Đề tài Tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nam Định

Hiện nay vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang là vấn đề được quan tâm hang đầu ở nước ta, là nhân tố mang tính chất thúc đẩy bước tiến mạnh mẽ của nền kinh tế. Nam Định là một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển, được biết đến với cái tên thành phố Dệt, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vây việc tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nam Định là rất cần thiết.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách thức quản lí- kinhdoanh, công nghiệp dệt đã có những khởi sắc: Bảng giá trị sản lượng công nghiệp dệt may Năm 1997 1999 2000 2001 2002 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 483 626.4 679 745.5 834.2 Tỷ trọng (%) 47 46.9 44.5 42 40.4 Như vậy đến năm 2002, ngành dệt may vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong công nghiệp và vượt xa các ngành khác. Số lao động trong toàn ngành dệt may của tỉnh năm 2000 là 28.208 người chiếm 22.05% tổng số lao động trong toàn khu vực công nghiệp Về cơ sở sản xuất kinh doanh: hiện nay tỉnh có 21 doanh nghiệp quốc doanh trong đó có 6 doanh nghiệp dệt và 15 doanh nghiệp may, các doanh nghiệp này đều được đều được phân bố trên lãnh thổ của thành phố Nam Định; ngoài ra tỉnh còn có 3 HTX, hang trăm tổ hợp và 5223 cơ sở sản xuất hang dệt may tập trung chủ yếu ở các làng nghề thuộc các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Vụ Bản, Hải Hậu và Mỹ Lộc. Các sản phẩm dệt may chủ yếu của tỉnh là sợi vải các loại, Vải màn, khăn mạt, quần áo…các sản phẩm này không ngừng tăng lên qua các năm, ta có thể xem bảng các sản phẩm chính của công nghiệp dệt may sau Sản phẩm 1998 2000 2002 Sợi toàn bộ (tấn) 9722 11372 11887 Vải các loại (triệu m2) 16.31 22.89 29.77 Vải màn (triệu m2) 8.38 10.3 13.84 Khăn mặt các loại (nghìn cái) 7257 25279 66301 Quần áo dệt kim (nghìn cái) 2774 2754 2810 Quần áo may sẵn (nghìn cái) 7235 8132 10110 Hình ảnh nhà máy dệt Như vậy, ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp lớn nhất của tỉnh Nam Định nhưng phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. 2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm Ngành chế biến LTTP cũng là một ngành công nghiệp lâu đời nhất của tỉnh, phát triển dựa trên thế mạnh lâu dài về nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp phong phú, lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn: Một số sản phẩm nông nghiệp có năng suất và sản lượng cao: lúa (970.693 tấn-2001), ngô (9.231 tấn), khoai lang (416.283 tấn), rau đậu (202.159 tấn), lạc (13.976 tấn), thuỷ sản (46.850 tấn)… đây là cơ sở nguyên liệu vô cùng quan trọng cho công nghiệp CB LTTP. Trong những năm gần đây sản xuất của ngành này có sự gia tăng cả về giá trị sản lượng và tỷ trọng với tốc độ khá nhanh, năm 2001 là 22.9%, 2002-17,7%, cao hơn so với tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp. Số lao động trong ngành chế biến LTTP có khoảng 12.300 người, chiếm 11,7% tổng lao động công nghiệp(1999), mỗi năm thu hút them 600-1000 việc làm cho người lao động Số cơ sở sản xuất kinh doanh: Hiện nay tỉnh có 10 doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu ở thành phố Nam Định. Khu vực ngoài quốc doanh gồm 2 doanh nghiệp nằm trên địa bàn Hải Hậu, 5.089 cơ sở tư nhân và hộ gia đình. Ngoài ra còn có 13 HTX phân bố tại Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ. Một số sản phẩm chính là ngo, gạo xay sát,bánh kẹo, rượu bia, thịt đông lạnh, hoa quả đóng hộp, nước mắm, thuỷ sản đông lạnh, muối…các sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu. 3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ khí - điện - điện