Giáo án lớp 5 Tiết 1 - Toán: Giải bài toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)

I.Mục tiêu:

- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.

- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.

- HS cẩn thận, chính xác khi làm bài.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tiết 1 - Toán: Giải bài toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY BUỔI SÁNG Ngày soạn: 19/12/2009 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 22/12/2009 Tiết1 Toán GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo) I.Mục tiêu: - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2. - HS cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài : 2.2.Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm. a) Ví dụ : Hướng dẫn tính 52,5% của 800. - GV nêu bài toán ví dụ : Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó. - GV hỏi : Em hiểu câu “số học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh cả trường” như thế nào ? - GV : Cả trường có bao nhiêu học sinh ? - GV ghi lên bảng : 100% : 800 học sinh 1% : ... học sinh ? 52,5% : ... học sinh ? - Coi số học sinh toàn trường là 100% thì 1% là mấy học sinh ? - 52,5 số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh ? - Vậy trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? - GV nêu : thông thường hai bước tính trên ta viết gộp lạ i như sau : 800 : 100 52,5 = 420 (học sinh) Hoặc 800 52,5 : 100 = 420 (học sinh) - GV hỏi : Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 chúng ta đã làm như thế nào ? b) Bài toán về tìm một số phần trăm của một số - GV nêu bài toán : Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 1 tháng. Tính số tiền lãi sau một tháng. - GV hỏi : Em hiểu câu “Lãi suất tiết kiệm 0,5% một tháng” như thế nào ? - GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó nêu : Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng nghĩa là nếu gửu 100 đồng thì sau một tháng được lãi 0,5 đồng. GV viết lên bảng : 100 đồng lãi : 0,5 đồng 1000 000 đồng lãi : ....đồng ? - GV yêu cầu HS làm bài : - GV chữa bài của HS trên bảng lớp. 2.3.Luyện tập - thực hành Bài 1 - GV gọi HS đọc đề bài toán - GV gọi HS tóm tắt bài toán - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. - HS : Coi số học sinh cả trường là 100% thì số học sinh nữ là 52,5% hay nếu số học sinh cả trường chia thành 100 phần bằng nhau thì số học sinh nữ chiếm 52,5 phần như thế. - Cả trường có 800 học sinh. - 1% số học sinh toàn trường là : 800 : 100 = 8 (học sinh) - 52,5% số học sinh toàn trường l;à : 8 52,5 = 420 (học sinh) - Trường có 420 học sinh nữ. - HS : Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5. - HS nghe và tóm tắt bài toán. - Một vài HS phát biểu trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp - 1 HS tóm tắt trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tiết 2 Chính tả VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. Mục tiêu - Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức 2 khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. -Làm được BT(2) a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3) - GD HS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học - Bài tập 3 viết sẵn bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng tìm tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở âm đầu tr/ ch - GV nhận xét chữ viết của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài viết - HS đọc 2 khổ thơ H: Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó trong bài - Yêu cầu HS viết từ khó c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết d) Soát lỗi và chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - Gọi đại diện nhóm đọc bài của nhóm - Lớp nhận xét bổ xung - GV nhận xét KL các từ đúng Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở bài tập - GV nhận xét KL bài giải đúng 3. Củng cố-dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS lên viết - HS nghe - 2 HS đọc bài viết - Khổ thơ là hình ảnh ngôi nhà đang xây dở cho đất nước ta đang trên đà phát triển - HS nêu: xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên.. - HS viết từ khó vào giấy nháp - HS viết bài - HS tự soát lỗi bằng bút chì đen - 2 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm và làm vào giấy - Đại diện nhóm trình bày - 1 HS đọc cho cả lớp nghe - HS đọc yêu cầu - HS làm bài Tiết 3 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. Mục tiêu -Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1) -Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2) II. Đồ dùng dạy học - Những tờ phiếu khổ to cho HS chia nhóm làm BT 1, 3 -Kẻ sẳn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa đối với BT1 vở.. III.Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1- Khởi động : Hát 2- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên kiểm tra - Nhận xét, cho điểm 3- Bài mới: Tổng kết vốn từ Bài tập 1: - Phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm - Cùng cả lớp nhận xét , loại bỏ những từ không thích hợp - Kết quả: Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, nhân nghĩa, nhân từ , phúc hậu. Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạo tàn.. Trung thực Thành thực , thành thật, thật thà ,.. Dối trá, gian dối, lừa đảo, lừa lọc, Dũng cảm Anh dũng, bạo dạn, gan dạ , Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, nhu nhược, Cần cù Chăm chỉ, chuyên cần, siêng năng, tần tảo , Lười biếng, biếng nhác , Bài tập 2: - Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: - Cho HS làm việc theo nhóm Cùng cả lớp nhận xét , kết luận : + Tính cách của cô Chấm : Trung thực, thẳng thắn – Chăm chỉ, hay làm – Tình cảm , dễ xúc động . + Những chi tiết và từ ngữ nói về tính cách của cô Chấm : * Trung thực, thẳng thắn: nhìn ai thì dám nhìn thẳng ; dám nhận hơn người khác bốn năm điểm ; bụng Chấm không có gì độc địa * Chăm chỉ , hay làm : lao động để sống , hay làm , đó là 1 nhu cầu của sự sống , không làm chân tay nó bứt rứt * Tình cảm , dễ xúc động: hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương ; khóc gần suốt buổi ; đêm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt 4 Cũng cố: 5.Dặn dò:- Dặn: Về nhà hoàn chỉnh lại BT2 3 em lên làm lại các BT 3 của tiết Luyện từ câu tuần trước - 1 em đọc yêu cầu BT1 - Các nhóm nhận phiếu , trao đổi - Đại diện các nhóm lên dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả - Sửa kết quả đúng vào vở . - 1 em đọc yêu cầu BT2. Cả lớp đọc thầm - Các nhóm trao đổi, ghi câu trả lời vào phiếu - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - HS đọc lại kết quả BT1. - Nhận xét tiết học. Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ GDPTTN BOM MÌN VƯỢT LÊN SỐ PHẬN I Mục tiêu Qua bài học - Khi gặp người bị nạn tìm cách báo ngay cho người lớn - hs biết chia sẻ đối với người không may bị tai nạn - Noi gương những người khuyết tật vượt lên số phận II. Chuẩn bị: Truyện sgk, truyện trong địa phương, tranh bom mìn III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ : Nêu những hậu quả của tai nạn bom mìn ? Gv nhận xét 2/ Giới thiệu bài : 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Thảo luận và xử lí tình huống Gv đọc tình huống sgk Hoạt động 2 Tìm hiểu truyện Gv cho hs đọc truyện sgk : Chuyện của bạn Hoàng Quang Sỹ ,chú Nguyễn Quang Hoàng Trả lời câu hỏi sau : a/ Bạn Hoàng Quang Sỹ ,chú Nguyễn Quang Hoàng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống ? vì sao? b/ Mặc dù khó khăn nhưng họ đã vượt lên trong cuộc sống như thế nào ? c/ Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về nạn nhân bom mìn ? Hoạt động 3 : Trò chơi Thể lệ tò chơi: Với mỗi câu sau , em chọn ý kiến nào : đồng ý (Đ) , phân vân( V) , không đồng ý (K); Gv tổ chức chơi theo nội dung sgk Hoạt động 4 : Bài học Gv chốt nêu bài học 4. Củng cố dăn dò : Gv hoặc hs kể một đến hai câu chuyện vượt lên số phận ở điạ phương Hs nêu những hậu quả: chết , bị thương,... Hs thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trả lời : khi gặp người bị nạn tự mình lấy áo sạch băng bó cho người bị nạn chạy nhanh gọi người lớn tới cứu hỗ trợ người lớn đưa người bị nạn đến nơi cứu chữa Gặp rất nhiều khó khăn : Mất một phần thân thể , khó khăn trong học tập , lao động và trong sinh hoạt . Mặc dù khó khăn nhưng họ đã vượt lên trong đời thường , hòa nhập vói cuộc sống vẫn học hành , làm việc như những người khác Thông cảm , chia sẻ đối với người không may bị tai nạn Cảm phục trước những nghị lực của họ Hs chơi Hs nhắc lại bài học 3 em

File đính kèm:

  • docgiao an thu ba tuan16 ckt.doc