vượt đèn đỏ Và không ít thanh niên còn tỏ ra côn đồ khi xảy ra tai nạn.
2,0
1,0
1,0
c
Bài học nhận thức và hành động của bản thân
0,5
3.Kết bài
Khẳng định vấn đề nghị luận
0,5
2
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học
- Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung:
2a
Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
0,5
Thân bài
-Huấn Cao là hình tượng nghệ thuật trung tâm trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện lòng ngưỡng mộ, cảm phục,trân trọng tài năng,nhân cách và bản lĩnh của một người nghệ sĩ,một người anh hùng. Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao đặc biệt rực rỡ và chói lòa trong phần cuối của thiên truyện- cảnh cho chữ.
-Hoàn cảnh đặc biệt:
+ thời gian: “ đêm hôm ấy”
+ Không gian: “trong một buồng tối phân gián”
-Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:
+ Tài năng: “những nét chữ vuông tươi tắn” dần hiện trên nền “tấm lụa trắng tinh”. Đây là “sở nguyện” mà viên quản ngục không ngờ mình có được→ cái đẹp được sinh ra để dành tặng người trân trọng nó.
+ Khí phách : “ một người tù cổ đeo gôngnét chữ”→tự do, chủ động- người nắm quyền, làm chủ.
Tư thế ấy đối lập với quản ngục và thầy thơ lại “ khúm núm”, “run run”→sợ sệt, thụ động-kẻ bị truất quyền, bị sai khiến.
+ Nhân cách: Lời khuyên chân thành ,chí tình với quản nguc
( cách xưng hô, nội dung). Hành động bái lạy của quản ngục.
-Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, dựng cảnh , ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình, thủ pháp tương phản
0,5
1,0
4,5
0,5
1,5
1,5
1,0
Kết bài
Khẳng định thành công của Nguyễn Tuân khi ngợi ca vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ.
0,5
2b
Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
0,5
Thân bài
-Khái quát cảnh phố huyện lúc chiều tối.
*Cảnh phố huyện lúc chiều tối :
-Hình ảnh thiên nhiên:
+Hình ảnh và màu sắc: “ hoàng hôn đỏ rực”, “ dãy tre lãng sẫm đen”
+Âm thanh: “tiếng ếch nhái kêu ran”,” tiếng muỗi vo ve”
+Mùi vị: “ mùi riêng của đất”-mùi của quê hương
→Đặc điểm: êm ả, đượm buồn, thấm đượm tình cảm trìu mến của nhà văn.
Hình ảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động của con người, gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật và tạo nét trữ tình cho tác phẩm
Thiên nhiên ấy được đặt trong cảm nhận của Liên –một đứa trẻ.
-Hình ảnh con người:
+Một vài người bán hàng về muộn.
+Mấy đứa trẻ con nhà nghèo.
+Mẹ con chị Tí
+Chị em Liên
+Bà cụ Thi điên
→Đặc điểm: buồn bã, héo hắt , xơ xác , mỏi mòn
Hình ảnh con người nơi phố huyện nghèo ấy được vẽ ra bởi một ngòi bút giàu tình yêu thương, luôn cảm thông, xót thương và khao khát sự đổi thay đến với họ.
*Nghệ thuật: miêu tả thiên nhiên và con người trong mối tương đồng( ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn) ;dựng lên những mẩu đối thoại vu vơ;chú ý làm rõ trạng thái tâm hồn của nhân vật
0,5
5,5
2,5
1,0
0,5
1,0
2,0
1,0
1,0
1,0
Kết bài
Đánh giá thành công của nhà văn Thạch Lam trong miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều tối
0,5
* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo.
File đính kèm:
- DE THI HK I LOP 11.doc