Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho con người , nói cách khác không có môi trường không có sự sống trên trái Đất.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kinh tế - Xã hội đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại , xuống cấp trầm trọng , những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất . Quả thực “ nếu con người bắn vào tự nhiên một quả súng lục thì tự nhiên sẽ bắn lại con người một quả đại bác “.những trận lũ lụt, hạn hán , những siêu bão của VN và các nước trên thế giới phải hứng chịu trong thời gian vừa qua là nhũng phát đại bác tụ nhiên đang trừng phạt con người.
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép , tích hợp vào một số môn học trong đó chủ môn địa lý có nhiều thuận lợi để giáo dục môi trường cho học sinh.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí lớp11 trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ các tình huống tại chổ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình. Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ của các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên cóliên quan đến đời sống.
III. Nguyên nhân cơ bản.
1. Đối với giáo viên:
Giáo viên phải nhận thức được rằng: Chỉ có thể giảng dạy đạt chất lượng hiệu quả cao học sinh mới có ý thức tự chủ, chủ động tích cực trong việc khai thác kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới thì mới đáp ứng nhu cầu của việc yêu cầu đổi mới phương pháp dạy, nội dung chất lượng đào tạo của mỗi học sinh, đúng với việc thực hiện theo cuộc vận động " Hai không" của Bộ GD-ĐT phát động với 4 nội dung..
Giáo viên phải là người sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khả năng vận dụng kiến thức bài học vào vấn đề tích hợp giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất.
Giáo viên cần xác định rõ trong chương trình học bài nào, phần nào cần có sự tích hợp vấn đề giáo dục môi trường trong đó để định hướng cho học sinh khai thác kiến thức.
Giáo viên áp dụng một số hiểu biết về giáo dục tổng hợp để xây dựng tích hợp vấn đề môi trường trong dạy Địa lí sao cho đạt được 2 mục tiêu cơ bản: Mục tiêu về giáo dục và mục tiêu giáo dục môi trường. Sử dụng các lí thuyết hiện hành về học tập, tư duy, đạo đức về quan hệ giữa tri thức - thái độ - hành động và về xã hội hoá các tư tưởng trong việc lựa chọn soạn giảng và thực hiện việc giảng dạy một cách có hiệu quả để đạt được các mục tiêu giáo dục môi trường
2. Đối với học sinh.
Học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò tác dụng của vấn đề môi trường và tích hợp môi trường trong những môn học nào, chưa thấy được mối liên hệ giữa các môn học có liên quan đến vấn đề môi trường để từ đó các em liên hệ thực tế đạt hiệu quả giáo dục cao.
Với những thực trạng nêu trên để nâng cao chất lượng giáo dục về bộ môn mà mình trực tiếp giảng dạy trong vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp.
IV. Các giải pháp.
1. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí.
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lí môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hi vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quă trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh .
Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho học sinh và giáo viên có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường. Thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động con người và môi trường. Phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh. Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.
2. Xây dựng một mô hình hoạt động giáo dục trong dạy học.
Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường trong nhà trường là: Giáo dục môi trường thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường và Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập.
Với kiểu 1, vấn đề giáo dục môi trường là một yếu tố chính thức trong hệ thống chương trình giảng dạy quốc gia bởi vì giáo dục môi trường là một quá trình không phải là môn học. Mọi người có quyền hiểu biết, phân tích và tỏ thái độ phán xét trước những tình huống, sự cố của môi trường....
Vậy làm thế nào để thực hiện điều đó ? Trước hết không nhất thiết phải tăng thêm thời lượng của chương trình hiện hành để tiến hành giáo dục môi trường. Điểm mấu chốt là tăng cường giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các môn học.
Với kiểu 2, vấn đề tổ chức kiểu hoạt động độc lập đối với giáo dục môi trường để dễ chủ động về mọi phương diện khi tổ chức, không phải ràng buộc nhiều bởi các môn học trong quá trình thực tế hiện nay. Các vấn đề giáo dục môi trường diễn ra xung quanh học sinh hết sức đa dạng và sinh động. Việc giảng dạy GDMT trong chương trình chưa đủ phong phú, học sinh cần có cơ hội thực tiễn để thực hành trách nhiệm công dân ngay trong đời sống nhà trường và chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này.
Làm thế nào để thực hiện điều đó. Về cơ bản cách tiến hành hoạt động độc lập về giáo dục môi trường là cần xác định chủ đề và hình thức của hoạt động.
