Đề tài Tìm hiểu Vườn quốc gia Việt Nam

Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974.

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu Vườn quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày nay ở các khu vực lân cận VQGNC và tại ngay khu vực Núi Chúa, về mặt địa hình, VQGNC có các đặc điểm sau đây: - Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có dộ cao 1.039m. -Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phía nam và phía đông. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ tạo thành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc-tây nam; còn phía bắc, đông và đông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển - Địa hình có độ cao dưới 300m: phân bố phía đông và nam và các khu vực ở phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200. - Địa hình có độ cao từ 300-700m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350. - Địa hình có độ cao trên 700m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở các độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400. Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m. Khí hậu, thủy văn: Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu ven biển miền trung thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa-ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất của vùng này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùa chính. Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung tâm khô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớm hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng nhiều đến khu vực nên không cung cấp thêm lượng ẩm vào mùa gió mùa đông bắc, còn gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thì lại bị các khối địa hình cao hơn ở vị trí bên trong hứng gần hết lượng ẩm mà gió mùa tây nam mang lại và chỉ có tác dụng vào gần cuối mùa gió mùa Tây Nam. Do vị trí tiếp giáp như vậy lượng mưa tại khu vực Núi Chúa có thể đạt xấp xỉ 1000mm hoặc hơn so với trung tâm khô hạn Phan Rang-Mũi Dinh chỉ đạt 650-750mm/năm. Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng của chế độ nhiệt miền Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 260C, nhiệt độ tháng lạnh nhất không xuống thấp hơn 230C (cho địa hình thấp, đồng bằng) (Bảng 3.1), nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu xích đạo – nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14-150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao. Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình chỉ khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong các tháng mùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20-25%. Theo Luận chứng Khoa học của VQG Núi Chúa (4), tính toán các chỉ số nhiệt và mưa hàng tháng thì khu vực này có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam. Chỉ số khô hạn X = 9 . 4 . 2 Hệ thống dòng chảy – thủy văn: Với địa hình là một khối núi nhỏ độc lập như vậy nên hệ thống thủy văn sông suối trong khu vực này có đặc trưng là dòng chảy ngắn, nhỏ và lưu lượng thay đổi theo mùa, diện tích lưu vực cho từng dòng chảy không lớn. Nhìn chung khu vực VQGNC không có suối lớn, chỉ có một số suối nhỏ, ngắn đến mùa khô gần như không có nước. Các suối có dòng chảy đáng kể như suối Nước ngọt, Suối Nước giếng, Suối Kiền Kiền, suối Đông Nha, suối Lồ ồ, suối Đá. Các suối trên đều bắt nguồn từ trên núi cao chảy ra biển đông. - Suối Đồng Nha : bắt nguồn từ phía nam Núi Chuá chảy xuống đầm Nại, qua địa bàn các xã Phương Hải, Tri Hải và Nhơn hải, chiều dài = 11km, diện tích lưu vực =37 km, dòng chảy chuẩn qo = 0,193 ¬m3/giây. - Suối Nước Ngọt 3: bắt nguồn từ núi Ông, núi Chúa Anh, diện tích lưu vực = 33,7 ha dòng chảy chuẩn qo = 0,115 m3/giây và lưu lượng wo = 5,52.106 m3. - Suối Kiền Kiền : bắt nguồn từ Núi Chúa chảy về hướng tây thuộc địa bàn xã Lợi Hải. diện tích lưu vực = 22 km2, dòng chảy chuẩn qo = 0,115 m3/giây, lưu lượng wo = 3,63.106 m3. - Suối Nước Ngọt 1 : ( bãi cấp ) bắt nguồn từ phía bắc Núi Chúa chảy về hướng đông ra biển Bình Tiên ở bãi Cấp, diện tích lưu vực = 19,5 km, dòng chảy chuẩn q0 = 0,102 m3 /giây, w0 = 3,22.106m3. Ngoài ra trong vùng đệm còn có một số sông suối nhỏ khác, có lưu lượng không đáng kể, về mùa khô hầu như khô kiệt không có nước. Thủy văn: Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 – 25o nên đã hình thành hệ thống suối trong vùng với mật độ khe suối 0,7km/km2. Trong khu VQG có các suối với diện tích lưu vực nước lớn như: Suối Nước Ngọt, Suối Kiền Kiền, Suối Đông Nha. Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển Đông. Ngoài ra, VQG Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó có một số bãi cát và cồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần biển khu vực Vĩnh Hy có nước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực vật thân thảo, cây bụi và động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống. Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có hai lần triều lên và hai lần triều rút. Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường khoảng 2 – 3,5m. Sóng biển: Từ tháng 1 – 4: Hướng thịnh hành là Tây – Tây Nam, độ cao trung bình 1 – 1,1m, cực đại khoảng 2m; Từ tháng 10 – 12: Hướng thịnh hành là Đông Bắc, độ cao trung bình khoảng 1,2m, cực đại khoảng 2,5m. Nhiệt độ trung bình của nước biển trong các tháng trên 250C, Độ mặn trung bình của nước biển từ 31 – 33%. 30.VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Vườn quốc gia Phú Quốc là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc. Vị trí: Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vườn quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ bắc và từ 103°50' đến 104°04' kinh đông. Quy mô diện tích: Tổng diện tích 31.422 ha, bao gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha. Mục tiêu: -Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo. - Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc. - Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam. Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định 01/2002/QĐ-UB ngày 17/01/2002 thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, gồm Ban giám đốc và các phòng chức năng. Năm 2002, biên chế của Ban quản lý là 32 người. Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái được chính quyền cho là một chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên. Các giá trị đa dạng sinh học: Bò biển dugong Rặng san hô. Coral section; dyed to determine growth rat. Hiện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú Quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao rừng còn giầu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thoái nhiều, với ưu thế ở đây là các cây họ đậu Fabaceae. Đến nay đã ghi nhận được 929 loài thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhận cho rằng ở Phú Quốc trước đây có loài vượn Pillê sinh sống. Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô bắt gặp ở quanh các đảo nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú, các loài họ Cá mú (Serranidae) và họ Cá bướm (Chaetodontidae) và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như trai tai tượng (Tridacna squamosa) và ốc đun cái (Trochus nilotichus). Phú Quốc đã ghi nhận loài đồi mồi (Eretmochelys imbricata) đến vùng biển này đẻ trứng, nhưng đến nay tần suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người dân địa phương về sự xuất hiện của bò biển dugong nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức. Dân số trong vùng: Dân cư trên đảo Phú Quốc là dân du nhập từ nhiều vùng khác nhau. Trên đảo ngư nghiệp là hoạt động kinh tế chính, mặc dù vậy du canh, du cư là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. NON NƯỚC VIỆT NAM ( Tổng cục du lịch Việt Nam). 2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT nam ( Vũ Tự Lập) 3. Các trang Web: - www.vncreatures.net. - www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn. - www.vi. Wikipedia.org. - www.vietnamtourism.com. - www. Webdulich.com. - www.congdongdulich.com. - www.vietnam-travel.com.vn.

File đính kèm:

  • docvuon quoc gia Viet Nam hot.doc