Với mục tiêu đào tạo con người mới, phát triển toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ cả đức lẫn tài. Hoạt động Đội là một mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tích cực góp phần xây dựng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh trong nhà trường.
Tổ chức và hoạt động của Sao nhi đồng đối với trường chúng tôi càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ khi khảo sát chất lượng học sinh đầu cấp ( lớp 1, 2), Tôi thấy nề nếp học tập của các em chưa được tốt lắm, biểu hiện:
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức và hướng dẫn hoạt động Sao nhi đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách Sao hoạt động:
Đến giờ sinh hoạt Sao, giáo viên phải có mặt cùng hướng dẫn và tạo thành nếp cho học sinh . Đến khi có nề nếp, giáo viên có thể quan sát theo dõi từ xa và nghe báo cáo của phụ trách Sao.
Về phía giáo viên chủ nhiệm là phụ trách Sao của cả lớp, thường xuyên cung cấp cho các em phụ trách Sao biết mức độ tiến bộ và tình hình các em nhi đồng trong từng Sao. Giáo viên các lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5 trao đổi với nhau về về tình hình phụ trách Sao , kịp thời động viên các em trong công tác.
Về phía phụ trách Sao có 1 bạn là đội trưởng ( nằm trong ban chỉ huy liên đội) có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các phụ trách Sao, tính điểm thi đua, khen thưởng ở cuối mỗi học kỳ. Vì thế các Đội viên hào hứng tham gia công tác này.
Còn Tôi thường xuyên tham gia, theo dõi, đôn đốc, động viên các phụ trách Sao , đến các sao cùng các em sinh hoạt, vui chơi ca hát. Luân phiên đổi nhóm sang các Sao khác xem khả năng hoạt động của các phụ trách Sao để đến tháng tôi bồi dưỡng cho phù hợp.
Tuy nhiên, vẫn có hình thức phạt cụ thể đối với các Sao nhi đồng và các phụ trách Sao thực hiện chưa tốt hay cố ý không thực hiện. Đầu tiên nhắc nhở, giúp đỡ, bồi dưỡng, nếu các em vẫn cố ý vi phạm sẽ không cho các em tham gia vào các trò chơi tập thể mà chỉ được đứng ngoài nhìn.
6./ Kết quả đạt được:
Từ biện pháp trên Tôi đã thu được một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm được rút ra:
6.1 Về mặt tổ chức:
Giờ sinh hoạt Sao nhi đồng đã trở thành giờ chính khóa trong thời khóa biểu nhà trường ( mỗi tuần 2 lần vào giờ ra chơi thứ hai và thứ sáu). Giờ sinh hoạt đó giáo viên phụ trách lớp ở lại hỗ trợ phụ trách Sao.
Tổng phụ trách thường xuyên tham gia, theo dõi hoạt động này.
Toàn bộ nhi đồng đều được sinh hoạt, ở các Sao có đủ phụ trách Sao. Số Sao tăng dần so với năm trước. Sinh hoạt Sao được các em nhi đồng ưa thích, các em thấy được vui chơi thoải mái hơn so với việc theo cha mẹ đi du lịch hay đi lễ. Các giáo viên lớn tuổi cũng công nhận sinh hoạt Sao nhi đồng là rất hay. Một số Sao viên khi về nhà đã vui tươi hồn nhiên hơn khi hoạt động ở thôn xóm.
6.2 Về mặt giáo dục:
F Đối với nhi đồng:
Nề nếp chung được ổn định hơn. Các em đã lễ phép hơn, giản dị, biết làm việc tốt, giữ gìn vệ sinh, ít gây gỗ đánh nhau.
F Đối với phụ trách Sao:
Đội ngũ phụ trách Sao đông hơn, giỏi hơn năm trước, 24 em đạt tiêu chuẩn phụ trách Sao giỏi là những em chủ động, chịu khó, có trách nhiẹâm, biết tự sắp xếp công việc gia đình phù hợp để đảm bảo sinh hoạt đều với nhi đồng.