tử. Ngành cơ khí - điện tử trong thời gian gần đây phát triển với tốc độ khá nhanh, khoảng 9,15%/năm trong giai đoạn 1996-2000,năm 2001 là 15,8% và 2002 là 25,3%. Do đó mà tỷ trọng ngành trong nền công nghiệp không ngừng tăng. Đến năm 2002 ngành đã đứng thứ 2 trong công nghiệp của tỉnh với đóng góp 18,7% chỉ sau ngành dệt may. Hiện nay Nam Định có 15 doanh nghiệp quốc doanh và nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần, 21 ngoài quốc doanh,2.093 hộ cá thể, tư nhân tham gia sản xuất cơ khí trong các làng nghề. Tổng số lao động trong ngành là 7.456 người(1999) chỉ chiếm 7,1% số lao động toàn ngành công nghiệp. Ngành cơ khí có mặt trên hầu khắp tỉnh nhưng chỉ với quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thủ công và chắp vá là chính. Các doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất lớn thì tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định và một số huyện lân cận như Nam Trực, Vụ Bản. Còn ngành điện tử hầu như mới chỉ xuấthiện trên địa bàn thành phố Nam Định. 4.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành này phát triển dựa trên thế mạnh là một số khoáng sản như: đất sét(25-30 triệu tấn), cát xây dựng (500.000m3/năm), fensfat, bột màu…đặc biệt trong thời đại hiện nay do quá trình đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu xây dựng ngày càng lớn và thị trường tiêu thụ của ngành càng rộng, ngành càng có điều kiện phát triển. Hiện nay tỉnh có 10 doanh nghiệp quốc doanh sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực ngoài quốc doanh có 2 HTX ở thành phố Nam định, 764 cơ sở tư nhân và hộ gia đình sản xuất Tổng số lao động sản xuất trong ngành vật liệu xây dựng là 6.942 người(1999), giảm so với năm 1998. Tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành lại tăng đáng kể qua các năm: Năm 1999 2000 2001 2002 Giá trị sản lượng (tỷ đồng) 98.7 116.2 141.4 159.3 Tỷ trọng(%) 7.30 7.60 7.97 7.70 Bảng giá trị sản lượng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tỷ trọng lien tục tăng lên từ 7,02% (năm 1997) tới 7,97%(năm 2001). Nam Định có một số sản phẩm tương đối khá: thuỷ tinh 834 tấn, gạch nung 361.5 triệu viên, ngói nung 5 triệu viên, tấm lợp phibroximang 1,5 triệu m2. Tuy nhiên do hạn chế về nguông nguyên liệu nên tỉnh còn thiếu những sản phẩm quan trọng cho xây dựng như xi măng, đá xây dựng… Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh được phân bố tập trung ở gần các vùng nguyên liệu thuộc các huyện Nam Trực, Trực Ninh và một số huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng Nhìn chung, ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh còn rất nhỏ bé. III.CÁC KHU VỰC TẬP TRUNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Ta có thể thấy rằng sự phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định không đồng đều. Trên lãnh thổ đã hình thành những khu vực tập trung công nghiệp với sự khác nhau về quy mô sản xuất và cơ cấu ngành. Dưới đây là một số khu vực tập trung công nghiệp của tỉnh: 1.Thành phố Nam Định Đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Nam Định và cũng là một trung tâm công nghiệp nhẹ thuộc loại lớn của toàn quốc. Tính đến năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố là 1134,7 tỷ đồng(chiếm 63.9% tổng sản lượng công nghiệp của tỉnh) với 1737 cơ sở sản xuất và khoảng 59.090 lao động. Cơ cấu công nghiệp của thành phố Nam Định khá đa dạng, bao gồm các ngành thuộc công nghiệp nhẹ như dệt may, chế biến nông sản, cơ khí - điện - diện tử và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ và các cơ sở công nghiệp sản xuất phân phối điện – khí ga - nước…Trong cơ cáu này nổi bật lên là vai trò của công nghiệp dệt may(chiếm 69.1% tổng sản lượng công nghiệp chế