Giáo án Lớp 5 Tuần 23 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán :

XĂNG-TI-MÉT KHỐI , ĐỀ-XI-MÉT KHỐI

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1 Bài cũ: 5’ - Kiểm tra VBT của HS

 -Nhận xét

2-Bài mới: 32’

Hoạt động 1: 17’

Mục tiêu: Giúp học sinh

Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Đọc viết đúng các số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

Nhận biết được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo trên và giải một số bài toán có liên quan.

Phương pháp:

Giới thiệu, quan sát, thảoluận,.

Đồ dùng:

Bộ đồ dùng toán 5.

 Giới thiệu nội dung bài học

Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

-GV cho HS quan sát hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm và nói:

+ Xăng ti mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.

Viết tắt: cm3

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 23 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đại như thế ? + Đó là nhà máy nào ? Bước 2: HS trình bày ý kiến, GV theo dõi, nhận xét - GV kết luận: Để xây dựng thành công CNXH, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà.Việc xây dựng nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà Nội là nhà máy đầu tiên của nước ta. Hoạt động 2: 12’ Mục tiêu: HS Nắm được vai trò của nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phương pháp: Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng: SGK Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các vấn đề sau: + Nhóm 1 Thời gian xây dựng, địa điểm, diện tích và qui mô nhà máy cơ khí Hà Nội. Nước nào đã góp sức giúp Việt Nam xây dựng nhà máy ? + Nhóm 2: Nêu tên các sản phẩm của nhà máy, những sản phẩm đó có tác dụng gì trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? + Nhóm 3: Hãy kể lại quá trình xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội ? Phát biểu cảm nghĩ của em về câu: Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trớc đây là cánh đồng, có nhiều đồn bốt và thép gai của thực dân Pháp. + Nhóm 4: Quan sát ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói; Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy đã nói lên điều gì ? -GV nhận xét, kết luận: GV: Việc Bác Hồ nhiều lần về thăm nhà máy Cơ khí Hà Nội cho thấy Đảng, chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hoá sản xuất của nước nhà vì hiện đại hoá sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước. 3. Củng cố dặn dò :3’ - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009 Toán THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1-Bài cũ:5’ Kiểm tra vở bài tập của HS 2-Bài mới:32’ Hoạt động 1:17’ Mục tiêu: HS có biếu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Phương pháp: Quan sát,cá nhân, trao đổi nhóm Đồ dùng: SGK, bộ đồ dùng hình học, Giới thiệu nội dung bài học Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật GV nêu bài toán: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm. -GV đưa ra mô hình thể tích của HHCN, HS quan sát và giới thiệu: + Để tính thể tích HHCN trên bằng xăng-ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp. HS quan sát thảo luận nhóm theo gợi ý +Hãy quan sát và cho biết một lớp có mấy hình ? + Xếp được bao nhiêu lớp như thế ? + 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương ? Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét -GV kết luận :Vậy số hình lập phương dùng để xếp đầy HHCN có chiều dài 20cm, rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200cm3. Ta có thể tính thể tích của HHCN này như sau: * 20 x 16 x 10 = 3200 cm3. -GV viết lên bảng sơ đồ : 20 x 16 x 10 = 3200 CD CR CC = TT. -GV: Vậy trong bài toán trên để tính thể tích của HHCN ta đã làm thế nào ? . +Dựa vào cách tính trên, HS rút ra cách tính thể tích của HHCN ? HS mở SGK đọc vài lần qui tắc. *Hoạt động 2:15’ Mục tiêu: -Áp dụng qui tắc để giải các bài toán có liên quan. .Phương pháp: Luyện tập thực hành Thực hành +Bài 1: Sau khi HS báo cáo kết quả, GV cho HS nhắc lại đặc điểm của HHCN. +Bài 3: GV ?: Trong các hình A, B, C hình nào là HHCN? HLP? Vì sao em biết? -Tổng hợp tình hình làm bài của HS. 3 –Củng cố dặn dò:3’ Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: Thể tích hình lập phương Kĩ thuật: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ :5’ + Thế nào là chăm sóc gà? + Người ta chăm sóc gà để là gì? + Chăm sóc gà có tác dụng gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được mục đích và tác dụng của việc vệ sinh và phòng bệnh cho gà. Phương pháp : Thảo luận cặp Đồ dùng : SGK Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Bước 1: - Hai Hs ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? + Nêu mục đích và tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Bước 2: - Đại diện cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: - GV nhận xét, kết luận: + Những công việc nhằm giữ cho các dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của gà luôn sạch sẽ; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh gọi là vệ sinh phòng bệnh cho gà + Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng trại trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó gà khỏe mạnh, ít bệnh đường ruột, hô hấp, Hoạt động 2:12’ Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách vệ sinh phòng bệnh cho gà Phương pháp : Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng : SGK, bảng nhóm Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Gv chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. + Nhóm 1,2: Nêu cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống. + Nhóm 3,4: Ở gia đình em việc vệ sinh chuồng nuôi cho gà được thực hiện như thế nào? Nhóm 5,6: Tiêm thuốc và nhỏ thuốc cho gà có tác dụng gì? - Các nhóm thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Hàng ngày phải thay nước uống trong máng và cọ rửa máng để nước trong máng luôn trong sạch. + Sau một ngày, nếu thức ăn còn trong máng cần vét sạch để cho thức ăn mới vào. Không để thức ăn lâu ngày trong máng. +. 