Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng (2001) đã chỉ rõ:"Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nhgiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sửa phát âm ngọng l / n cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo nên điểm cấu âm cho âm N, luồng hơi thoát ra dưới mũi tạo nên phụ âm mũi N.
Phát âm phụ âm N: Đầu lưỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ.
+ Âm L: Đẫu lưỡi và lợi của hàm trên là điểm cấu âm của L. Luồng hơi bị chặn ngay ở giữa miệng do đầu lưỡi hạ xuống, luồng hơi lách qua một hay hai bên lưỡi tạo nên âm L.
b. Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác (đọc ê a). Rèn học sinh biết ngừng, nghỉ đúng chỗ, biết phận biệt câu thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành từng cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết.
c. Hướng dẫn đọc phân vai:
Đối với học sinh lớp 2, đọc phân vai được htực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài đọc. Yêu cầu chính của khâu này là học sinh thể hiện được giọng đọc của bài, giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện được tình cảm của người viết.
Thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hào hứng tham gia đọc phần này và thể hiện giọng đọc tốt.
4.7: Nâng cao hiệu quả tập đọc qua những việc tổ chức các trò chơi luyện đọc.
Có thể tổ chức trò chơi vào cuối tiết học (nếu còn thời gian) để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng. Các trò chơi được tổ chức dưới các hình thức sau:
- Thi đọc nhanh, thuộc giỏi.
- Thi đọc tiếp sức.
- Thả thơ.
- Đọc thơ truyền điện.
- Đóng kịch.
- Chọn người uyên bác.
- Kể lại cái đã đọc (áp dụng cho từng bài đọc) để giúp các em thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với điều đã học. Đây chính là dịp các em rèn cách sử dụng vốn từ, ngôn ngữ làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo cách suy nghĩ của riêng mình và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Sau khi học sinh kể xong giáo viên cần chú ý sửa từ, sửa câu và chính tả.
Ví dụ: Bài Bé Hoa - Tiếng Việt 2 - Tập 1.
Sau khi học xong bài tập đọc, giáo viên cho học sinh dựa vào những hiểu biết của mình kể lại cho cả lớp nghe về gia đình bạn Hoa.
4.8: Liên hệ thực tế:
Để giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, tạo vốn sống lành mạnh cho các em (có thể giáo dục dân số nếu phù hợp).
Ơ phần này giáo viên nên lưu ý bài Tập đọc đó thuộc chủ đề gì để giáo dục đạo đức cho học sinh theo chủ đề.
Tóm lại: Trong một giờ dạy Tập đọc, căn cứ vào nội dung từng phần và quỹ thời gian cho phép, tôi đã tổ chức cho các em được tự mình tham gia tìm hiểu bài, tìm ra cách đọc bài đúng, hay. Như vậy các em sẽ hoạt động tích cực hơn, sôi nổi hơn. Khi đó vai trò của giáo viên sẽ bị "mờ nhạt" đi vì học sinh là trung tâm, là chủ thể của giờ học. Làm như vậy không phải giáo viên được nhàn dỗi hơn mà thực ra vai trò của giáo viên càng quan trọng hơn vì giáo viên phải tinh nhạy trong việc bắt lỗi của học sinh, sửa lỗi cho học sinh. Coi trọng phần luyện đọc vì đây là nội dung chính của tiết học. Đặc biệt chú ý tới luyện đọc các nhân là chủ yếu, quan tâm tới mọi đối tượng học sinh. Luyện đọc bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo từng đối tượng học sinh, không theo một quy trình cứng nhắc và phải được thực hiện trước bước tìm hiểu bài. Có thể dùng một số trò chơi có tác dụng luyện đọc để tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học.
C. Kết quả giờ dạy thực nghiệm:
I. Mục đích của thực nghiệm:
Thông qua thực nghiệm tôi muốn làm rõ một số vấn đề sau:
- Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học: "Lấy học sinh làm trung tâm", giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- Giáo viên có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho từng bài phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình nhằm đạt được yêu cầu cơ bản của Tập đọc lớp 2.
II. Nội dung thực nghiệm:
Tôi đã chọn 2 lớp : 2A (lớp chưa thực nghiệm)
2B (Lớp đối chứng)
+ Lớp 2A có sĩ số 29
+ Lớp 2B có sĩ số 29
Học lực môn Tiếng Việt của 2 lớp tương đương nhau (căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ giữa kỳ I năm học : 2007 - 2008 )
Lớp
Giỏi
Khá
Trung Bình
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2A
7
27
11
42
8
31
2B
7
27
13
50
6
23
Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy lớp 2A do tôi chủ nhiệm 2 tiết thực nghiệm.
