Đề thi kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

1. Kiến thức: Thông qua bài kiểm tra sẽ củng cố,nhấn mạnh và đánh giá được các kiến thức trọng tâm như:

* CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG((18 tiết)

- Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người.

 - Xác định các bộ phận của các hệ cơ quan ở chim bồ câu qua quan sát hình vẽ

 - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống

* CHƯƠNG VII:SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT(3tiết)

 - Nêu khái niệm sinh sản hữu tính; sinh sản vô tính?

 - So sánh hệ hô hấp của ếch và thằn lằn?

* CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI( 6 tiết)

 - Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.

 - Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.

2. Đối tượng: Học sinh lớp 7 (Trung bình – khá)

II.HÌNH THỨC KIỂM TRA : 100% Tự luận

III. MA TRẬN ĐỀ: (Đề số 1)

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: sinh học 7 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian phát đề) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 1. Kiến thức: Thông qua bài kiểm tra sẽ củng cố,nhấn mạnh và đánh giá được các kiến thức trọng tâm như: * CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG((18 tiết) - Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người. - Xác định các bộ phận của các hệ cơ quan ở chim bồ câu qua quan sát hình vẽ - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống * CHƯƠNG VII:SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT(3tiết) - Nêu khái niệm sinh sản hữu tính; sinh sản vô tính? - So sánh hệ hô hấp của ếch và thằn lằn? * CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI( 6 tiết) - Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học. - Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 7 (Trung bình – khá) II.HÌNH THỨC KIỂM TRA : 100% Tự luận III. MA TRẬN ĐỀ: (Đề số 1) Chủ đề Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Lớp lưỡng cư Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người. 25.0đ = 10% 25.0đ = 100% Lớp bò sát So sánh hệ hô hấp của ếch và thằn lằn. 37.5đ = 15% 37.5đ = 100% Lớp chim Xác định các bộ phận của các hệ cơ quan ở chim bồ câu qua quan sát hình vẽ 50.0đ = 20% 50.0đ = 100% Lớp thú Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống 50.0đ = 20% 50.0đ = 100% Sự tiến hóa của động vật Khái niệm sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính. Cho ví dụ. 37.5đ = 15% 37.5đ = 100% Động vật với đời sống con người Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 50.0đ = 20% 25.0đ = 50% 25.0đ = 50% Tổng số câu: 7 4 câu 2 câu 1 câu Tổng điểm: 250đ = 100% 137.5đ = 50.5% 87.5đ = 35% 25.0đ = 10% ĐỀ THI 01 Câu 1: (50.0đ/2.0đ) Nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học? Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. Câu 2: (25.0đ/ 1.0đ) Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người. Câu 3: (37.5đ/1.5đ) So sánh sự hô hấp của ếch và thằn lằn có gì giống và khác nhau? Câu 4: (50.0đ/ 2.0đ) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Câu 5: (37.5đ/1.5đ) Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính? Cho ví dụ. Câu 6: (50.0đ/2.0đ) Hãy xác định các thành phần cấu tạo của các hệ cơ quan ở chim bồ câu bằng cách chú thích vào các chữ số trong hình vẽ dưới đây: Hình: cấu tạo trong của chim bồ câu ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1 * Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi, ô nhiễm môi trường - Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư * Theo em, muốn bảo vệ đa dạng sinh học phải ra sức tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa của đa dạng sinh học, thuyết phục người khác không săn bắn và buôn bán động vật, không phá rừng làm nương rẫy, đề phòng cháy rừng ... 50.0đ/2.0đ 12.5đ 12.5đ 25.0đ 2 Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người là: - Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh. - Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc. - Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng. 25.0đ/1.0đ 6.25đ 6.25đ 6.25đ 6.25đ 3 - Giống nhau: Đều hô hấp bằng phổi - Khác nhau: + Ếch: ngoài hô hấp bằng phổi còn hô hấp qua da; + Thằn lằn: hô hấp chủ yếu bằng phổi. 37.5đ/1.5đ 12.5đ 12.5đ 12.5đ 4 Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. - Bộ lông mao dày xốp giúp giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm. - Chi trước ngắn giúp thỏ đào hang, di chuyển. Chi sau dài khỏe giúp thỏ bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi. - Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy để thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường. - Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía giúp định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. - Mắt có mí, cử động được giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm 50.0đ/2.0đ 10.0đ 10.0đ 10.0đ 10.0đ 10.0đ 5 - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,... 37.5đ/1.5đ 12.5đ 6.25đ 12.5đ 6.25đ 6 Chú thích đúng vào các chữ số trong hình: 1. Thực quản 2. Khí quản 3. Diều 4. Ruột 5. Tim 6. Dạ dày cơ (mề) 7. Gan 8. Phổi 50.0đ/2.0đ Mỗi chú thích đúng 6.25đ PHÒNG GD $ ĐT ĐAM RÔNG Trường THCS Đạ M’Rông Lớp: 7A Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn : Sinh học 7 Thời gian: 45phút(không kể thời gian phát đề) Ngày KT:.. ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ SỐ 01 Câu 1: (50.0đ/2.0đ) Nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học? Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. Câu 2: (25.0đ/ 1.0đ) Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người. Câu 3: (37.5đ/1.5đ) So sánh sự hô hấp của ếch và thằn lằn có gì giống và khác nhau? Câu 4: (50.0đ/ 2.0đ) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Câu 5: (37.5đ/1.5đ) Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính? Cho ví dụ. Câu 6: (50.0đ/2.0đ) Hãy xác định các thành phần cấu tạo của các hệ cơ quan ở chim bồ câu bằng cách chú thích vào các chữ số trong hình vẽ dưới đây: Hình: cấu tạo trong của chim bồ câu BÀI LÀM .... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ....

File đính kèm:

  • docde thi sinh 7 hkII 2014.doc