Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9

Câu 1: Tác giả đoạn trích trên là ai?

A: Nguyễn Du. C: Nguyễn Dữ.

B: Nguyễn Đình Thi. D: Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2: Truyện thơ “Lục Vân Tiên” được sáng tác bằng loại chữ nào?

A: Chữ Hán. C: Chữ Quốc ngữ.

B: Chữ Nôm. D: Một loại chữ khác.

Câu 3: Trong đoạn trích tác giả dùng phương thức biểu đạt chính là gì?

A: Tự sự. C: Biêu cảm.

B: Miêu tả. D: Nghị luận.

Câu 4: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

A: Vân Tiên. C: Triệu Tử.

B: Phong Lai. D: Người dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Giáo viên: ..*&*... Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: ngữ văn 9 Thời gian: 150 phút I. Trắc nghiệm. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi đáp án đúng: “Vân Tiên ghé lại bên đàng. Bẻ cây làm gậy nhằm nàng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Phong Lai mặt đỏ phừng phừng. Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy. Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng. Vân Tiên tả đột hữu xung. Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan. Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”. (Trích truyện Lục Vân Tiên) Câu 1: Tác giả đoạn trích trên là ai? A: Nguyễn Du. C: Nguyễn Dữ. B: Nguyễn Đình Thi. D: Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2: Truyện thơ “Lục Vân Tiên” được sáng tác bằng loại chữ nào? A: Chữ Hán. C: Chữ Quốc ngữ. B: Chữ Nôm. D: Một loại chữ khác. Câu 3: Trong đoạn trích tác giả dùng phương thức biểu đạt chính là gì? A: Tự sự. C: Biêu cảm. B: Miêu tả. D: Nghị luận. Câu 4: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? A: Vân Tiên. C: Triệu Tử. B: Phong Lai. D: Người dân. Câu 5: Nhân vật trong đọan trích được miêu tả chủ yếu qua phương diện nào? A: Ngoại hình. B: Nội tâm. C: Hành động. D: Cử chỉ. Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích? A: Vân Tiên là người có sức mạnh thần kỳ. B: Vân Tiên là một hiệp sỹ giang hồ. C: Vân Tiên là anh hùng hào hán. D: Vân Tiên là người chân chính, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài. Câu 7: Các từ “Vô, mầy” thuộc lớp từ nào? A: Từ toàn dân. C: Phương ngữ. B: Biệt ngữ xã hội. D: Từ mượn. Câu 8: Từ nào sau đây không phải là từ láy? A: Phưng phừng. C: Bịt bùng. B: Lãy lừng. D: Lâu la. Câu 9: Câu thơ: “Vân Tiên tả đột hữu xung Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.” Đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A: So sánh. B: Nói quá. C: Hoán dụ. D: ẩn dụ. Câu 10: Câu nghi vấn: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?” dùng để làm gì? A: Hỏi. B: Phủ định. C: Đe dọa. D: Dỗ dành. Câu 11: Nhân vật Lục Vân Tiên gần gũi với nhân vật nào trong truyện Kiểu? A: Kim Trọng. B: Tù Hải. C: Thúc Sinh. D: Vương Quan. Câu 12: Các lời thoại trong đoạn trích được dẫn theo cách nào? A: Cách dẫn trực tiếp. B: Cách dẫn gián tiếp. II. Tự luận. Câu 1: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau: “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi. Lại có mưa xuân nước vỗ trời”. (Bến đò xuân đầu trại -Nguyễn Trãi) Câu 2: Trong giấc mơ em được gặp cô bé bán diêm (nhân vật trong truyện “Cô bé bán diêm”- Anđéc xen-. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động ấy. Hết Đáp án - ngữ văn 9 I. Phần trắc nghiệm. (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1: D Câu 7: C Câu 2: B Câu 8: D Câu 3: A Câu 9: A Câu 4: A Câu 10: C Câu 5: C Câu 11: B Câu 6: D Câu 12: A II. Tự luận. (7 điểm) Câu1: (2điểm). - Câu thơ thứ nhất sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ “xanh như khói”, là maù xanh hư ảo được nhìn qua lớp mưa bụi bay. Cách so sánh ấy gợi ra một không gian vừa thực vừa lãng mạn (1điểm). - Câu thơ thứ hai là điểm nhìn để tả cảnh, phải đúng ở gần sát mép nước mới có thể cảm nhận được “nước vỗ trời”, đây là bức tranh xuân tuyệt đẹp (1điểm). Câu1: (5điểm). Lưu ý: Đây là kiểu bài tự sự kết hợp với các phương thức miêu tả, biêu cảm, nghị luận. Bài làm cần đáp ứng những nội dung cơ bản sau: *Mở bài: (1điểm). Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa nhân vật và cô bé bán diêm. *Thân bài: (3.5điểm). - Cuộc trò truyện của nhân vật với cô bé bán diêm (1điểm). - Cuộc sống mới trên thiên đường của cô bé bán diêm (1điểm). - Nhân vật chứng kiến một hành động cao đẹp của cô bé bán diêm (có đan xen cảm xúc của người kể) (1.5điểm). *Kết bài: (1điểm). - Kết thúc cuộc gặp gỡ. - Cảm xúc của người kể chuyện * Chữ viết sạch đẹp, cách đặt câu dùng từ hợp lý (0.5điểm).

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9.doc