Đề tài Toán chuyển động đều

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

 Chúng ta đã biết mục tiêu đào tạo của nhà trường là hình thành những cơ sở ban đầu và trọng yếu của con người mới phát triển toàn diện phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước Việt Nam. Mục tiêu này xuất phát từ chính sách chung về giáo dục và đào tạo, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng:

 “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng CSVN trang 81). “Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng CSVN, trang 199).

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Toán chuyển động đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó liên quan mật thiết với nhau, đó là các nhiệm vụ sau: - Xác định mục đích dạy học môn Toán ở trường tiểu học. Từ đó xác định mục đích dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi toán nhằm đào tạo con người mà xã hội cần. Và ở cấp độ cụ thể hơn của đề tài là nghiên cứu mục đích dạy bồi dưỡng chuyên đề toán chuyển động đều của lớp 5. - Xác định nội dung dạy học môn Toán ở trường tiểu học. Cụ thể là nội dung dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nghiên cứu phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở đây tôi chỉ xin được đề cập đến phương pháp dạy chuyên đề toán chuyển động đều. Sự thống nhất biện chứng giữa ba nhiệm vụ trên cũng là một quy luật mà người ta đã nhận thức được. Việc trả lời câu hỏi: Dạy học bồi dưỡng nâng cao môn Toán để làm gì? (mục đích) tất yếu dẫn đến việc trả lời các câu hỏi có liên quan mật thiết với nó: Dạy học những gì trong khoa học, toán học? (nội dung) và dạy học bồi dưỡng nâng cao môn Toán như thế nào? (phương pháp). Vì vậy, vai trò nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy học là vô cùng quan trọng đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của người thầy và hoạt động của trò. III. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu phương pháp dạy môn Toán cần dựa trên những kết quả nghiên cứu của các khoa học khác có liên quan, đó là toán học, lịch sử học, giáo dục học, tâm lý học... và tất nhiên cả triết học. Phương pháp nghiên cứu của phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán là sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu lý luận, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm giáo dục. IV. Nội dung, cấu trúc đề tài: 1. Phương pháp phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. 2. Một số vấn đề cụ thể khi dạy nâng cao chuyên đề toán chuyển động đều. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận: Phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán là vấn đề được nghiên cứu từ xưa. Nhưng trong quá trình dạy học với mỗi người nó luôn mới mẻ và luôn thúc đẩy người giáo viên suy nghĩ tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy phù hợp hơn với từng đối tượng kiến thức, học sinh và phù hợp với sự phát triển, đòi hỏi của xã hội hiện tại và tương lai. Vì vậy, vấn đề này tuy cũ nhưng lại luôn mới mẻ hấp dẫn đối với người giáo viên có tâm huyết. Trong thực tế của quá trình giáo dục, mỗi nhà giáo đều có nhiều đối tượng học sinh với những trình độ nhận thức khác nhau. Và mỗi giáo viên dạy môn Toán cần thực hiện quá trình giáo dục đảm bảo được ban mục đích dạy học toán mà tôi đã đề cập ở phần đầu. Tuy nhiên với sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển mạnh mẽ của tất cả của các ngành khoa học trên thế giới đòi hỏi mỗi con người phải không ngừng phấn đấu tiếp thu chi thức của nhân loại, từ đó biết vận dụng phát huy tri thức đó vào thực tế ở một tầm cao hơn đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội hiện tại