+ Bài: Bé Hoa.
Ngày dạy: 10.12.2007.
+ Bài: Chuyện bốn mùa- Tiếng Việt 2 - Tập 2.
Ngày dạy: 12.1.2008.
Mục đích: Đưa phương pháp mới dạy vào lớp 2A còn lớp 2B dạy theo phương pháp thông thường do cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Nga thực hiện.
Sau khi dạy xong 2 tiết ở lớp 2A (Lớp thực nghiệm) và lớp 2B (Lớp đối chứng) do cô Phạm Thị Nga dạy tôi đã ra đề kiểm tra và phiếu bài tập trắc nghiệm cho 2 lớp để đánh giá kết quả.
Đề Kiểm Tra
Sau khi học xong bài: Bé Hoa- Tiếng Việt 2- Tập 1, tôi ra đề như sau:
1. Đọc thành tiếng bài: Bé Hoa.
2. Bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Em Nụ đáng yêu như thế nào?
Em Nụ môi đỏ hồng.
Em cứ nhìn Hoa mãi.
Mắt em mở to, tròn và đen láy.
Câu 2: Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì?
Kể về gia đình.
Kể về em Nụ.
Kể về bài hát ru em.
Mong bố về chơi với hai chị em.
Mong muốn khi nào bố về, bế sẽ dạy hêm những bài hát mới khác cho Hoa
III. Kết quả thực nghiệm:
Với cùng một đề kiểm tra. Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Thực nghiệm (2A)
26
11
42
9
35
6
23
Đối chứng (2B)
26
8
31
12
46
6
23
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy chất lượng của lớp 2A trội hơn hẳn so với lớp 2B. Hầu hết học sinh lớp 2A đã có kỹ năng đọc tốt hơn, các em đọc trôi chảy, phát âm chuẩn hơn, đọc đúng, hay.
Còn một số học sinh ở lớp 2B khi đọc bài vẫn còn có nhược điểm: Phát âm còn ngọng l/n, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, ít em biết đọc nhấn giọng.
Như vậy khi tôi soạn giáo án và thiết kế giờ dạy Tập đọc: Bài Bé Hoa, Chuyện bốn mùa và thực hiện tại lớp 2A do tôi chủ nhiệm (lớp thực nghiệm) tôi nhận thấy dạy theo phương pháp mới học sinh đã tự tìm ra cách đọc, cách ngắt, nghỉ hơi, từ nhấn giọng, giọng đọc, giọng nhân vật. Do vậy các em có kỹ năng đọc, đọc- hiểu tốt hơn.
Qua phần dạy thực nghiệm do tôi thiết kế cách dạy đã được đồng nghiệp đánh giá như sau:
- Giáo viên nghiên cứu kĩ bài dạy.
- Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển được tư duy của học sinh.
- Khắc sâu được kiến thức bài dạy, có mở rộng với học sinh khá giỏi.
Sau khi tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề này, tôi đã áp dụng đổi mới một số phương pháp (như đã trình bày ở trên) với lớp 2A do tôi chủ nhiệm cho thấy kết quả thật đáng mừng. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Từ thực tế trên ta thấy học sinh ngày càng có kĩ năng đọc tốt hơn. Vì vậy theo tôi đổi mới phương pháp là một việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy - học.
D. Bài học kinh nghiệm.
Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu làm chuyên đề tôi rút ra bài học kinh nghiệm, đó là:
1. Đối với giáo viên:
- Có lòng say mê nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi và sáng tạo trong dạy học.
- Luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu để làm giàu thêm kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy.
- Nắm vững đặc trưng, phương pháp, yêu cầu, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc, nghiên cứu kĩ bài dạy, từ đó có được phương pháp dạy phù hợp, có tác dụng phát triển tư duy và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
- Hết sức coi trọng việc rèn luyện đọc, đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu, phải giáo dục lòng ham đọc sách và thói quen làm việc với văn bản cho học sinh.
- Không nặng về giảng văn.
2. Đối với học sinh:
- Cần đọc trước bài, suy nghĩ về nội dung bài học, tự mình có thể nêu ra những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, hay.
- Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ thể tích cực trong các hoạt động để có được kