Việt Nam đang trong thời kì quá độ đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Trong quá trình hội nhập, vấn đề đặt ra là tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ, tạo nền cơ sở văn hóa đạo đức chung trên tòan thế giới. Cho nên giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Bác Hồ đã nói: “muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa trước hết phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa” mà muốn xây dựng con người như thế ta cần phải thực hiện giáo dục vì giáo dục chiếm một vị trí không nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam, con người Việt Nam bởi lẽ nó là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ xã hội.
16 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nguyên nhân về hành vi đạo đức sai lệch của học sinh lớp 5B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õng hành vi, cử chỉ của trẻ để kịp thời uốn nắn những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
+ Cha mẹ cần chú ý cử chỉ hành vi cách ăn mặc của mình phải nghiêm khắc với bản thân bởi vì cha mẹ làm đúng thì con cái noi gương theo.
Tóm lại, trong gia đình để giáo dục đạo đức cho trẻ, cha mẹ và những người thân trong gia đình phải luôn quan tâm đối với trẻ. phải tạo ra cho mình một tấm gương sáng để trẻ học tập va ønoi theo.
Đối với nhà trường
Bên cạnh sự quan tâm giáo dục của gia đình, thì tổ chức giáo dục nhà trường có một ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh để các em tránh những hành vi đạo đức sai lệch do đó nhà trường:
+ Cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức, tức là học sinh phải có những hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải có nhiệm vụ, về bổn phận phải làm. Đó là điều cần thiết và là khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức trong nhà trường.
+Thông qua các giờ học đạo đức học sinh sẽ được trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát và hệ thống.Vốn tri thức này có tác dụng giúp cho học sinh xác định được động cơ đúng đắn vềø hiện tượng phi đạo đức.Từ đó, giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình.
+ Trong giờ học đạo đức, những câu chuyện sống động minh họa cho bài học, những tác động của văn học nghệ thụật sẽ là những biện pháp hiệu nghiệm tác động vào tình cảm của các em.
+ Giáo viên cần khuyến khích, động viên trẻ trong học tập, không nên chê bay hay trừng phạt đối với trẻû sẽ làm cho các em mặc cảm, tự ti ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của học sinh.
+ Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra tri thức đạo đức, thói quen đạo đức của học sinh, để kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái của các em .
+ Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
Đối với xã hội
Các ban nhành đoàn thể địa phương cần có sự quan tâm, kết hợp với nhà trường, gia đình trong việc giáo ducï, đạo đức cho học sinh
Tóm lại:ba yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ để các em có những phẩm chất đạo đức tốt, trở thành ø những người công dân tốt xây đựng và bảo vệ đất nước trong tương lai.
3. Phương pháp điều chỉnh hành vi sai lệch của học sinh
Phương pháp diễn giảng
Là phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rải. Mục đích tranh bị cung cấp cho học sinh những kiến thức . Khi giáo viên giảng cho học sinh cần chú ý đến lời nói , lời nói phải to rõ, truyền cảm gây hứng thú cho học sinh, cần chú ý trạng thái tâm lý của các em. Vaxukhon linx đã khẳng định rằng:”diển giảng tài liệu một cách trôi chảy, văn hoa để làm gì ? nếu ông thầy không quan tâm chú ý đến học sinh, nếu giữa giáo viên và học sinh có một bức tường ngăn cách.
Phương pháp rèn luyện
Là tạo điều kiện để học sinh lập đi lập lại nhiều lần những hành động nhằm hình thành, cũng cố những thói quen hành vi đạo đức của các em phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Phương pháp rèn luyện được sử dụng rộng rãi, từ việc hình thành thói quen đúng đắn thể hiện ở mọi hành vi như: đứng, ngồi, nói năng, giao tiếp với người khác đến hình thành các phẩm chất như tính tự giác, ý thức, kỷ luật
Yêu cầu của phương pháp rèn luyện.
Tổ chức cho học sinh luyện tập hình thành thói quen hành vi: chào hỏi, giữ gìn vệ sinh, trật tự
Thường xuyên tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể
Những vấn đề cần lưu ý
+ Cần lựa chọn và xác định đúng đắn hệ thống những bài luyện tập cho học sinh.
VD bài: “có chí thì nên” (sách giáo khoa đạo đức 5, trang 9)
Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với khó khăn thử thách nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người xung quanh thì có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Nhưng trong thực tế học sinh của tôi thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học không ít vì các em chưa xác định tương lai của mình, chưa biết đề ra kế hoạch vượt khó.
Từ thực trang đó, nhiệm vụ của giáo viên chúng ta thông qua bài này phải làm sao cho các em cảm phục những tấm gương có ý chí, biết đề ra kế hoạch khắc phục khó khăn trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
+ Không chỉ ngồi trrong lớp kể cho học sinh nghe về những tấm gương dũng cãm của một anh hùng nào đó. thì học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, hành vi dũng cãm của người khác chỉ là đối tượng để các em chiêm ngưỡng chứ không vận dụng vào thực tế
+ Cần tạo cơ hội cho các em biểu hiện lòng dũng cảm.
