Đề tài Tổ chức trò chơi trong dạy tiếng việt ở lớp 1

Trong trường tiểu học bộ môn tiếng việt là một trong những bộ môn quan trọng để góp phần đào tạo nên nhân cách của người học sinh, giúp học sinh trưởng thành và hoàn hảo về mọi mặt. Đây là một trong 11 bộ môn để hình thành 4 kỹ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần phải đạt. Các môn học khác rèn cho học sinh các kỹ năng tính toán, tư duy sáng tạo có phẩm chất tốt biết nhìn nhận cái đẹp, thì bộ môn tiếng việt góp phần hình thành tính chăm chỉ, cần cù nhẫn nại, biết thông cảm trên mọi phương diện cuộc sống, học sinh hiểu sâu biết rộng, nắm được các quy tắc bắt buộc khi sử dụng một số ngôn từ tiếng việt, khi nói khi viết một cách chắc chắn hơn. Bên cạnh việc nắm kiến thức ở nhà, trên lớp, các em phải sáng tạo tư duy, có sự vui chơi giải trí, trong những giay phút căng thảng và mệt mói, nhằm đạt tới kết quả học tập lao động cao hơn, thì cần phải kết hợp với trò chơi.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức trò chơi trong dạy tiếng việt ở lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần. - Giáo viên viết lại vần “ ay” và đọc. Học sinh ghép vần” ay” Nêu cách ghép vần “ay” ? Nêu cách tạo vân”ay”? Giáo viên hướng dẫn cách đọc. “ A – y –ay”. Học sinh đọc, cá nhân, bàn , lớp. Giáo viên nhận xét và sửa sai. * Đọc tiếng và từ khoá. Có vần “ay” thêm âm gì để có tiếng “bay”. ( Thêm âm “b” trước vần “ay” để được tiếng “bay”. *Học sinh ghép tiếng “bay” “bay”. Các em vừa ghép được tiếng gì? Nêu cách ghép tiếng “bay”. Nêu cấu tạo tiếng “bay” Giáo viên ghi bảng. + Giáo viên hướng dẫn đánh vần “ Bờ –ay – bay”. Học sinh đọc, cá nhân, bàn, lớp. Bức tranh này vẽ gì? Muốn có từ “máy bay” ta phải ghép như thế nào? * Học sinh ghép từ “máy bay” Các em vừa ghép được từ gì? Nêu cách ghép từ “máy bay”? Nêu cấu tạo từ “máy bay” Giáo viên ghi bảng. Học sinh đánh vần và đọc trơn từ khoá. Đánh vần “ A – y –ay” “ Bờ –ay – bay” Đọc trơn “ máy bay” Học sinh đọc bài “Ây” Quy trình dạy như dạy vần “ay”. Lưu ý: vần “ ây” được tạo nên từ “â” và “y” * So sánh “ây và ay” Giống : đều có âm “y” Khác: “ay” đựoc bắt đầu âm “a”, “ây” bắt đầu bằng âm “â”. Phát âm: Đánh vần : “ ớ – y - ây” “Dờ - ây – dây” Đọc trơn “nhảy dây” Viết lưu ý nét nối. Đọc từ ứng dụng. Vần “ay, ây” có trong 4 từ ứng dụng sau. Giáo viên viết bảng – học sinh đọc nhẩm Học sinh đọc : “ Cối xay” “ vây cá”. “ Ngày hội” “ cây cối”. Giáo viên sửa lỗi phát âm Tìm tiếng có chứa vần vừa học? Nêu cấu tạo tiếng đó? Giáo viên đọc mẫu và giải thích. 2 – 3 học sinh đọc. Chúng ta học vần gì mới? Chúng ta học tiếng gì mới? Chúng ta học từ gì mới? Học sinh đọc toàn bài. c/ Luyện viết bảng Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết. Học sinh viết tay không trên không trung bằng ngón tay trỏ. Học sinh viết bảng con. Giáo viên nhận xét và sửa sai. Trò chơi: Tìm vần qua đồ vật – thực vật Giáo viên chuẩn bị một số đồ vật, bang bay, viên tẩy, tờ giấy, khăn che…Một số thực vật như: củ gừng, quả ớt, khoai tây, quả chay. Giáo viên gọi 2 em cùng chơi. Học sinh nên nhặt và phải nói được tiếng gì, đồ vật gì, có chứa vần”ay” và”ây”. Giáo viên gợi ý: củ gừng, quả ớt, ăn có vị gì? ( có vị cay” Vậy tiếng “cay” có vần gì mới ( vần “ay”). Vần “ay” Vần ‘ ây” Quả bóng bay ( bay) Cành “cây” ( cây) CáI khay ( Khay) Viên tẩy ( tẩy). Quả chay ( chay) Khoai tây( tây) Tờ giấy ( giấy). Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và tuyên dương. Giáo viên nhận xét nội dung tiết 1. Tiết 2: 3/ Luyện tập a/ Luyện đọc. Học sinh đọc bài ở tiết 1 Học sinh lần lượt phát âm: Cá nhân, bàn, lớp. Học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. Giáo viên nhận xét và sửa sai. Đọc câu ứng dụng Bức tranh này vẽ gì? Học sinh thảo luận tranh và đọc. Học sinh đọc. Giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. Giáo viên nhận xét và cho điểm. Tìm trong câu tiếng nào mang vần vừa học. Nêu cấu tạo tiếng đó? Khi đọc lưu ý điều gì? Giáo viên đọc mẫu và giải thích. 