F Đối với Chi đội và Liên đội:
Học kỳ I đã có 100% chi đội là chi đội mạnh. Công tác nhi đồng đã trở nên quen thuộc với chi đội và từng em Đội viên .
6.3 Thống kê số liệu:
Để nắm được tình hình nề nếp của học sinh tôi đã đưa ra 6 yêu cầu cơ bản sau:
Nếp chuyên cần.
Nếp ôn bài truy bài đầu giờ – khám tay – hát.
Nếp xếp hàng ra, vào lớp – Tập thể dục.
Nếp vêï sinh.
Nếp sống văn minh.
Tổng số điểm là 100 điểm.
Ä Ở năm học 2007 – 2008 có tổng số lớp là 9. Trong đó:
@ Đạt 60 – 70 điểm là 4 lớp.
@ Đạt 70 – 80 điểm là 3 lớp.
@ Đạt 80 – 90 điểm là 2 lớp.
Ä Đầu năm học 2008 – 2009 có tổng số lớp là 9.
Tôi đã áp dụng phương pháp mới đến học kỳ I thì kết quả khả quan hơn nhiều. Trong đó:
@ Đạt 70 – 80 điểm là 4 lớp.
@ Đạt 80 – 90 điểm là 3 lớp.
@ Đạt 90 – 100 điểm là 2 lớp.
7./ Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Sao nhi đồng:
Phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện giúp đỡ về mặt cơ sở vật chất ( đồng phục: quần áo, giày, dép, dụng cụ học tập, . . .) quan tâm theo dõi kiểm tra nề nếp, tinh thần thái độ học tập của con em, tạo môi trường và không khí thuận lợi cho việc học tập và vui chơi của các em.
Hoàn cảnh sống của phụ huynh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của trẻ, phụ huynh cần động viên khuyến khích, giải đáp thắc mắc của con em mình.
Địa bàn dân cư cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tâm lý của các em.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và trường học để đưa ra các giải pháp cụ thể.
Trường và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp cần phối hợp với nhau phát động các phong trào thi đua với nội dung cụ thể: Làm sạch đẹp lớp học, chăm sóc đẹp bồn hoa, lớp sinh hoạt tốt, sinh hoạt Sao sôi nổi, hái hoa văn hóa, các trò chơi thể thao tiếp sức, . . .Cuối cùng dẫn dắt các em đén đích là xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rồi từ đó sơ kết đánh giá, tuyên dương, khen thưởng nhân điển hình rộng ra.
8./ Những ưu tư, trăn trở trong công tác Đội, cụ thể là sinh hoạt Sao:
Thật sự làm công tác Đội cũng thật là dễ mà cũng thật là khó, chúng ta quan tâm giúp đỡ các em thì các em cũng yêu thương và quan tâm lại chúng ta.
Nhưng không phải chỉ có thế là đủ mà đòi hỏi người phụ trách phải có những kỹ năng và những hiểu biết đối với xã hội, kiến thức văn hóa một cách nhất định.
Ví dụ: Để cuốn hút các em sinh hoạt tập thể thì người phụ trách phải biết hướng dẫn trò chơi, nhưng sang múa hát thì người phụ trách phải biết đàn ca,. . .
Các kỹ năng như tổ chức trò chơi, kỹ năng cơ bản đó là những yếu tố cần có của người phụ trách Đội.
Để công tác sinh hoạt Sao được tốt hơn tôi mong muốn trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Tổng phụ trách có thể mở ra những chuyên đề bàn về việc tổ chức trò chơi, giới thiệu các trò chơi mới, bài ca về tuổi trẻ hay mà cụ thể là lứa tuổi của Sao, Đội.
Ngoài ra cũng cần bồi dưỡng thêm kỹ năng kiến thức cho các phụ trách chi đội.
