Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học 9

1- Cho hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Fe, Al2O3. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2 , dung dịch B1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt được dung dịch B4. Viết các PTPƯ.

 2- Nung 16,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 180ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 33,49 gam kết tủa.

 Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG BUK xt TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 Môn: HÓA HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút Bài 1: (4,0 điểm) 1. Không dùng hoá chất nào khác, nêu phương pháp nhận biết 4 lọ đựng 4 dung dịch bị mất nhãn sau: Na2CO3 , BaCl2 , NaCl, HCl 2. Cho sơ đồ biến hóa sau: to CaCO3 CaO A B C CaCO3 (1) (2) (3) (4) (7) (8) (5) (6) D B Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái: A, B, C, D. Biết rằng chúng là những chất khác nhau. Viết phương trình phản ứng. Bài 2: (5,0 điểm) 1- Hãy cho biết hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có sau khi cho: a- Kẽm vào dung dịch đồng sunfat. b- Đồng vào dung dịch bạc nitrat. c- Kẽm vào dung dịch magie clorua. d- Nhôm vào dung dịch đồng clorua. 2- Biết A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở t0 cao cho ngọn lửa màu vàng. Biết A + B C B C + H2O + D (D là hợp chất của cacbon) D + A B hoặc C Hỏi A, B, C là các chất gì? Viết phương trình hoá học giải thích quá trình trên ? Câu 3:( 6,0 điểm). 1- Cho hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Fe, Al2O3. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2 , dung dịch B1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt được dung dịch B4. Viết các PTPƯ. 2- Nung 16,8 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 180ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 33,49 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 4:( 5.0điểm ) Cho 0,51 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và Mg vào 100 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, lọc, thu được 0,69 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, được 0,45 gam chất rắn D. a) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. c) Hòa tan hoàn toàn chất rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 duy nhất ở đktc. Tính V? Chú ý :- Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG BUK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG BUK xt TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 Môn: HÓA HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu ĐÁP ÁN -ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Điểm Câu 1 ( 4đ) 1 –( 2,0đ ) - Trích mỗi hoá chất ra ống nghiệm làm mẫu thử rồi đánh số thứ tự tương ứng. - Lần lượt đem các mẫu thử đun nóng + Mẫu thử nào bay hơi hết thì đó là dung dịch HCl. - Dùng mẫu thử HCl nhận biết được ở trên nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại. + Mẫu thử nào có khí bay lên là dung dịch Na2CO3 Na2CO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O - Dùng dung dịch Na2CO3 vừa nhận biết ở trên nhỏ vào 2 mẫu thử còn lại. + Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch BaCl2. BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl - Chất còn lại là NaCl 2-(2,0đ) (1) CaCO3 CaO + CO2 (2) CaO + H2O Ca(OH)2 ( A) (3) Ca(OH)2 + 2 HCl CaCl2 + 2 H2O ( B ) ( 4) CaCl2 + 2 AgNO3 Ca(NO3)2 + 2 AgCl ( C ) (5) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 ( D ) (6) Ca(HCO3)2 + 2 HNO3 Ca(NO3)2 + 2 H2O + 2CO2 ( C ) (7) Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2 NaNO3 (C) (8) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O (B) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (4đ ) 1- Hiện tượng xảy ra a- Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần: CuSO4 + Zn ZnSO4 + Cu ¯ b- Chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng. Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối, màu xanh lam xuất hiện trong dung dịch. Cu +2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag¯ Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng. Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh dung dịch nhạt dần. 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu¯ 2- A, B, C là các hợp chất của Na vì khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng. - Để thoả mãn điều kiện của đầu bài: A là NaOH; B là NaHCO3 và C là Na2CO3 Phương trình hoá học: NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O 2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 CO2 + NaOH NaHCO3 Hoặc: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (6đ ) 1 - Khi cho hỗn hợp chất rắn A tan trọng NaOH dư: 2Al + 2 NaOH + 2 H2O → 2NaAlO2 + 3H2 Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Chất rắn A1 gồm Fe3O4 và Fe. Dung dịch B1 có NaAlO2, NaOH dư. Khí C1 là H2. Khi cho khí C1 tác dụng với A: Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O Al2O3 + H2 → Không phản ứng Chất rắn A2 gồm Fe, Al, Al2O3 Dung dịch B1 cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O 2NaAlO2 + 4 H2SO4 → Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 4H2O Cho A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng: Al2O3 + 3H2O4 → Al2(SO4)3 + 3H2O 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Dung dịch B3 gồm Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3. Khí C2 là SO2, khi cho B3 tác dụng với bột sắt: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 2- Số mol Ba(OH)2 = 0,18 (mol) Số mol BaCO3 = 0,17 (mol) MgCO3 → to MgO + CO2 xmol xmol CaCO3 → to CaO + CO2 ymol ymol ta có : 84x + 100y = 16.8 (I ) Vì nên bài toán xảy ra 2 trường hợp : * TH1 : Thiếu CO2, dư Ba(OH)2 CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O 0,17mol 0,17mol Ta có : x +y = 0,17 (II) Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình : Thành phần % 2 muối : %MgCO3 = 6.25%; %CaCO3 = 93.75% * Trường hợp 2: dư CO2, kết tủa tan một phần CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O O,18mol 0,18mol 0,18mol CO2 + BaCO3 + H2O→ Ba(HCO3)2 0,01mol 0,01 mol Ta có : x +y = 0,19 (III) Thành phần % 2 muối : %MgCO3 = 68.75%; %CaCO3 =31.25% 0,5 0,25 1 0,75 0,5 0,25 0,125 0,125 0,25 0,125 0,25 0,25 0,25 0,25 0,125 0,125 0,375 0,25 0,25 Câu 4 (5,0đ) Theo đề: Lúc đầu dùng 0,51 gam hỗn hợp Mg và Fe, qua những biến đổi chỉ thu được 0,45 gam MgO và Fe2O3 Þ CuSO4 thiếu, Fe dư. Các phương trình hóa học: Mg + CuSO4 ® MgSO4 + Cu (1) Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu (2) Vì Mg mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng hết, Fe phản ứng với phần CuSO4 còn lại và Fe dư. Do đó chất rắn B gồm Cu và Fe dư. MgSO4 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + Na2SO4 (3) FeSO4 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + Na2SO4 (4) t0 Nung kết tủa trong không khí: t0 Mg(OH)2 ® MgO + H2O (5) 4Fe(OH)2 + O2 ® 2Fe2O3 + 4H2O (6) Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe có trong 0,51 gam hỗn hợp, a là số mol Fe tham gia phản ứng (2). Ta có: 24x + 56y = 0,51 (I) 56(y – a) + 64(x + a) = 0,69 (II) 40x + 160.a/2 = 0,45 (III) Kết hợp (I), (II) và (III) ta có: x = 0,00375 ; y = 0,0075 ; a = 0,00375 a) Nồng độ mol của dung dịch CuSO4: CM(CuSO) = M b) Thành phần % khối lượng của hỗn hợp A. %mMg = %mFe = 100% - 17,65% = 82,35% c) Thể tích khí SO2 sinh ra (đktc). Chất rắn B gồm Fe dư và Cu. Khi cho B tác dụng với H2SO4 đặc, nóng: 2Fe + 6H2SO4(đặc,nóng) ® Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O (7) Cu + 2H2SO4(đặc,nóng) ® CuSO4 + SO2­ + 2H2O (8) (7) ® nSO = nFe dư = (y – a) = (0,0075 – 0,00375) = 0,005625 mol (8) ® nSO = nCu = x + a = 0,0075 + 0,00375 = 0,01125 mol VSO = 22,4.(0,005625 + 0,01125) = 0,378 lít. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

File đính kèm:

  • docDe HSG hoa 9.doc