2 -3 học sinh đọc. b/ Luyện viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết Giáo viên nhận xét và sửa sai. c/ Luyện nói. - Học sinh đọc tên bài luyện nói. Bức tranh này vẽ gì?. Hãy nói tên các hoạt động trong tranh. Hằng ngày em đến lớp bằng phương tiện gì? Bố mẹ em đi làm bằng phương tiện gì? Chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào là đi nhanh nhất. Khi nào thì phải đi máy bay? Ngoài chạy, bay, đi bộ,đi xe, người ta còn dùng cách nào để đi bộ từ chỗ này đến chỗ kia. Trong giờ học nếu phải đi đâu đó, chúng ta có nên chạy nhảy ồn ào không? Khi đi xe hoặc đi bộ chúng ta phải chú ý điều gì? Trò chơi: Nhìn ra xung quanh. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn ra xung quanh, tìm những tiếng có chứa vần” ay, ây”. Gợi từng nhóm học sinh tìm. Vần “Ay” Vần “ây” Máy cày Máy xát Máy say ĐôI giày Thợ may Cánh tay Cuộn dây Thợ xây Đánh giầy Thầy giáo Con cầy CáI tẩy Từ chung có vần “ ay/ ây” + Máy sấy + Nhảy dây. III/ Củng cố – Dặn dò. Giáo viên gợi ý học sinh đọc bảng và sách giáo khoa. Tìm vần vừa học có ở ngoài bài học. Về học bài và làm bài tập tiếng việt. Chuẩn bị bài 37. IV/Kết quả và những kết luận rút ra từ tiết dạy. 1/ Kết quả. Để so sánh chất lượng của phương pháp tổ chức trò chơi tiếng việt, tôi đã tiến hành soạn giáo án để dạy đối chiếu với lớp 1c trường Tiểu Học . Hai lớp 1 A và lớp 1C đều có sĩ số xấp sỉ nhau ( Lớp 1 A – 18 học sinh , lớp 1 C 16 học sinh) Trình độ tương đương nhau. Cùng một nội dung giáo án, cùng một phương pháp tổ chức trò chơi và cùng một hình thức giảng dạy học, tôi cũng tiến hành như một tiết dạy học bình thường, có sự gợi mở tìm hiểu trước ở nhà. So sánh kết quả dạy thể nghiệm, sau khi tiến hành dạy thể nghiệm để đối chiếu tôI đã tiến hành so sánh kết quả của 2 lớp như sau: Lớp 1 A: Cho học sinh thực hành chơi tại lớp Lớp 1 C : Giáo viên phát phiếu đánh giá kết quả Sau đây là kết quả thu được của hai lớp 1 A và 1 C Lớp 1 A thể nghiệm ChơI tốt ChơI bình thường Chưa biết cách chơi 75 % 20% 5 % Lớp 1 C đối chiếu Trả lời tốt Trả lời chưa tốt Trả lời sai 45 % 40% 15% Qua kết quả trên tôi thấy rằng, áp dụng phương pháp tổ chức thực hành đạt hiệu quả cao hơn, học sinh nắm và nhớ bài tốt hơn, gây được hứng thú giờ học và tạo đuợc không khí sôI nổi hơn. 2/ Những kết luận rút ra từ tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy và đối chiêu cho thấy phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học là một vấn đề nóng hổi và quan trọng hơn cả. Nó không những giúp học sinh nắm được kiến thức và nội dung bài, mà con nảy nở những mầm mống về ngôn ngữ tiếng việt. Để phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học tiếng việt đạt hiệu quả cao, thì người giáo viên phải biết khêu gợi vốn sống của từng học sinh, phát huy tính tích cực chủ đạo, trí tưởng tượng để các em tái hiện kiến thức bức tranh tinh thần mà tác giả của nó đã vẽ bằng ngôn ngữ tiếng việt rất sinh động. Từ đó các em sẽ hiểu bài nhớ lâu, say mê trong học tập, làm chỗ dựa về tinh thần, các em an tâm học tập và đạt kết quả cao. Mặt khác người giáo viên giảng dạy nên khuyến khích các em vào trò chơi, chủ động kích thích các em hoà nhập suy nghĩ, tìm tòi những cái hay nhất đẹp nhất. Giáo viên phải coi trọng học sinh, lấy học sinh làm nhân vật trung tâm của quá trình tổ chức. Trong khi hướng dẫn tổ chức các hoạt động, giáo viên phải thể hiện được vai trò chủ yếu của mình, để học sinh tin tưởng tích cực tìm tòi phát hiện chiếm lĩnh tri thức mới táI hiện kiến thức cũ. Có như vậy giờ học mới đạt