Câu 1/ Chủ đề năm học 2010-2011 là :
a) Năm học ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Năm học Xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích cực.
d) Cả 3 ý trên đều đúng.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lý thuyết giáo viên giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN GIỎI
Họ và tên GV:……………………. Năm học 2010 2011
Dạy lớp ( môn ): Ngày 13/11/2010 - Thời gian 60 phút
I/ Phần trắc nghiệm: Anh, chị hãy đánh dấu chéo ( X ) vào trước câu trả lời đúng nhất .
Câu 1/ Chủ đề năm học 2010-2011 là :
a) Năm học ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Năm học Xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích cực.
d) Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Một trong những nhiệm vụ cơ bản mà nhà giáo phải thực hiện là :
a/ Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
b/ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường hoặc của cơ sở giáo dục.
c/ Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
d/ Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3: Theo thông tư 32/2009/BGD-ĐT về đánh giá xếp loại học sinh, trong năm học, học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào những thời điểm nào?
a/ Cuối học kì I, cuối học kì II và cuối năm học
b/ Cuối năm học.
c/. Cuối học kì I và cuối năm học.
Câu 4: Quan điểm nào dưới đây được chọn làm định hướng cơ bản trong việc biên soạn chương trình thay sách Tiếng Việt ở bậc tiểu học:
a) Quan điểm dạy học tích hợp và giao tiếp.
b) Quan điểm dạy học giao tiếp.
c) Quan điểm dạy học tích hợp.
d) Quan điểm đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Câu 5: Theo thông tư 32/2009/BGD-ĐT, các môn học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm:
a/ Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Ngoại ngữ
b/. Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc,Tin học.
c/ Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Kĩ Thuật, Mĩ Thuật, Thể dục, Âm nhạc.
Câu 6: Đối với học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên cơ sở :
a/ Dựa trên các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu.
b/ Dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này.
c/ Chỉ đánh giá dựa trên kết quả của 2 môn Toán và Tiếng Việt, không đánh giá các môn còn lại.
Câu 7: Anh, chị hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
a/ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.
b/ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được áp dung với mọi loại hình giáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
c/ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều kiện về văn bằng, chuẩn đào tạo.
Câu 8: Theo luật giáo dục quy định, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là:
a/ Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và có chứng chỉ dạy tiểu học.
b/ Có bằng tốt nghiệp Trung cấp sư phạm.
c/ Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm.
d/ Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Trong quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT, quy định của Chuẩn bao gồm:
a/ 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 6 tiêu chí.
b/ 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.
c/ 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 4 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 3 tiêu chí.
Câu 10: Quy trình đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn được thực hiện như sau:
a/ Giáo viên căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn được quy định của Chuẩn; Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên; Hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại trên cơ sở đánh giá xếp loại của GV, của Tổ CM và tập thể Lãnh đạo nhà trường.
b/ Hiệu trưởng căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo các tiêu chuẩn được quy định của Chuẩn; Thông qua ý kiến góp ý của Tổ chuyên môn và đồng nghiệp trong tổ; Hiệu trưởng chịu mọi trách nhiệm về việc đánh giá, xếp loại từng trường hợp cụ thể.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 11:Các phương pháp cơ bản để dạy Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới là:
a/ Phương pháp thực hành; Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
b/ Phương pháp diễn giải; Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
c/ Phương pháp diễn giải; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp quan sát; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
Câu 12:Dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới có hai yêu cầu quan trọng cơ bản là:
a/ Bảo đảm mục tiêu học tập và giao tiếp của từng cá nhân trong môi trường học tập chung; Kích thích tư duy sáng tạo và nỗ lực học tập của mỗi học sinh.
b/ Nắm được mục tiêu chương trình, hiểu cấu trúc chương trình và nội dung sách giáo khoa; Vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực phù hợp với từng nội dung.
c/ Cả hai ý trên.
Câu 13: Thế nào là tổ chức dạy học theo nhóm?
a) Là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, học sinh được tổ chức thành các nhóm thích hợp theo trình độ, giáo viên là người trực tiếp cùng tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức .
b) Là hình thức dạy học theo kiểu phân chia đối tượng học sinh thành các nhóm có cùng sở thích. Ở đó, học sinh được chọn lựa nội dung kiến thức vừa trình độ, nhằm tạo môi trường học tập gần gũi, giúp các em tự tin trong học tập.
c) Là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, học sinh được tổ chức theo nhóm thích hợp, được kích thích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
Câu 14: Phương pháp quan sát là gì?
a/ Là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến cúa các hiện tượng hoặc sự vật đó.
b/ Là phương pháp, mà theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể sử dụng một hay nhiều giác quan và sử dụng dụng cụ làm tăng thêm khả năng của giác quan đó để thu nhận thông tin.
c/ Cả hai ý trên.
Câu 15:Anh, chị hiểu thế nào là hoạt động giáo dục NGLL?
a/ Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học.
b/ Hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 16: Về mặt dạy học, phương pháp đàm thoại giúp giáo viên đạt được những mục đích như sau:
a) Tạo khả năng cho giáo viên hiểu và gần gũi với học sinh.
b) Thu được những thông tin ngược nhanh, gọn từ học sinh để biết kết quả dạy học và kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học
c) Cả 2 ý trên đều đúng
Câu 17: Những tác dụng của việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử ở Tiểu học là :
a) Giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức lich sử mà học sinh thu nhận được; góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lich sử; phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của học sinh, tạo tính tự tin trong học tập.
b) Giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức lich sử mà học sinh thu nhận được; góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lich sử.
c) Góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lich sử; phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của học sinh, tạo tính tự tin trong học tập.
Câu 18: Theo luật giáo dục năm 2005, Nhà giáo phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào sau đây:
a/ Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt; Lí lịch bản thân rõ ràng.
b/ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
c/ Cả hai ý trên đều đúng.
d/ Chỉ có câu b đúng
Câu 19:Những nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau:
a) Hoạt động văn hoá - nghệ thuật; hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; hoạt động thực hành khoa học - kĩ thuật; hoạt động lao động công ích.
b) Hoạt động văn hoá - nghệ thuật; hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; hoạt động thực hành khoa học - kĩ thuật; hoạt động lao động công ích; hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh; các hoạt động mang tính xã hội.
c) Hoạt động văn hoá - nghệ thuật; hoạt động lao động công ích; hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh; các hoạt động mang tính xã hội.
Câu 20: Yêu cầu của việc dạy học hợp tác theo nhóm trong môn Toán là:
a) Góp phần tạo ý thức tự chủ, độc lập cho học sinh.
b) Tạo cơ hội để học sinh hoà nhập cộng đồng, tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện ý kiến của bản thân.
c) Tạo cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác, biết đánh giá ý kiến của bạn, xác định trách nhiệm của cá nhân trong tập thể.
d) Cả 3 ý trên đều đúng.
II/ Phần tự luận:Xử lí tình huống
Ở lớp anh, chị chủ nhiệm, có một học sinh cá biệt. Em rất hay chọc phá và đánh bạn trong lớp, trong trường. Anh, chị đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em vẫn không thay đổi. Ngược lại còn có thái độ vô lễ với giáo viên, thậm chí nhiều khi còn tỏ ra xúc phạm giáo viên. Điều kiện gia đình em có nhiều khó khăn. Bố mẹ em là những người ít hiểu biết, lại bận rộn mưu sinh nên ít quan tâm đến con cái. Anh, chị sẽ làm gì để giáo dục em học sinh đó tốt hơn.
File đính kèm:
- de cuong on thi GV day gioi bac TH.doc