C. KẾT LUẬN:
1/ Bài học kinh nghiệm:
Hình thành nhân cách thói quen của học sinh ngay từ bậc tiểu học là một trong những giải pháp khoa học nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của học sinh. Chính giải pháp này giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập, không còn lười biếng, sợ khó mà lúc nào cũng có các bạn kế bên động viên giúp đỡ.
Từ những trò chơi, những cuộc thi bổ ích đã đem đến cho các em cái hứng thú học tập, yêu thích các môn văn hóa thấy môn nào cũng hay và cần thiết. Những suy nghĩ đó giúp các em có ý chí và quyết tâm học tập tốt.
Nhận thức đúng đắn dẫn đến ý thức học tập cũng cao. Nhờ rèn luyện tính tự tin, chủ động trong hoạt động Sao, Đội nên sau này muốn tìm hiểu vấn đề gì thì các em cũng có một định hướng, một phương pháp đúng giúp các em mau chóng thành đạt.
“ Học mà chơi, chơi mà học” là yếu tố không thể thiếu được ở bậc tiểu học, càng đăïc biệt hơn nữa là đối với khối lớp 1, 2, 3 và việc sinh hoạt Sao là không thể thiếu được ở trường tiểu học.
Tóm lại, hoạt động học tập và vui chơi thống nhất biện chứng với nhau qua từng lứa tuổi. Việc cân đối thời gian: Trong học có chơi, trong chơi có học làm cho học sinh ham thích đến trường hơn. Đã đến lúc cần xây dựng một phương pháp tích cực và hiện đại phù hợp với xu hướng hiện nay, với đặc điểm của nền giáo dục tiên tiến. Thiết nghĩ nội dung và các giải pháp hướng dẫn học sinh sinh hoạt Sao là một trong những “ phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
2./ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Trường tiểu học Hòa Hưng, ấp Hòa Hưng, Xã An Hòa , huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các học sinh có lứa tuổi từ 6 đến 8 tuổi, ở thành thị lẫn nông thôn.
3/ Hướng nghiên cứu tiếp:
Công tác Sao nhi đồng rất quan trọng , có sinh hoạt nhi đồng tốt , sau này các em mới có đủ kiến thức , kỹ năng để trở thành đội viên tốt ; tôi đã áp dụng thành công trong liên đội mình . Trong năm học tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phát huy hơn nữa về công tác “ Tổ chức và hướng dẫn hoạt động Sao nhi đồng” để có thể áp dụng rộng rãi hơn.
Trên đây là một số giải pháp hướng dẫn học sinh sinh hoạt Sao mà bản thân đã áp dụng đối với học sinh đang giảng dạy và đã mang lại một kết quả thành công nhất định, rất mong sự góp ý của Hội Đồng Khoa Học. Trân trọng cảm ơn !
Hòa Hưng, ngày 05 tháng 03 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
Hà Cao Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
1. Giáo trình công tác Đội TNTP và Nhi đồng HCM, Bùi Sĩ Trung, Nguyễn Văn Hương, Trần Quốc Thành, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1998.
2. Hướng dẫn chương trình rèn luyện Đội viên, năm 1997.
Điều lệ và hướng dẫn thực hiện điều lệ Đội TNTPHCM, năm 2000.
Nghi thức Đội TNTPHCM, năm 2005.
Nhà xuất bản thanh niên Hà Nội.
3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Công ước của liên Hiệp quốc và quyền trẻ em.
Ủy ban bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam.
4. Phương pháp phát hiện các trường hợp ngược đãi trẻ em, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, Năm 1998.
5. Năm bài học lý luận chính trị cho Đoàn viên thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Năm 1999.
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
&
Cấp Trường:
Nhận xét:
Xếp loại:
Cấp Phòng:
Nhận xét:
Xếp loại:
Cấp Ngành:
Nhận xét:
Xếp loại:
File đính kèm:
- skkn doi.doc