Câu 1. (3,5 điểm)
Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Tại sao cuộc khởi nghĩa này có thể tồn tại gần 30 năm?
Câu 2. (4,5 điểm)
Phân tích thời cơ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương, biện pháp gì để đứng ở địa vị làm chủ đất nước đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật?
Câu 3. (6 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử từ 1954 đến 1975, chứng minh: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo ” ( SGK Lịch sử lớp 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 260 )
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Khối 12 - Năm học 2008-2009 - Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g miền Bắc có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng trong cả nước. Cách mạng miền Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Với đường lối này, cách mạng nước ta huy động được sức mạnh của cả nước chống Mỹ xâm lược, tận dụng được sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Đây là đường lối chính trị độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta đồng thời là nhân tố hàng đầu tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3. Đảng ta đã đề ra phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.
a. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Mỹ - Diệm âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước, Đảng ta chủ trương phải chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ để giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Đến năm 1959, Mỹ - Diệm đàn áp và khủng bố ác liệt với Luật 10/59. Đáp ứng nguyện vọng của đồng bào miền Nam, Đảng ta đề ra Nghị quyết 15 (1/1959) chủ trương cách mạng miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến, phải tiến hành giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang. Chủ trương này dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” 1959 – 1960, đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ đấu tranh giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, mở ra thời kỳ khủng hoảng của chế độ Sài Gòn...
b. Từ 1961 – 1965, Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với ba chỗ dựa chủ yếu: quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn và quốc sách “ấp chiến lược” do cố vấn Mỹ chỉ huy... Trước âm mưu mới của Mỹ, Đảng ta chủ trương giữ vững thế tiến công chiến lược, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược. Với chủ trương đó, cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh, tiến công và nổi dậy, làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ vào giữa năm 1965: với các thắng lợi An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài, quân đội Sài Gòn không có khả năng chống lại quân giải phóng. Địch chỉ còn quản lý 2200 ấp/16000 ấp chiến lược. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Từ sau cuộc đảo chính 1/11/1963 đến giữa 1965 diễn ra 10 cuộc đảo chính.
c. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ leo thang chiến tranh, tiến hành “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Trước tình thế khó khăn đó, Đảng ta quyết định phải giữ vững thế chiến lược tiến công. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Miền Bắc phải vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa tiếp tực xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, đồng thời tiếp tục chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam tiếp tục tiến hành chiến tranh cách mạng để chống Mỹ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng hai miền Nam, Bắc đã phối hợp chiến đấu chặt chẽ làm thất bại âm mưu của Mỹ. Miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, bắn rơi 3243 máy bay. Miền Nam từng bước đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” (Vạn Tường, hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967). Từ thắng lợi của quân và dân hai miền Nam Bắc, đầu 1967, Đảng ta mở thêm mặt trận đấu tranh ngoại giao để kết hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Đầu năm 1968, tranh thủ thời cơ thuận lợi, trên cơ sở so sánh lực lượng, Đảng ta chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên khắp miền Nam vào Xuân Mậu Thân 1968. Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã có ý nghĩa to lớn: cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đã giáng một đòn mạnh mẽ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện (1/11/1968), tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh và chấp nhận đàm phán ở Pari.
d.Từ 1969 – 1973, Mỹ tiếp tục tăng cường và mở rộng chiến tranh bằng các chiến lược: “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” với nhiều âm mưu thâm độc. Cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn.
Trước bối cảnh mới, Đảng ta đã đoàn kết chặt chẽ với cách mạng Lào và Campuchia (Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương 24 - 25/4/1970 quyết tâm đoàn kết chống Mỹ), kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, từng bước kiềm chế đánh thắng Mỹ và buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Cuộc tiến công chiến lược 1972 cùng trận“Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội cuối 1972 buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt ném bom miềm Bắc không điều kiện và đi đến ký Hiệp định Pari 1973, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, rút quân về nước, tạo ra điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
e. Sau Hịêp định Paris 1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lấn chiếm vùng giải phóng, “tràn ngập lãnh thổ”, Đảng ta quyết định cách mạng miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, giữ vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.Chấp hành chủ trương của Đảng, cách mạng miền Nam không những đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm mà còn mở các cuộc tiến công giành thắng lợi to lớn, mở ra khả năng để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tiêu biểu là chiến thắng Đường 14- Phước Long (6/1/1975).
Cuối 1974 đầu 1975, trên cơ sở phân tích tình hình, so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, đồng thời dự kiến nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Để tạo ra thời cơ chiến lược, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên. Đầu tháng 3-1975, sau khi đánh nghi binh ở Plâycu và KonTum, ta chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đột phá và giành được thắng lợi. Với thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, Đảng ta chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa 1975, trước hết là mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21đến 29/3) giành được thắng lợi. Phối hợp các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, các chiến trường phối hợp đã tiến công và nổi dậy, lần lượt giải phóng các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đẩy địch vào thế phòng ngự bị động, đứng trước sự sụp đổ hoàn toàn, tạo ra thời cơ thuận lợi để Đảng ta quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau khi tiến công xóa bỏ các hệ thống phòng ngự từ xa (Phan Rang, Xuân Lộc) bảo vệ Sài Gòn, ngày 26/4 với phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, với hỏa lực và lực lượng cơ động mạnh, năm cánh quân đã tập trung lực lượng tấn công vào năm mục tiêu đầu não của địch ở Sài Gòn. Đến 11 giờ 30 phút, chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
e. Có thể nói, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tháng lợi do nhiều yếu tố tạo nên nhưng sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính tri, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo là nhân tố quyết định nhất.
0,25 điểm
1,5điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75điểm
0,75 điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
B- LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 điểm)
Tại sao nói: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ? Những nhân tố nào đã tạo ra sự triệt để này ?
1.Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng triệt để nhất vì cuộc cách mạng này đã hoàn thành những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản:
.- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa.
- Tuyên bố xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ đẳng cấp, thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789), Hiếp pháp 1793, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
. - Xóa bỏ quan hệ ruộng đất phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân thể hiện trong Đạo luật tháng 6/ 1973.
2.- Những nhân tố nào đã tạo ra sự triệt để này
- Do giai cấp tư sản Pháp mạnh
- Quần chúng nhân dân có tinh thần cách mạng cao.
- Tác động mạnh mẽ của tư tưởng khai sáng: Vonte, Rutxô, Mêliê, nhóm Bách khoa toàn thư.
1,25 điểm
0,75 điểm
Câu 2
(4 điểm)
Vì sao nói: Toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Xu thế toàn cầu hóa
Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới... Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.
Cơ hội đối với các nước đang phát triển
Tạo ra những điều kiện thuận lợi để các nước đang phát triển thúc đẩy mạnh mẽ, nhanh chóng việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng, tạo ra sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Thách thức đối với các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa đòi hỏi các nước đang phát triển phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, phải biết tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế, nếu không sẽ bị tụt hậu, lệ thuộc.
Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước, làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính dẫn đến kém an toàn về chính trị), tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, nền độc lập tự chủ quốc gia dễ bị xâm phạm...
1 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
........................................
File đính kèm:
- De thi HSG su L12 chuyen 0809.doc