Giáo dục thời nào cũng được coi l à quốc sách của mỗi dân tộc. Trong thời đạ i
toàn cầu hoá, một yêu cầu đặt ra là phải đổi mới nền giáo dục nước nhà. Có nhiều dự á n
đã đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục đào tạo. Các dự á n
này đã mang lại những thay đổi, tiến bộ cho chất lượng nhất định. Tuy nhiên, nhiều ý
kiến cho rằng có một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa được tiến hành một
cách đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả thật sự cho quá trình đào tạo và tự đào tạo tr ong
nhà trường. Đó l à hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông (THCS - THPT).
Hoạt động ngoại khoá không chỉ giúp học sinh phát triển nhanh về tư duy, mà còn tạ o
cho học sinh khả năng ứng dụng tốt, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tế. Thông
qua hoạt động ngoại khoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiế m
các kiến thức mới , phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó, kiến thức và kĩ
năng của các em chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động ngoại khoá địa lí cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại khoá không chỉ giúp học sinh phát triển nhanh về tư duy, mà còn tạo
cho học sinh khả năng ứng dụng tốt, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tế. Thông
qua hoạt động ngoại khoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm
các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó, kiến thức và kĩ
năng của các em chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, cứ 49% học sinh không tham gia vào các hoạt
động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13 – 19 phải làm bố mẹ sớm
hơn những em khác có tham gia từ 1 – 4 giờ vào các hoạt động ngoại khoá. Gần 8/10 em
có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quả học tập cao. Những học sinh
thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoại khoá thường có thành tích
học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ xúc cảm tốt
hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực...
Môn Địa lí là một môn học trong nhà trường phổ thông có nhiều thuận lợi để tổ
chức hoạt động ngoại khoá, và hoạt động ngoại khoá cũng là một hình thức dạy học ngoài
giờ có hiệu quả cao giúp học sinh hiểu sâu hơn các vấn đề của môn học. Tuy vậy, ở đa số
các trường phổ thông hiện nay, hoạt động ngoại khoá Địa lí, cũng như những môn học
khác chưa được quan tâm đúng mức, và nếu có thì cũng chưa thực sự đạt hiệu quả.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường THPT
1.1. Cơ sở lí luận
Hoạt động ngoại khoá đã sớm được các nhà giáo dục quan tâm đến như là một
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy, cho đến nay, khái niệm ngoại khoá là
gì vẫn chưa được lí giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán. Ngoại khoá là một hình thức học
tập hay vui chơi? Dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém có phải
là hoạt động ngoại khoá không? Theo Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh
Hùng, Trần Thế Duật (Phương pháp dạy học văn – NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
1998, trang 378 - 389) thì: “Ngoại khoá không nên hiểu là công việc ngoài giờ học,
ngoài chương trình, thực hiện tuỳ tiện được sao hay vậy. Ngoại khoá chỉ có nghĩa là
không đặt sự giảng dạy của giáo viên bộ môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự
giác vận dụng sáng tạo của học sinh. Đó cũng là việc học đích thực, do học sinh tự
nguyện, tự chọn, tự làm ra mà học”. Vì vậy, có thể nói ngoại khoá là một hình thức tổ
chức học tập ngoài giờ lên lớp có kế hoạch, có phương hướng xác định được học sinh
tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự điều khiển,
hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ
năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục
học sinh một cách toàn diện.
Hoạt động ngoại khóa có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THPT. Các hoạt động này giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức; giúp phát
hiện năng khiếu của học sinh, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức, là con đường
quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục. Khi thiết kế các hoạt động ngoại khoá nhất thiết phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi của học sinh THPT để thiết kế các hoạt động cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Chính vì thế mà vai trò của người giáo viên và nhà quản lí trong việc tổ chức là rất lớn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Mặc dù hoạt động ngoại khoá có vai trò vô cùng to lớn nhưng hiện nay thực
trạng của việc tổ chức các hoạt động này ở các trường phổ thông đang bị bỏ rơi. Nguyên
nhân do các nhà quản lí, các giáo viên bộ môn chưa nhận thức rõ vai trò của các hoạt
động này, do các nhà trường thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như kinh phí, thời gian
để tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
Không là ngoại lệ, hoạt động ngoại khoá Địa lí ở các trường THPT hiện nay cũng
rơi vào tình trạng không được quan tâm. Ngoài những nguyên nhân trên, còn thêm nguyên
nhân môn Địa lí vốn dĩ bị coi là môn “phụ” trong các môn học ở nhà trường phổ thông Việt
Nam hiện nay. Vì thế, ít nhận được sự quan tâm, hào hứng học tập của học sinh.
2. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá Địa lí cho học sinh THPT
2.1. Chương trình và SGK Địa lí lớp 10, 11, 12
Chương trình của mỗi lớp có cấu trúc, mục tiêu riêng, nhưng không nằm ngoài
những mục tiêu của việc dạy học Địa lí ở trường THPT. Môn Địa lí ở THPT nhằm góp
phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lôgic, tạo điều kiện cho
học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên; củng cố và phát triển tiếp bốn
năng lực chủ yếu của học sinh đã được hình thành ở cấp Trung học cơ sở (THCS), đáp
ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Các năng lực đó là: Năng lực hành động có hiệu quả; Năng lực hợp tác,
phối hợp hoạt động trong học tập và đời sống; Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với
những thay đổi trong cuộc sống; Năng lực tự khẳng định bản thân.
Tất cả những điều đề cập đến ở trên được thực hiện thông qua việc phát huy có
hiệu quả các đặc trưng của bộ môn, được quán triệt từ việc cấu tạo từ một chương trình
có hệ thống, hợp lý, đến việc lựa chọn các chuẩn về kiến thức, kĩ năng; ở việc thực hiện
các yêu cầu trong sách giáo khoa, các sách tham khảo; và cuối cùng là ở việc dạy học,
việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Địa lí
Dựa trên đặc điểm chương trình SGK, cũng như đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh THPT mà tác giả đề xuất một số gợi ý cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
Địa lí như sau:
- Thăm quan Địa lí
- Câu lạc bộ (Câu lạc bộ Địa lí, Câu lạc bộ bảo vệ môi trường, Câu lạc bộ tư vấn)
- Đố vui Địa lí
- Hội thảo khoa học về Địa lí
- Thi làm đồ dùng dạy học Địa lí
- Hoạt cảnh Địa lí
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích, thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá các kết quả nghiên cứu lí thuyết
và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất lí thuyết đưa ra.
3.2. Nội dung
Việc tổ chức thực nghiệm được thực hiện song song ở hai lớp thực nghiệm và đối
chứng ở trường THPT Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội). Các lớp thực nghiệm (lớp 10A4 và
12A3) được tổ chức một số hoạt động ngoại khoá Địa lí kể trên. Các lớp đối chứng (10A3
và 12A2) không được tổ chức hoạt động ngoại khoá.
- Hoạt động ngoại khoá 1: đố vui Địa lí: Tổ chức vào giờ sinh hoạt của hai lớp
(khối 12 học sáng, khối 10 học chiều). Hình thức tổ chức: soạn câu hỏi trên Powerpoint và
dùng máy chiếu để tổ chức, cả lớp cử ra 3 đội chơi, mỗi đội gồm 3 người, các học sinh còn
lại là khán giả.
- Hoạt động ngoại khoá 2: Hội thảo khoa học về Địa lí, chủ đề Vấn đề lao động
và việc làm ở nước ta hiện nay. Giáo viên giao chủ đề cho học sinh chuẩn bị trong 1
tuần. Lý do chọn chủ đề này là vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay đang trở nên nóng
bỏng, giáo viên nên giúp các em học sinh THPT quan tâm đến vấn đề này để có định
hướng học tập tốt hơn. Buổi thảo luận được tổ chức tại lớp, không khí rất sôi nổi, các
em trình bày kết quả làm việc của mình trước lớp, đã có sự chuẩn bị khá tốt về mặt số
liệu, đa phần các em đều bày tỏ quan tâm tới vấn đề lựa chọn ngành nghề, việc làm cho
tương lai.
- Hoạt động ngoại khoá 3: Tổ chức thảo luận về vấn đề kĩ năng vẽ biểu đồ. Quy
trình tiến hành: giáo viên cho học sinh thảo luận các loại biểu đồ, kĩ năng nhận diện biểu đồ,
cách vẽ và trình bày biểu đồ, những điểm cần lưu ý, cách nhận xét.
3.3. Kết quả
Tiến hành phỏng vấn học sinh lớp 10 và 12 về việc học tập Địa lí ở nhà
trường phổ thông (Phỏng vấn trước và sau khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại
khoá). Ở các lớp thực nghiệm, đa phần các em đều bày tỏ rất thích và thích học Địa
lí sau khi tham gia vào các hoạt động ngoại khoá trên, các em có ham thích tìm hiểu
về các kiến thức Địa lí, quan tâm để ý hơn tới vấn đề kinh tế - xã hội. Trong các tiết
học, học sinh phát biểu xây dựng bài nhiệt tình. Ở các lớp đối chứng, các em trả lời
hứng thú đối với việc học môn Địa lí chỉ ở mức độ thích, bình thường, không khí học
trầm hơn, hứng thú học tập chưa cao.
KẾT LUẬN
Hoạt động ngoại khoá là một hoạt động hữu ích trong việc nâng cao chất
lượng dạy học ở các trường phổ thông nói chung và ở trường THPT nói riêng. Mặc dù
có tác dụng to lớn như vậy nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở các
trường phổ thông nói chung và ở trường THPT nói riêng còn bị xem nhẹ và hiệu quả
hoạt động chưa cao, chưa lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. Nguyên nhân do
cán bộ giáo viên, các nhà quản lí cũng như học sinh chưa nhận thức được đầy đủ vai
trò và ý nghĩa của các hoạt động ngoại khoá. Các nhà trường còn gặp khó khăn trong
việc tổ chức do thiếu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh phí. Hoạt động ngoại
khoá Địa lí ở các trường THPT hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thông
qua các hoạt động ngoại khoá Địa lí, học sinh được bồi dưỡng lòng yêu khoa học,
ham muốn được tìm hiểu, khám phá tri thức khoa học, được tăng cường kĩ năng
trong học tập bộ môn, biết quan tâm và có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường. Các hình thức ngoại khoá Địa lí cũng rất đa dạng và phong phú.
Giáo viên bộ môn cần có kế hoạch để tổ chức cho học sinh với các mức độ ứng dụng
khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của trường học, của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Minh Châu. Một số biện pháp quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn
trong nhà trường THPT. Luận văn thạc sĩ, 2005. Khoa quản lí giáo dục. ĐHSPHN.
[2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2006. Lí luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư
phạm. [3] James J. Shields, Jr, Japanese Schooling (1989), The Pennsylvania State.
[4] Kelly (15 February 2005), Outdoor learning, DFES.
[5] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), 2006. Giáo trình giáo dục học. NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
File đính kèm:
- To chuc cac hoat dong ngoai khoa Dia li cho hocsinh THPT.pdf