Đề tài Ứng dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy Địa lí THCS

 Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tiến tới hội nhập với nền kinh tế - xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo Dục là phải đào tạo ra những con người lao động mới, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì đổi mới. Nghị quyết đại hội Đảng cũng đã đề ra “Phải xác định rõ mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” để “đào tạo được những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp, và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

docx34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy Địa lí THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á kết quả làm bài của học sinh, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Việc học tập bộ môn Địa lí nói chung và phần Địa lí tự nhiên nói riêng được thiết kế theo hướng sử dụng CNTT đã tạo ra cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập. Các dạng bài giảng này đã giúp các em biết cách khai thác tri thức, phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy mà các em tham gia vào giờ học một cách tích cực hơn, việc nắm kiến thức của các em chắc hơn và kết quả học tập cao hơn (kết quả được đánh giá ngay sau tiết học). Việc đầu tư thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT cũng giúp cho giáo viên có điều kiện nhiều hơn trong việc cập nhật thông tin, kiến thức mới, vừa giúp cho giáo viên có cơ hội đào sâu trong việc lựa chọn các phương pháp tích cực và sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo khi tiến hành bài giảng. Thông qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, rộng hơn ra nó cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Địa lí nói riêng. Kết quả học tập khả quan của học sinh chính là một nguồn động viên mạnh mẽ để người giáo viên luôn luôn nỗ lực trong công việc. Đối với các lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy rằng sự tập trung trong bài học của các em còn thấp nên giờ học còn tẻ nhạt. Việc học tập của các em đối với bài giảng thiết kế theo kiểu truyền thống còn thụ động mặc dù giáo viên cũng đã rất cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sự tích cực tham gia vào bài học, tích cực tìm hiểu, hoạt động không sôi nổi bằng các lớp thực nghiệm có sử dụng CNTT trong thiết kế bài giảng, chính vì vậy mà kết quả học tập chưa cao. Đối với giáo viên, kiểu thiết kế bài giảng theo truyền thống nhiều khi vẫn mang tính hình thức, việc đầu tư ít hơn, giảng dạy đơn điệu nên hiệu quả còn hạn chế . Qua tổng hợp kết quả các bài kiểm tra chúng tôi thấy: Điểm điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm đều cao hơn ở các lớp đối chứng ở cả 3 bài giảng. Ở bài 1 là 12% giỏi; 30% điểm khá; Ở bài 2 là 18% giỏi; 38,8% khá; Ở bài 3 là 19% giỏi; 38,2% khá. Như vậy có thể thấy lớp có sử dụng CNTT trong dạy học tỉ lệ điểm trong bài kiểm tra từ trung bình trở lên đều cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ này thường đạt trên 85%, hạn chế nhiều điểm yếu kém. Điều này cho thấy khả năng phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh thông qua bài giảng được thiết kế bằng CNTT là rất khả quan. Tuy nhiên cá biệt vẫn có những tiết dạy ở lớp đối chứng có số lượng điểm khá hoặc giỏi cao hơn ở lớp thực nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất hạn chế, bên cạnh đó khi giảng dạy bằng bài giảng thiết kế bằng CNTT giáo viên còn chưa biết cách hướng dẫn học sinh ghi chép bài. Điều đó cũng phản ảnh một phần sự hạn chế về năng lực cũng như việc tiếp cận CNTT trong giảng dạy. Tất cả những điều đó dẫn tới việc học sinh bị cuốn hút vào theo dõi bài giảng mà không biết cách ghi chép bài học, không thể ghi chép bài học và kết quả kiểm tra thấp. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Các phương pháp dạy học truyền thống cũng có những ưu điểm riêng của nó. Chính vì vậy mà ở một số lớp đối chứng, giáo viên sử dụng có cải tiến các phương pháp này và một số ít em nắm tương đối chắc nội dung bài, vì vậy mà ở một số bài tại một số lớp số lượng điểm khá, giỏi có cao hơn các lớp thực nghiệm, tuy nhiên là không nhiều. Như vậy có thể thấy rằng dạy học thông qua thiết kế bài giảng theo hướng tích cực có sử dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học Địa lí, vì vậy cần từng bước thiết kế bài giảng theo hướng tích cực và đặc biệt chú ý đến ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng. Việc phổ biến thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT là rất phù hợp với bộ môn Địa lí ở trường phổ thông, nó cũng phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học hiện nay. Điều này càng cần được chú ý với chương trình Địa lí THCS đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên vì nó có khối lượng kiến thức tương đối lớn, mới và khó hơn so với chương trình cũ. Việc dạy học có sử dụng CNTT cho phép giáo viên thực hiện tốt các nội dung đó, nhất là những phần không thể quan sát, tri giác một cách trực tiếp. Tất cả những vấn đề trên cho thấy chúng ta nên đẩy mạnh phổ biến việc thiết kế bài giảng theo hướng tích cực có sử dụng CNTT trong các nhà trường phổ thông và nhất là đối với bộ môn Địa lí. Việc làm này vừa tăng cường năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho giáo viên, vừa phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập và tình yêu của học sinh đối với Địa lí. Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học qua việc thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT cần phải được sự quan tâm đến các vấn đề như đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật: Hệ thống máy tính, máy chiếu, phòng học đủ tiêu chuẩn…ở các trường phổ thông, nhất là những trường ở nông thôn và vùng khó khăn. Cũng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tin học thường xuyên cho giáo viên để có đủ trình độ khai thác các phần mềm tin học, các thông tin trên mạng máy tính toàn cầu Internet. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến đời sống của người giáo viên, đảm bảo điều kiện về mặt vật chất cũng như thời gian để nghiên cứu, thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT ngay tại nhà. Đây cũng chính là trở ngại lớn đến khả năng ứng dụng rộng rãi CNTT trong dạy học. Vì vậy mà quan tâm đến vấn đề này cũng chính là quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học hiện nay. KẾT LUẬN Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, điều này đã nói lên vài trò to lớn của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn đổi mới quyết liệt như hiện nay. Điều này cũng được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để thực hiện được nhiệm vụ đó ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới về mọi mặt từ mục tiêu, đến nội dung, chương trình, phương pháp… đối với mọi môn học, cấp học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và Địa lí tự nhiên nói riêng, khâu thiết kế bài giảng là một khâu quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh. Đề tài này tuy không phải là một đề tài hoàn toàn mới, đã có không ít người trước đây đã làm ở một khía cạnh nào đó và cũng được áp dụng ở một số trường phổ thông. Dựa trên những cơ sở mục đích yêu cầu và nguyên tắc của việc thiết kế bài giảng, luận văn đã nêu lên được quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT. Bài giảng có sử dụng CNTT tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập và cũng phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh. Bên cạnh đó bài giảng cũng đem lại cho giáo viên giảng dạy sự say mê trong công việc, yêu nghề và cũng nâng cao năng lực công tác cho giáo viên. Tuy nhiên phương tiện kĩ thuật dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế vai trò sáng tạo của người giáo viên đối với việc tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh trong lớp. Do đó người giáo viên phải luôn luôn trau dồi tri thức không chỉ của bộ môn mà cả các khoa học khác, chủ động, sáng tạo kết hợp tri thức với phương tiện, công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn cũng như việc thực nghiệm tại các trường phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Việc dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng có sử dụng CNTT có thành công hay không có một phần vai trò quan trọng của các thiết bị phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, mạng toàn cầu Internet… vì vậy mà các nhà trường phổ thông cần trang bị đầy đủ để thuận tiện cho việc giảng dạy. Trong điều kiện có thể nên trang bị thêm các máy như Scanner, máy quay Video, máy photocoppy… để tiện cho việc thiết kế bài giảng của giáo viên và soạn thảo các phiếu học tập cho học sinh. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thêm cho giáo viên để làm thay đổi tư duy về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đồng thời nâng cao trình độ tin học cho giáo viên để mỗi giáo viên có thể thiết kế bài giảng theo hướng tích cực. Không lạm dụng thiết kế bài giảng theo kiểu là phương tiện trực quan, minh họa, hoặc thay thế cho việc viết bảng, từ đó hình thành thường trực trong mỗi giáo viên tư tưởng đổi mới trong phương pháp giảng dạy, từng bước thay thế dạy học truyền thống bằng dạy học tích cực có sử dụng CNTT. - Thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT cần đầu tư cả về mặt thời gian, công sức cũng như tài chính… của người giáo viên. Vì vậy để giáo viên có thể đầu tư nhiều hơn vào công tác cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của giáo viên, có như vậy mới tạo điều kiện để nâng cao năng lực bản thân giáo viên và mở đường cho việc thực hiện đổi mới phương pháp cũng như phổ biến việc dạy học có sử dụng CNTT. - Đối với các nhà trường phổ thông hiện nay phương tiện thiết bị kĩ thuật tuy chưa đủ nhưng không phải không có. Vì vậy nên yêu cầu giáo viên phải tham gia soạn giảng một vài tiết học trong năm có sử dụng CNTT, coi đó như một tiêu chuẩn thi đua và đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong quá trình thiết kế bài giảng và thực hiện giờ lên lớp, cần tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh dưới nhiều hình thức. Điều này giúp cho giáo viên nắm được khả năng học tập của học sinh và từ đó thu nhận thông tin để điều chỉnh việc thiết kế bài giảng cũng như các phương pháp hình thức tổ chức dạy học của bản thân cho phù hợp và có hiệu quả. Trên đây là một số kinh nghiệm qua thời gian giảng dạy bài giảng trình chiếu và tham khảo ý kiến trao đổi với các đồng nghiệp gần xa. Chắc hẳn đề tài chưa được hoàn thiện còn mang tính lý thuyết nhiều. Mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn . Châu Thành ngày 21 tháng 12 năm 2011 Người viết Nguyễn Trương Thiên Phúc.

File đính kèm:

  • docxung dung CNTT day dia li.docx