Cần xây dựng các mô hình phổ biến như: Hoạt động ở trên lớp thông qua các môn học chính khoá, hoạt động ở ngoài lớp.
PHẦN III: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT
Chúng ta có thể vận dụng những phương pháp sau để tích hợp giáo dục môi trường vào bài học:
* Phương pháp đàm thoại:
Đây là phương pháp truyền thống tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng trong nhiều tiết học.
Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Vd1: Bài 3- Địa lý 11 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu , mục 1 Bùng nổ dân số GV hỏi : Dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì về mặt Môi trường ? Liên hệ ở địa phương em ?
Vd2: Hậu quả do nhiệt độ Trái đát tăng lên và tầng o zôn bị thủng? Liên hệ thực tiễn VN ? hoặc nguyên nhân gây ôi nhiễm MT biển ở VN?
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Trong việc học địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em không có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh ảnh, băng đĩa có nội dung về các vấn đề môi trường.
Hình ảnh trên miêu tả hiện tượng gì? Hậu quả của nó đến môi trường ?
* Phương pháp nêu gương:
- Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa.Nêu gương các bạn trong lớp trong trường để các em học tập.
Em hãy cho biết các bạn học sinh đang làm gì ? Ý nghĩa của việc làm ?
6. Những kết quả bước đầu.
Kết quả khảo sát học kì I năm học 2010-2011, trong bài: " Một Số Vấn Đề Mang Tính Toàn Cầu" (Bài 3 - Địa Lí 11)
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A3
45
15
34.0
22
50
5
11.2
2
5.8
11A4
40
09
31,0
16
55,1
04
14,0
0
0
11B
40
13
42,0
12
39,0
06
19,3
0
0
So sánh kết quả trên với năm học trước tôi nhận thấy: Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình dạy vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí chất lượng môn học được nâng cao, học sinh đam mê hứng thú học tập bộ môn hơn so với trước. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong từng bài dạy Địa lí phù hợp với từng đối tượng học sinh.
C. KẾT LUẬN.
Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về môi trường có liên quan đến môn Địa lí ở trường THCS tôi xin được phép được nêu lên các kinh nghiệm sau:
+ Muốn hoạt động nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy môn Địa lí cơ bản cho học sinh THCS nói riêng ở các nội dung khác nhau và đối tượng khác nhau nói chung, giáo viên phải không ngừng đầu tư trí tuệ vào vấn đề cần truyền thụ kiến thức cho học sinh.
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, đối tượng giảng dạy, phương pháp bộ môn phù hợp với vấn đề tích hợp giáo dục môi trường.
+ Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại.
+ Thường xuyên làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục .
+ Thực sự yêu thích bộ môn mình , luôn gần gũi với học sinh.
+ Để đạt được kết quả cao trong môn Địa lí người giáo viên phải nắm rõ nguyên tắc tích hợp các vấn đề môi trường có liên quan phải đảm bảo mục tiêu, đảm bảo khoa học, đảm bảo tính khả thi...
+Khi thiết kế bài học theo hướng tích hợp, giáo viên cần phải xác định : - Mục tiêu bài học là gì ?
- Cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng nào tương ứng?
- Cần tổ chức hoạt động học tập của học sinh như thế nào ?
- Thời gian cho một hoạt động là bao nhiêu?
+ Khi lên lớp, giáo viên cần:
- Làm theo các thiết kế đã chuẩn bị.
- Xử lí các tình huống phát sinh ngoài thiết kế.
- Hướng dẫn cách làm cho học sinh.
- Dành thời gian cho học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm và thảo luận chung cả lớp.
+ Cần phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức bài học của học sinh trong tích hợp môi trường.
+Trong giảng dạy người thầy, người cô phải là người yêu nghề mến trẻ. Phải có năng lực sáng tạo luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thời kì mới, tạo ra không khí vui tươi hứng thú trong giờ học.
Song ở mỗi tiết học vấn đề tích hợp kiến thức địa lí vào vấn đề giáo dục môi trường tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của các em mà vấn đề môi trường cũng phát triển theo từng mức độ nhất định trong bậc học THPT
Những suy nghĩ trên đây của bản thân tôi chỉ là một khía cạnh và ở mức độ nhất định, kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham khảo, góp ý đề cho vấn đề lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong môn học Địa lí đạt kết quả cao.
Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- tich hop giao duc moi truong trong day hoc dia li 11THPT.doc