Đề tài Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh

Theo yêu cầu của giáo dục hiện nay, những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học của chương trình tiếng Anh mới do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn với phương pháp dạy học với cốt lõi là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động thì việc tổ chức học sinh luyện tập thành cặp, nhóm là rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ, đó là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp, giúp học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp nhiều nhất có thể

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học để học sinh làm việc theo nhóm. Một hs trong nhóm nêu lên nhu cầu của mình với I want …và những người khác trong nhóm đưa ra lời đề nghị. Để học sinh tham gia tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi : nhóm nào đưa ra được nhiều lời đề nghị nhất đúng nhất và nhanh nhất sẽ ghi được điểm cho đội mình. Giáo viên có thể dành một ít phút để học sinh tự nêu lên nhu cầu thực sự chúng đang cần, còn các học sinh ở nhóm khác phải cố gắng đưa ra lời đề nghị và nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Hoặc ngược lại GV cũng có thể cho hs thi đưa ra lời đề nghị ngộ nghĩnh nhất. Lời đề nghị ngộ nghĩnh là lời đề nghị không liên quan gì đến nhu cầu của bạn mình đưa ra. Mục đích của hình thức luyện này là tạo điều kiện cho hs phát triển óc hài hước của mình và thể hiện sự nhanh trí, qua đó rèn được sự phản xạ nhanh trong ngôn ngữ. Đồng thời cũng tạo ra được những tiếng cười sảng khoái nhằm giúp hs giải trí. Ví dụ: HS1: I want some food. HS2: Let’s go to the zoo. HS3: Let’s go to the toilet. ….. Sau đó gv cho cả lớp bình chọn nhóm nào là nhóm có lời bình chọn ngộ ngĩnh nhất. 1.2.2.4 Viết chính tả Giáo viên đặt một bài viết ở một vị trí nào đó trong lớp, chia lớp ra thành 3 nhóm lớn, quy định mỗi học sinh trong mỗi nhóm khi có hiệu lệnh bắt đầu thì chạy về nơi đặt bài viết, đọc 1 câu và chạy về đọc lại cho thư ký viết. Tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành bài viết. 1.2.2.5 Tiên đoán Bài tập này thường dùng cho học sinh của lớp chọn. Trước khi đọc một bài khoá, giáo viên chỉ cho 1 câu chủ đề (Ví dụ: câu chủ đề “Tet is coming soon” trong Tiếng Anh 4 - Unit 15 Festivals Lesson 2), sau đó yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc một số từ vựng có thể gặp trong bài. Học sinh có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ nói đến các vấn đề có liên quan đến thức ăn, quần áo, tiền lì xì … 1.2.3.6 Suy luận: Từ một cấu trúc câu cơ bản giáo viên đã dạy cho hs, gv có thể mở rộng thêm cấu trúc câu khác nhờ vào việc yêu cầu hs suy luận trong nhóm của mình từ câu nền. Ví dụ: - Khi dạy cấu trúc câu với There are … “There are twenty desks and twenty benches in the classroom”, gv gợi ý học sinh suy luận bằng cách đặt câu hỏi “Is the classroom big or small?” “Why?”, “How many students are there in the class ?”, sau khi hs thống nhất xong thì gọi từng đại diện của các nhóm trả lời - Khi dạy đến bài Favourite Food and Drink (Tiếng Anh 4 – Unit 13 – Lesson 1, 2, 3), gv cho câu: “Hoa never eats beef” và yêu cầu hs suy luận bằng các từ gợi ý “Beef is not ….” , “She doesn’t …” Tương tự có thể yêu cầu hs suy luận đối với một số cấu trúc câu khác nữa. 1.2.3.7 Trả lời các câu hỏi suy đoán Sau mỗi bài đọc, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi để học sinh suy đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Học sinh trong nhóm thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm. Ví dụ: Cho hs đoạn văn “This is my mother. Her name is Lan. She is thirty- five years old. She is beautiful. She is a teacher at a primary school. She loves her work. She is kind and friendly.” GV đặt ra các câu hỏi cho học sinh thảo luận trả lời như: 1. Is she young? 2. Does she love her pupils? Why? 3. Is she a good teacher? 1.2.3.8 Thảo luận Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó rồi để cho tất cả các nhóm thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm ( nếu có sự thống nhất ) hay tóm tắt lại các ý kiến ( nếu có sự khác nhau ).Tiếp theo, giáo viên để cho học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. Giáo viên không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có ý kiến sai mà không có học sinh nào phản bác. Ví dụ: Sau dạy xong cả 3 bài của Unit 15 Festivals (Tiếng Anh 4), gv đưa ra chủ đề “Which festival do you like best? Why?” và để cho hs thảo luận và trình bày kết quả trước lớp. Qua hai giải pháp cụ thể nêu trên, khi đọc qua thì dường như đơn giản nhưng khi vào hoạt thực tế thì gặp nhiều khó khăn nhất định. Vậy nên để phát huy hết hiệu quả của các hoạt động trên, giáo viên cần: - Nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy vì thực hành theo cặp, nhóm có thể mất thời gian.. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong mọi hoạt động trên lớp. - Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng tối đa đồ dùng thiết bị dạy học. Để thêm sinh động, dễ nhập vai giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết học. - Kiểm tra một vài cặp – nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết. - Đưa ra lời chỉ dẫn rõ ràng : khi nào bắt đầu, cần phải làm gì, khi nào kết thúc… - Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng. - Lên một lộ trình làm việc cụ thể để học sinh biết cách làm việc theo cặp – nhóm và chúng biết chính xác phải làm gì. - Một số cặp – nhóm có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm nhiệm vụ. Linh hoạt, sáng tạo trong việc phân nhóm - cặp học sinh, đảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, học sinh trung bình và có cả học sinh khá, giỏi. 2. Khả năng áp dụng 2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả. Bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2013-2014 ở tại 3 lớp của khối 4 tôi đang giảng dạy và trong tổ chuyên môn. 2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có. Sau đề tài này có thể mở rộng và nâng cao hơn, cụ thể hóa hơn ở từng loại kiến thức qua từng loại kỹ năng khác nhau, đồng thời góp phần làm sinh động hơn cho chương trình tiếng Anh mới đang được xem là nặng đối với học sinh, làm cho các em dễ hiểu, dễ nhận dạng hơn và thực hành và vận dụng tốt các cấu trúc câu đã học. 2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm đề tài “ Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp –nhóm của học sinh” vào việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Bồng Sơn, chất lượng bộ môn đã được cải thiện. Nhìn chung kết quả đạt được khả quan, các em học sinh khá giỏi có điều kiện để phát triển kỹ năng nghe nói tốt hơn, các em học sinh trung bình trở xuống thì tự tin hơn để hòa nhập. Do đó bản thân tôi nhận thấy áp dụng và nâng cao hơn nữa đề tài này là có thể được góp phần nâng cao chất lượng học tập môn ngoại ngữ ở riêng đơn vị và ngành nói chung. 3. Lợi ích kinh tế xã hội. 3.1 Lợi ích có thể đạt được đến quá trình công tác: Qua đề tài đã nghiên cứu và áp dụng trong năm qua thể hiện rõ lợi ích trong quá trình dạy và học môn tiếng Anh thông qua những kết quả cụ thể dưới đây. Hơn nữa góp phần vào việc cải thiện phương pháp giảng dạy, nâng dần điều kiện học tập của hs qua từng tháng . Khối Tổng số hs dạy Khảo sát CL đầu năm Điểm Bài Ktra số 1 Điểm Bài Ktra số 2 Điểm bài Ktra Học kỳ I Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb 4 86 65 21 72 14 77 9 84 2 3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng hiệu quả sử dụng: - Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. - Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng. - Số học sinh được giao tiếp, đối thoại tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng phần nào đã hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên, từng bước mạnh dạn trao đổi với bạn bè. 3.3 Tác động xã hội tích cực cải thiện môi trường, điều kiện lao động: - Góp phần làm nhẹ nhàng hơn chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Anh 4 do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn. - Góp phần vào việc cải thiện phương pháp giảng dạy, nâng dần điều kiện học tập của học sinh. C. KẾT LUẬN 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp. - Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, nghiêm khắc và dứt khoát trong việc tổ chức hoạt động cặp – nhóm. - Cần xác định đúng mục tiêu của từng loại kỹ năng để có loại hình hoạt động cặp- nhóm phù hợp. - Nắm chắc thủ thuật, phương pháp tổ chức cặp -nhóm. - Lựa chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật trong tiến trình của giờ dạy. - Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, cần biên soạn những bài tập phù hợp với hoạt động cặp – nhóm. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. Với việc thực hiện áp dụng cho chương trình sách Tiếng Anh 4 thì với các giải pháp này có thể áp dụng tốt và hiệu quả cho chương trình SGK tiếng Anh 5 lần đàu tiên sẽ được giảng dạy vào năm học tới. 3. Đề xuất, kiến nghị: 3.1 Đối với giáo viên: - Phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy. - Nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức nhóm, cặp. - Tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. - Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. - Nên lồng ghép các hoạt động nghe, đọc và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học". - Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng. 3.2 Đối với học sinh: - Để giờ học đạt kết quả cao, các em nên học bài cũ, xem bài học sắp tới, tăng cường giúp đỡ nhau trong học tập. - Tự giác thực hành các tình huống của giáo viên yêu cầu; tích cực thực hành nói Tiếng Anh theo hướng dẫn của giáo viên. - Tạo cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (work in pairs/ work in groups ) thì các em tự quay người, lắp ghép và thực hiện người nào việc ấy. 3.3 Đối với lãnh đạo cấp trên: - Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ môn lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề. - Giới thiệu các tài liệu có liên quan để giáo viên tham khảo, học hỏi, vận dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu bồi dưỡng của VSA Bình Định. - English Language Teaching – Hue University. - Teaching English – Doff. - New English Magazine – British Council - Sách giáo viên tiếng Anh 4.

File đính kèm:

  • docSKKN Thiên Hương 2013-2014.doc
Giáo án liên quan