và tương lai.Vậy vấn đề đặt ra đối với người giáo viên nói chung và đối với người dạy môn toán nói riêng là làm thế nào để ngày càng nâng cao nhận thức của học sinh , đảm bảo cho các em có một trình độ kiến thức nâng cao đáp ứng đòi hỏi của xã hội và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta. II.Một số vấn đề trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán Qua thực tế một số năm làm công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, tôi nhận thấy để quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt người giáo viên cần có một trình độ kiến thức vững chắc và khả năng bao quát các nội dung rộng một cách lô gíc.Từ đó người giáo viên nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy học sinh giỏi phù hợp. Cụ thể: 1. Phương pháp phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán học a. Tổ chức bồi dưỡng riêng cho học sinh có năng khiếu Toán Nhóm học sinh giỏi Toán gồm những học sinh cùng một lớp hay một khối lớp trong một trường có khả năng về Toán học. Nội dung bồi dưỡng nhóm học sinh giỏi toán có thể bao gồm các hoạt động chính sau: - Nghe thuyết trình những kiến thức toán học bổ xung nội khoá. Những kiến thức bổ xung thường là một số yếu tố của toán học hiện đại, của lịch sử toán, của ứng dụng toán. - Giải các bài tập nâng cao. - Học chuyên đề. Nội dung chuyên đề là những vấn đề tương đối lớn và nâng cao tầm hiểu biết cho học sinh. - Làm lòng cốt cho những sinh hoạt ngoại khoá về toán như: Viết báo toán, giải bài trên báo "Toán học tuổi thơ", làm đồ dùng dạy học toán, tổ chức báo cáo kinh nghiệm học tập toán... b. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán trong dạy học đồng loạt: - Bồi dưỡng cho học sinh lòng ham thích hứng thú say mê học tập môn Toán. Giáo viên thực hiện điều đó qua sự tận tình và chất lượng bài giảng của mình, qua những câu chuyện ngắn nhưng bổ ích về toán học, về tiểu sử các nhà toán học, về thành tích đáng tự hào của các đội ngũ các nhà toán học, đội ngũ học sinh giỏi toán của trường, huyện, tỉnh. Lời khen ngợi biểu dương đúng mức khi học sinh hoàn thành lời giải hay lời động viên khuyến khích khi các em chưa giải được bài toán khó nào đấy, đều có tác dụng tốt về mặt này. - Các em học sinh khá giỏi toán thường có xu hướng thích giải nhiều bài toán, thích giải các bài toán khó các bài toán đòi hỏi sáng tạo. Trong các bài tập ra về nhà giáo viên cho thêm một số bài toán như vậy, với yêu cầu không bắt buộc. ở một số bài toán nào đó cũng có thể khuyến khích học sinh giải bằng nhiều cách. - Nhiều em học sinh giỏi toán có thói quen coi nhẹ các bài toán thông thường trong sách giáo khoa, coi nhẹ học lý thuyết. Do đó một số em không nắm chắc kiến thức cơ bản hoặc không có kĩ năng thành thạo về tính toán, về vẽ hình...Để khắc phục điều đó, một mặt giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, làm đầy đủ các bài tập đã qui định trước khi nói đến việc làm thêm các bài toán khác. Mặt khác, trong giảng dạy giáo viên cần suy nghĩ tìm tòi để đề ra cho học sinh những câu hỏi đào sâu những vấn đề lý thuyết hay khai thác những khía cạnh khác nhau từ một bài toán đơn giản. 2. Các bước giải toán về "chuyển động đều" Bất kể bài toán nào tôi cũng hướng dẫn học sinh giải theo các bứơc sau: Bước 1: Tìm hiểu bài toán. Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đầu bài. Cần làm rõ phần đã cho, phần cần tìm của đề bài bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, với ngôn ngữ ngắn gọn, sơ đồ đoạn thẳng, mô hình. Bước 2: Lập kế hoạch giải. Tìm hướng giải cho bài toán, xem xét bài toán thuộc dạng nào từ đó huy động vốn kiến thức cần thiết để tìm lời giải thường xuất phát từ câu hỏi trong đề toán suy luận ngược trong điều kiện đã cho của bài toán. Bước này giáo viên chú ý phối hợp nhiều phương pháp giải phù hợp với từng bài để học sinh lập kế hoạch giải đúng. Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải Là thực hiện các phép tính theo trình tự mà bước lập kế hoạch giải đã xác định, sau đó viết lời giải. Giáo viên chú ý học sinh lớp 2 bước đầu giải toán có lời văn phải hướng dẫn lời giải đặt trước mỗi phép tính: Trình bày rõ ràng, cân đối , đầu câu trả lời phải viết hoa, đáp số ghi bên phải phép tính. Bước 4: Nhìn lại bài toán: Bước này về nguyên tắc không phải là bước bắt buộc với quá trình giải toán. Nhưng lại là bước không thể thiếu trong dạy học toán với các mục đích. - Kiểm tra, rà soát lại công việc. - Tìm cách giải khác và so sánh cách giải. - Suy nghĩ khai thác thêm đề bài. ở bước này hình thành cho học sinh thói quen: Cẩn thận, tỷ mỉ trong giải toán, yêu thích tìm tòi giải toán... III. Kết quả bài học kinh nghiệm Qua kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2006 - 2007 có 21/30 học sinh có điểm Toán đạt cao trong đó có 3 học sinh đạt điểm tối đa 20/20 điểm. Số học sinh giỏi chiếm 10/30 học sinh đạt trên 30%. Và kết quả xếp loại trong kỳ thi học sinh giỏi toán của huyện Xuân Trường năm học 2006 - 2007: Có 10 học sinh giỏi cấp huyện trong đó có 3 giải nhì, có 6 học sinh giỏi cấp tỉnh. * Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi toán người giáo viên cần phải: - Nắm vững các chủ trương, chính sách văn kiện của Đảng, nhà nước về giáo dục và xu thế phát triển giáo dục trên toàn thế giới, từ đó vận dụng vào quá trình giáo dục. - Không ngừng học tập trau dồi tích luỹ kiến thức khoa học cho bản thân. - Nắm vững nội dung chương trình dạy học và thấy được sự lôgíc giữa các kiến thức với nhau từ đó tự mình xây dựng phương pháp riêng trong lôgíc dạy học. - Hiểu được tâm lý học sinh và tạo ra được phương pháp giảng dạy phù hợp thu hút được sự chú ý và óc say mê tìm hiểu, tò mò của các em nhằm: + Tạo cho các em hứng thú say mê học tập môn toán. + Các em được giải nhiều bài toán, nhiều dạng toán khó. + Xuất phát từ những bài toán đơn giản có trong sách giáo khoa các em vận dụng vào giải được các bài toán hay và khó khác theo nhiều cách đơn giản, ngắn gon.Từ đó các em thấy được cái hay cái đẹp của toán học và các em cũng thấy được quá trình học tập cũng như việc xây nhà cần phải tạo ra một nền móng thật vững chắc đó chính là những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà các em thường hay bỏ qua không để ý. Phần Kết luận Trên đây là những vấn đề mà tôi đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Cụ thể gồm: - Phương pháp chung trong phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. - Một số vấn đề cụ thể khi dạy nâng cao chuyên đề toán chuyển động đều lớp 5. Với quá trình nỗ lực nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán đạt chất lượng tốt và qua kết quả thu được qua khảo sát thực nghiệm tôi xin được mạnh dạn trình bày ý kiến chủ quan của cá nhân tôi trong đề tài nghiên cứu của mình. Đó mới chỉ là một mảng nhỏ trong vấn đề phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán với sự nghiên cứu của cá nhân nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những tồn tại thiếu sót. Rất mong dược sự góp ý của các đồng nghiệp và các cấp giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Tân, ngày 25 tháng 5 năm 2007 Người viết Đào Thị Minh Thu Hội đồng khoa học trường tiểu học A Xuân Tân đánh giá - Xếp loại Hội đồng khoa học phòng GD & ĐT huyện Xuân Trường đánh giá - Xếp loại

File đính kèm:

  • docKN dayToan chuyen de chuyen dong deu lop 5.doc
Giáo án liên quan