biến năm 1999) . Công nghiệp của thành phố Nam Định có tổng diện tích là 94.8ha, tập trung tại 3 cụm chính: cụm công nghiệp dệt, may mặc xuất khẩu ở khu phố cổ phía Đong Nam Định; cụm công nghiệp phía Tây và Tây Nam của tỉnh gồm các XN chế biến thảm len, đay, gỗ, cơ khí; các XN chế biến thịt, tôm đông lạnh xuất khẩu và đóng tàu thuyền; cụm công nghiệp phía Đông Bắc chủ yếu là chế biến LTTP, hoa quả, bánh kẹo, bột dinh dưỡng, rượu bia. Trong đó cơ sở công nghiệp lớn nhất của thành phố là Công ty dệt Nam Định với 12 nhà máy thành vên và hơn 7000 lao động. Doanh thu hang năm của công ty là 442 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 8 triệu USD. Bên cạnh đó Công ty dệt lụa Nam Định cũng là một cơ sở công nghiệp lớn của thành phố với 6 nhà máy thành viên và 1600 công nhân. Doanh thu của công ty đạt 100 tỷ đồng/năm. Ngoài ra thành phố Nam Định còn có một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khá lớn như: Công ty may Nam Định, Công ty dệt kim thắng lợi, Công ty may Sông Hồng, Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Nam Định, công ty dược phẩm Nam Hà, khu công nghiệp Hoà Xá… 2.Các khu vực huyện lân cận Khu vực này thuộc địa bàn 6 huyệ: Vụ Bản, Mỹ lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh và Xuân Trường. Đây là khu vực có số cơ sở sản xuất công nghiệp rất lớn: 16.805 cơ sở, chiếm tới 60.3% tổng số cơ sở sản xuất của toàn tỉnh nhưng giá trị sản xuất chỉ đạt 444.563 triệu đồng(25%). Khu vực chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các sản phẩm dệt may, mây tre đan, đò gỗ tram khảm và chế biến thực phẩm từ gạo và ngô. Hầu hết các ngành và các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ, doanh thu thấp, dưới hình thức công ty tư nhân và hộ gia đình. Trong khu vực chỉ có một số doanh nghiệp tương đói lớn là: Công ty thực phẩm Xuân Thuỷ, Công ty TNHH cơ khí Nhật Việt (Xuân Trường), XN gạch ngói Nam Ninh (Nam Trực), công ty TNHH Hải Yến (Ý Yên), Công ty đóng tàu Sông Đào (Vụ Bản). 3.Khu vực ven biển: Khu vực này bào gồm 3 huyện: Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với 72km đường biển. thế mạnh để phát triển công nghiệp của khu vực là nguồn thuỷ hải sản phong phú, nguồn cát xây dựng và Inmenit, cảng Hải Thịnh(công suất 30 nghièn tấn/năm). hiện nay, đây vẫn là khu vực có sản lượng công nghiệp nhỏ nhất trong tỉnh Khu vực có 9238 cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung vào một số ngành chính: khai thác và chế biến muối, chế biến thuỷ hải sản kèm theo đó là công nghiệp cơ khí phục vụ cho việc khai thác và chế biến thuỷ hải sản. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp lớn trong khu vực là: HTX sản xuất muối Nghĩa Hưng – Nghĩa Phúc, XN sản xuất vật liệu xây dựng Nghĩa Hưng, XN đóng tầu Hồng Hà – Giao Thuỷ, công ty TNHH Tường huy - Hải Hậu, công ty cổ phẩn chế biến hải sản Nam Định - Hải Hậu. =>Có thể thấy rằng sự chuyển dịch về lãnh thổ công nghiệp Nam Định phù hợp với điều kiện phát triển của từng khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương. KẾT LUẬN Trong những năm qua công nghiệp Nam Định đã có những bước phát triển rất đáng kể, ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với nền kinh tế tỉnh. Đạt được điều đó một phần lớn là do tỉnh có được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự quyết tâm của các cấp ngành trong tỉnh. Có thể khẳng định rằng trong tương lai không xa sự chuyển dịch tổ chức lãnh thổ công nghiệp sẽ diễn ra vô cùng mạnh mẽ để đẩy nhanh nền công nghiệp tỉnh phát triển, xứng đánh với tiềm năng và vị trí quan trọng của nền kinh tế tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung.

File đính kèm:

  • docto chuc lanh tho cong nghiep tinh Nam Dinh.doc