Phương pháp nêu gương
Innovi cốp đã khẳng định “Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn ngàn tấm gương thì không gì gây ấn tượng sâu sắc bền chặt bằng sự mẫu mực của cha mẹ”
Thực vậy, trong cuộc sống hằng ngày, tất cả những hành vi, cử chỉ, thái độ , cách ứng xử của bố mẹ đều được các em bắt chước.Vì vậy bố mẹ phải là những tấm gương mẫu mực trong việc xây dựng gia đình êm ấm đây là điều kiện quan trọng góp phần vào việc giáo dục tốt cho con cái.
Đối với thầy cô giáo trong cử chỉ, thái độ, hành vi . Giáo viên phải luôn là tấm gương sáng về mặt đạo đức cho học sinh noi theo.
Bên cạnh những tấm gương các bạn cùng lớp, cùng trường, cùng trang lứa có ý nghĩa thoi thúc mạnh mẽ tâm lý để các em học tập vì trong ý thức nảy sinh ra sự so sánh: bạn làm được mình cũng phải làm được.
Các nhân vật trong lịch sử văn học, những tấm gương chiến đấu dũng cảm, trong lao động bằng phát minh sáng kiến, sáng tạo trong quá khứ và hiện tại đều có tác dụng nêu gương cho học sinh làm theo trong quá trình hình thành phát triển nhân cách. Đó là truyền thống quý báo và trở thành giá tri đaọ đức chuẩn mực xã hội. Hiện nay, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, họat động trong điều kiện hòa nhập thì tình trạng đạo đức đang xuống dốc vậy những tấm gương đời thường phải cần được tôn vinh và coi trọng.
Yêu cầu của phương pháp nêu gương.
+ Trước khi nêu gương thầy, cô giáo phải chọn gương người thực việc thực điển hình gần gũi và sát với khả năng tiếp thu phù hợp với tâm lí của các em.
+ Trong khi nêu gương giáo viên phải phân tích so sánh rút ra bài học cho học sinh, phải biết xây dựng mạng lưới tích cực, tổ chức thi đua kết hợp khen thưởng để kích thích về thái độ nhận thức hành vi từ đó học sinh cố gắng, rèn luyện.
Phương pháp khen thưởng và trách phạt
Phương pháp khen thưởng và trách phạt nếu sử dụng đúng thì sẽ có tác dụng khiêu gợi tính xúc động nội tâm của học sinh,thúc đẩy các em rèn luyện những phẩm chất đạo đức của mình.
Đối với học sinh khi được khen, thưởng sẽ làm cho các em hài lòng, phấn khởi tự tin váo năng lực của bản thân và mong muốn thực hiện tốt hơn .
Có nhiều hình thức khen thưởng: vật chất, tinh thần đối với giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường. Cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh bậc tiểu học. Giáo viên có thể đánh giá các em từù những việc nhỏ nhất, mang tính giáo dục đạo đức để biểu dương kịp thời cho trẻ.
Các biện pháp trách phạt
Tùy theo việc làm, hành vi sai trái mà có thể trách phạt bằng các hình thức khác như: nhận xét của giáo viên, phê bình
Không nên đưa ra trước lớp để phê bình hay trách phạt.
C. KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vu hàng đầu của nước ta, đăc biệt là giáo dục đạo đức.Nhằm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có đủ đức, đủ tài kế thừa làm chủ đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Hơn nữa:“ trẻ em như tờ giấy trắng” tâm hồn non nớt của các em sẽ dễ dàng hấp thu các hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và các lực lượng khác trong xã hội phải làm thế nào để với kiến thức, kĩ năng, lòng yêu nghề mến trẻ đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ những phẩm chất đạo đức truyền thống nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
1 Hội đồng khoa học trường: Tiểu học Thạnh Bắc A
2 Hội đồng khoa học phòng Giáo dục huyện Tân Biên
3 Hội đồng khoa học ngành
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Đối tượng nghiên cứu 3
3. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 5
B. NỘI DUNG 6
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1 Hành vi đạo đức là gì? 6
2 Những hành động trở thành hành vi đạo đức 7
3 Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức 7
II CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
1 Hành vi đạo đức sai lệch là gì? 8
2 Những yếu tố tâm lí qui định hành vi đạo đức . 8
III NỘI DUNG VẤN ĐỀ 10
1 Nguyên nhân dẫn đến hành vi đạo đức sai lệch 10
2 Biện pháp và phương pháp khắc phục hành vi đạo đức sai lệch 11
3 Phương pháp điều chỉnh hành vi sai lệch của học sinh 12
C KẾT LUẬN 16
D ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 17
File đính kèm:
- De tai khoa hoc(1).doc