kết quả cao. Để phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng đạt kết quả cao thì người giáo viên không ngừnghọc hỏi kinh nghiệm, tìm tòi kiến thức về ngôn ngữ tiếng việt và đưa ra những giải pháp thích hợp nhất, việc nghiên cứu tài liệu qua những chuyên đề, tập san giáo dục, tham khảo tài liệu sách báo ở tiểu học để nâng cao trình độ tay nghề giúp cho giảng dạy được tốt. Song bên cạnh đó cũng phải quan tâm coi trọng đúng mức với nội dung kiến thức mà nhà giáo dục và nhà nước đã đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Có như vậy người giáo viên làm việc có hệ thống có phương pháp dạy học đúng mức và đạt được kết quả như mong muốn. Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân nhằm giúp giáo viên tham gia tốt tổ chức trò chơi tiếng việt cho học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của ban lãnh đạo trường, phòng và ban thanh tra phòng. Rất cảm ơn !!!! Kết luận chung. Căn cứ vào cơ sở lý luận và quá trình thể nghiệm để giảng dạy tốt bộ môn tiếng việt, mà nội dung trọng tâm là phương pháp tổ choc trò chơi cho học sinh thông qua cách thức tổ chức một tiết học, yêu cầu nắm được quy tắc, chơi đúng, chơi nhanh, chơi nhiệt tình Qua các hình thức tôi tự nhận thấy rằng đây là một phương pháp gây được sự hứng thú tích cực hoạt động học tạp của học sinh, các em hoàn toàn thoải mái trong việc tiếp thu bài. Điều này là một nhu cầu cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi các em đã nắm được nội dung phương pháp, có kỹ năng hoạt động nhanh chính xác thì đây chính là một liều thuốc để các em hưng phấn học các môn học khác. Đặc biệt đối với lớp 1 giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phương pháp và hình thức tổ chức này là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối với học sinh, càng nên lớp trên kiến thức tiếng việt ngày càng phong phú và đã dạng đòi hỏi các em phảI có sự tìm tòi, hiểu sâu rộng hơn, tiếp thu kiến thức nhiều hơn. Do đó việc tổ chức rèn thói quen ghi nhớ, thói quen tư duy tưởng tượng cho học sinh phải được xác định rõ ràng về mục đích yêu cầu chính phù hợp với yêu cầu kiến thức và nội dung môn học. Đồng thời phương pháp đưa ra để tổ chức trò chơi tiếng việt cũng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh qua từng giai đoạn học, cấp học, nhằm thu hút đông đảo tham gia và thực hiện, chúng luôn ủng hộ, luôn tán thành cách tổ chức. Vì vậy dạy học và phương pháp tổ chức trò chơi tiếng việt lớp 1 cũng phải quan tâm đến hình thức tổ chức, khái quát nội dung kiến thức vừa phải với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, để học sinh dần dần làm quen , thích nghi với môi trường học. Vì vậy học sinh lớp 1 hay hiếu động nếu việc tổ chức trò chơi không tốt thì sẽ ảnh hưởng tói giờ học, kéo theo việc tiếp thu bài chưa tốt. Vậy tuỳ theo mức độ sử dụng phương pháp tổ chức mà giáo viên đưa trò chơi vào giờ học đạt kết qủa cao. Phụ lục A / Phần mở đầu Chương I : Những Vấn đề chung I / Lý do chọn đề tài. 1/ Cơ sở lý luận. 2/ Cơ sở thực tiễn. II/ Mục đích nghiên cứu. III/ Đối tượng nghiên cứu. B / Nội dung Chương I : Tổng quan I/ Nghiên cứu tâm lý học sinh. II/ Những vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu. 1/ Nguyên tắc và những tiền đề cơ bản xuất phát điểm của một lý thuyết khoa học một loại hoạt động nào đó của con người. 2/ Phương pháp dạy học tiếng việt cần phải được phân biệt với phương pháp luận, phương pháp với tư cách là một môn học thủ pháp. 3/ Chương trình và sách giáo khoa tiếng việt 1. II/ Điều tra khảo sát. A/ Điều tra thực trạng 1/ Điều tra chung về cấp I trường tiểu học Hoàng Quế. 2/ Trao đổi giáo viên và học sinh. 3/ Dự giờ

File đính kèm:

  • docDe tai to chuc tro choi trong day tap doc lop 1.doc
Giáo án liên quan