Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trởthành một trong những vấn đềnóng
trên toàn thếgiới. Các hội nghịvềvấn đềmôi trường và BĐKH liên tục diễn ra trong
mọi nỗlực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất đểcó thểhạn chếtối đa những
ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống con người. Trong đó, tăng cường giáo dục được
xem là “chìa khóa” hiệu quả đểcá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức
của BĐKH.
Thành phốHồChí Minh (TP HCM) là một trong 10 thành phốchịu ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất của BĐKH, đặc biệt là huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, công tác giáo dục
vềBĐKH cho học sinh - những thếhệsẽphải đối mặt với hàng loạt hệquảnghiêm
trọng của BĐKH vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài nghiên cứu vềvấn đềnày. Hy vọng kết quảbài nghiên cứu sẽphần nào giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện hơn vềcông tác giáo dục BĐKH cho học sinh trung học cơsở
(THCS) ởhuyện Cần Giờvà có thể đềra những giải pháp thích hợp vềcông tác giáo
dục BĐKH cho học sinh THCS
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời là thường tham gia các
cuộc thi này và có 77.2% các em hiếm khi hoặc không được tham gia. Trong đó, nhiều
cuộc thi tìm hiểu chỉ mang tính phong trào, chất lượng giáo dục chưa cao.
Nhìn chung, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục BĐKH trong nhà trường
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, có 58.3% học sinh được khảo sát cho rằng
tiết HĐNGLL chưa hấp dẫn và sinh động.
3.4.2. Hoạt động tự giáo dục
Qua khảo sát, mặc dù số lượng tham gia hoạt động tự giáo dục về BĐKH chỉ
dừng lại ở con số 120/912 (chiếm 13.2%). Tuy nhiên, qua đó cho thấy một tín hiệu khả
quan trong việc các em bắt đầu thực hiện tự giáo dục cho bản thân theo những định
hướng ban đầu của thầy cô. Trong đó: 35% số học sinh này tự tìm hiểu thông qua các
chương trình truyền hình; 29.1% thông qua Internet phần còn lại chủ yếu các em tìm
hiểu thông tin trên sách, báo và hỏi thông tin từ người lớn.
3.4.3. Hoạt động giáo dục từ gia đình
Dưới đây là bảng thống kê chúng tôi rút ra được sau khi tiến hành khảo sát ở khu
vực này:
Bảng 2. Thống kê hoạt động giáo dục BĐKH từ gia đình
Phổ biến
nhiều
Phổ biến mức
trung bình Ít phổ biến
Rất hiếm hoặc
không có
Mức độ
Nội dung
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Sự quan tâm của gia
đình đến vấn đề
BĐKH
73 8.0% 308 33.7% 453 49.7% 78 8.6%
Gia đình cung cấp tài
liệu, hướng dẫn xem
các chương trình về
BĐKH
28 3.0% 59 6.5% 254 27.9% 571 62.6%
Gia đình yêu cầu tìm
hiểu về BĐKH 90 9.9% 219 24% 469 51.4% 134 14.7%
(Nguồn: khảo sát thực tế)
Hiện nay, đa số các gia đình ở Cần Giờ còn gặp khá nhiều khó khăn về kinh tế:
82% học sinh được khảo sát có gia đình chủ yếu sinh sống phụ thuộc vào kinh tế nông
nghiệp, chỉ có 41.1% học sinh trả lời gia đình có quan tâm đến vấn đề BĐKH, có
90.5% học sinh trả lời rằng rất ít nhận được sự giáo dục, cung cấp thông tin về vấn đề
BĐKH từ gia đình, trong đó mức độ rất hiếm hoặc không có chiếm đến 62.6%.
Năm học 2010 – 2011
253
Việc động viên, khuyến khích con em tìm hiểu các thông tin về BĐKH còn rất
hạn chế với tỉ lệ 33.9%. Trong đó, 14.7% các bậc phụ huynh hiếm khi hoặc không
khuyến khích con em tìm hiểu các vấn đề trên, thậm chí nhiều người còn cho đây là
công việc “hết sức vớ vẩn”.
Qua đó có thể thấy, vai trò của gia đình trong việc giáo dục về những ảnh hưởng
của BĐKH ở huyện Cần Giờ hiện nay còn rất hạn chế. Chính thái độ bàng quan của
nhiều phụ huynh đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục BĐKH cho học sinh.