3. Củng cố dặn dò :3’ - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009 Toán THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ : 5’ -Kiểm tra VBTcủa HS. 2- Bài mới : 32’ Hoạt động 1: 17’ Mục tiêu : HS tìm được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương. Phương pháp: Quan sát, giới thiệu , động não. Đồ dùng : Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu nộ dung bài học Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương. - GV nêu bài toán: Hãy tính thể tích của hình lập phương có cạnh là 3cm. - HS trao đổi nhóm 2 và báo cáo kết quả.(Gợi ý: Dựa vào cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật ) - GV nhận xét cách làm của HS và hướng dẫn học sinh thực hiện cách tính đơn giản hơn. - GV triển khai hình, HS quan sát và trả lời câu hỏi: +3cm là số đo gì của hình lập phương? + Trong bài toán trên, để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào? (Cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh ) -HS phát biểu qui tắc tính +Dựa vào qui tắc, em hãy nêu công thức tính thể tích của HLP ? - HS mở SGK đọc qui tắc và công thức. Hoạt động 2: 15’ Mục tiêu: HS biết vận dụng qui tắc để giải các bài tập có liên quan. Phương pháp : Luyện tập thực hành Thực hành +Bài 1: HS đọc đề toán, nhắc lại công thức tính thể tích của HLP. - HS báo cáo kết quả bài làm trước lớp. GV nhận xét. +Bài 2: HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán -GV: Muốn tính được cân nặng của khối kim loại đó, ta phải làm như thế nào ? +Bài 3: HS phân tích bài toán theo gợi ý -Bài toán cho biết những gì ? -Bài toán yêu cầu em tìm gì ? -Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm như thế nào ? -GV theo dõi và giúp đở HS làm bài. Chấm một số em và có nhận xét về cách làm của HS. -GV tổng hợp tình hình làm bài của HS. 4 :Củng cố dặn dò: 3’ - Nhận xét giờ học. - Bài tập luyện thêm: Hình lập phương có cạnh dài 5cm, nếu gấp đôi cạnh của hình lập phương thì thể tích của nó thay đổi như thế nào ? Khoa học: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ ? Hãy kể tên một số đồ dùng sử dụng năng lượng điện. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1: 15’ Mục tiêu: Giúp HS Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản. Phương pháp: Làm việc theo nhóm Đồ dùng: SGK, pin, dây điện, bóng đèn. Thực hành lắp mạch điện. GV cho HS làm việc nhóm 4 theo sự hướng dẫn trong SGK: - Các nhóm lắp mạch điện để đèn sáng rồi vẽ lại mạch điện đó vào bảng nhóm - Đại diện các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ? Cần phải lắp như thế nào thì đèn mới sáng được? - Gọi vài HS chỉ cực (–), cực (+) của pin và dây tóc của bóng đèn cho cả lớp cùng xem; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn và nơi đầu này được đưa ra ngoài. - GV nhận xét, kết luận: + Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện. + Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng. - Các nhóm quan sát hình 5 SGK dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng và giải thích. - Nhóm lắp mạch điện để kiểm tra dự đoán của mình. - Lần lượt các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: 12’ Mục tiêu: Giúp HS Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. Phương pháp: Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng: SGK, đồ nhựa, cao su, kim loại... Vật dẫn điện, vật cách điện - GV chia nhóm, các nhóm làm việc theo hướng dẫn thực hành ở SGK. + Các nhóm làm thí nghiệm lắp mạch điện cho bóng đèn sáng sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc pin để tạo một chỗ hở và nêu kết quả. + Chèn vào chỗ hở đó một vật bằng kim loại, nhựa, cao su....và nêu kết quả từng trường hợp. - HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên nó là vật dẫn điện; các vật như cao su, nhựa... không cho dòng điện chạy qua nên nó là các vật cách điện. - HS lần lượt kể tên các vật dẫn điện và vật cách điện mà các em biết -HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Sinh hoạt: LỚP Các hoạt động Hoạt động cụ thể Nhận xét hoạt động tuần 23 Kế hoạch tuần 24 -Ổn định được nền nếp lớp -vệ sinh trường lớp sạch sẽ Về học tập Có đầy đủ dụng cụ học tập Đến lớp đúng giờ . Chuẩn bị bài ,học bài cũ có tiến bộ rỏ rệt Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường như: đồng phục, ghế ngồi chào cờ Một số bạn có tiến bộ rỏ rệt như : Kim Thảo, Thu Thảo, Thuý Vi Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm ,Hạnh, Loan Duy trì ổn định nền nếp lớp Hoàn thiện không gian lớp học kiểm tra vở rèn chữ kiểm tra vở sạch chữ đẹp Tập trung ôn tập chuẩn bị thi giữa kì II

File đính kèm:

  • docTUN23~1.doc