3.4.4. Hoạt động giáo dục từ xã hội
Đây là hoạt động có vai trò quan trọng không kém so với hoạt động giáo dục
trong nhà trường và từ gia đình.
Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đã thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3. Thống kê hoạt động giáo dục BĐKH từ xã hội
Phổ biến
nhiều
Phổ biến
mức trung
bình
Ít phổ biến Rất hiếm hoặc không có
Mức độ
Nội dung Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Được cán bộ các ban
ngành tuyên truyền 8 0.9% 12 1.3% 746 81.8% 146 16%
Gia đình được cung cấp
thông tin chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi do
BĐKH
4 0.4% 205 22.4% 545 59.7% 160 17.5%
Sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng tìm
hiểu BĐKH
137 15% 504 55.3% 159 17.4% 112 12.3%
Mức độ hứng thú với
thông tin BĐKH do
nhóm khảo sát cung cấp
839 92.1% 35 3.8% 24 2.6% 14 1.5%
(Nguồn: khảo sát thực tế)
3.4.4.1. Các hoạt động tuyên truyền của ban ngành, đoàn thể tại địa phương
Khi được khảo sát, chỉ có 2.2% các học sinh trả lời thường được các cán bộ thanh
niên tuyên truyền về BĐKH. Trong khi đó, có đến 97.8% ít khi hoặc không nhận sự
được tuyên truyền.
3.4.4.2. Gia đình được cung cấp thông tin chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do
BĐKH
Theo khảo sát, chỉ có 22.8% các em trả lời gia đình thường được các cán bộ xã,
huyện đến nói chuyện, điều tra và cung cấp thông tin về chuyển đổi giống cây trồng
phù hợp với sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
254
3.4.4.3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,…)
Hiện nay, chưa có chính thức một kênh thông tin, truyền hình chuyên về BĐKH.
Kết quả khảo sát cho thấy có 29.7% các em không được hoặc rất hạn chế trong
việc tiếp cận với các loại hình trên.
3.4.4.4. Mức độ hứng thú với thông tin BĐKH do nhóm khảo sát cung cấp
Qua khảo sát, có 92.1% số học sinh tỏ ra hứng thú với chủ đề BĐKH. Điều này
cho thấy nhu cầu tìm hiểu thông tin của các em rất lớn nhưng không đủ điều kiện thực
hiện.
Hiện nay, chưa có một dự án chính thức của các tổ chức hay cơ quan nào về
BĐKH cũng như khắc phục ảnh hưởng của BĐKH áp dụng tại địa phương.
4. Đề xuất một số giải pháp giáo dục BĐKH cho học sinh
Hoạt động giáo dục là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp các em học
sinh, gia đình và cộng đồng có những thông tin hữu ích nhất về BĐKH cũng như ảnh
hưởng của nó đến đời sống và sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giáo dục BĐKH cho học sinh, đặc biệt là học
sinh THCS hiện nay vẫn mang tính ban đầu, chưa có sự phổ biến sâu rộng đến tất cả
các đối tượng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Tuy
vậy, cái chính vẫn là do phương pháp và hình thức tổ chức còn nhiều hạn chế, đa số
mang tính rập khuôn, nặng về lí thuyết cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức. Bên
cạnh đó, đội ngũ giáo viên vẫn chưa được tập huấn đầy đủ về vấn đề BĐKH, hạn chế
khả năng truyền tải thông tin đến học sinh.
Thông qua thực trạng khảo sát điều tra, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp
sau:
Cần có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các trường học cần đẩy mạnh công tác giáo dục cho học sinh thông qua lồng
ghép vào giảng dạy, sinh hoạt dưới cờ, HĐNGLL, các cuộc thi về BĐKH.
Tăng cường các hoạt động thực tế, tham quan, thực địa.
Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về BĐKH.
Các tổ chức như Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên,… cần đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, giao lưu, văn nghệ.
Lập ra các trang thông tin, chương trình truyền thanh, truyền hình, các tạp chí
về chuyên đề BĐKH.
Nâng cao đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần cho người dân, tạo điều kiện
cho các em có thời gian tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tập thể.
Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra phương pháp đưa giáo dục BĐKH đến gần
hơn với học sinh, chúng tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm từ mô hình “Đề toán về biến đổi
Năm học 2010 – 2011
255
khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở” của cô giáo Hoàng Thị Nho (Giảng viên
trường Đại học Sư Phạm Hà Nội), một mô hình khá hiệu quả và thiết thực.
Dưới đây là bài toán tiêu biểu trích từ bộ đề toán nói trên:
“Nếu mẹ em có thói quen xách làn đi chợ thay vì đựng thực phẩm trong các túi
nilon thì trung bình 1 ngày sẽ bớt được 11 túi nilon bị sử dụng. Hỏi trong 1 tháng, 1
năm nếu mẹ em có thói quen này thì sẽ bớt được bao nhiêu túi nilon thải ra môi
trường? Và hãy thử tính toán nếu trong một khu phố có 1.200 người dân có các bà, các
chị có thói quen tốt này thì một năm sẽ bớt được bao nhiêu kg túi nilon thải ra môi
trường nếu biết rằng cứ trung bình 150 túi bằng 1kg túi nilon?”.
Vấn đề giáo dục BĐKH mà nhóm chúng tôi muốn mở rộng trong đề toán trên thể
hiện ở chỗ: Chúng ta đều biết túi nilon có tác hại rất lớn đối với môi trường. Túi nilon
nằm lẫn trong đất sẽ cản trở sự sinh trưởng của cây xanh vì phải mất 500 đến 1000 năm
mới phân hủy. Nếu đốt không đúng cách thì các chất như: lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên
chất, clo,…lẫn trong bao nilon gặp hơi nước sẽ tạo ra H2SO4, HCl dưới dạng mưa axit.
Nếu không được thu gom, bao nilon gây tắc nghẽn cống rãnh, ứ đọng nước thải, phá
hủy môi trường sinh thái, gây nên dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các
sinh vật khác,…
Như vậy, với cách soạn đề toán như trên, giáo viên sẽ hướng học sinh đến việc
bảo vệ môi trường và chống lại BĐKH thông qua việc giảm sử dụng túi nilon. Hiện
nay, mô hình này đã được thử nghiệm thành công tại trường THCS Kiến Hưng (Hà
Nội). Tháng 7-2011, trường sẽ nhận được số tiền tài trợ là 262 triệu đồng cho việc thực
hiện mở rộng dự án.
Hy vọng với những thành công ban đầu của mô hình thử nghiệm trong việc giáo
dục BĐKH thông qua các đề toán, trong thời gian tới tất cả sẽ được tập hợp thành một
tài liệu phổ biến cho 63 tỉnh thành còn lại và nhân rộng thành một mô hình chung.
Trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ và một vài giải pháp của nhóm nghiên cứu
chúng tôi. Những giải pháp này có thể chưa được trau chuốt về mặt từ ngữ, nhưng với
vị trí là một sinh viên khoa Địa lí, là các thầy cô giáo trong tương lai, chúng tôi hy
vọng rằng có thể góp một ý tưởng nhỏ để các nhà giáo dục và các chuyên gia môi
trường sẽ có cái nhìn tổng quan và thực tiễn hơn, từ đó có những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao, phát triển công tác giáo dục BĐKH. Đây chính là nội dung trọng tâm
mà chúng tôi hướng đến trong đề tài nghiên cứu này.
5. Kết luận
Công tác giáo dục BĐKH còn hạn chế như bình dầu làm cho ngọn lửa tác động
của nó ngày càng cháy lớn với sức phá huỷ không thể lường trước. Công tác giáo dục
BĐKH cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Cần Giờ vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Các em vẫn chưa thể hình dung được những gì phải đối mặt trong tương lai do
BĐKH gây ra cũng như chưa thể hình thành được ý thức cần phải làm gì để giảm đi
những tác động ấy. Hy vọng qua bài nghiên cứu, trong thời gian tới, những nhu cầu
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
256
chính đáng này của các em sẽ được đáp ứng tốt hơn và công tác giáo dục BĐKH cho
học sinh THCS sẽ hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Thành (2005), Môi trường & phát triển bền vững, Nxb Đại học Sư Phạm
TP HCM.
2. www.anhso.net/aha/photo/164798/Huyen-Can-Gio.
3. www.cangio.hochiminhcity.gov.vn.
4. www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/viet-nam/ho-chi-minh/can-gio.html
5. www.rmcst.gov.vn/NewsDetails.aspx?i=846.
6. www.vi.wikipedia.org/wiki/C%/E1%BA%A7n_GiE1%BB%9D.
File đính kèm:
- Tim hieu thuc trang cong tac giao duc bien doikhihau cho hoc sinh trung hoc co so huyen Can Gio TPHCM.pdf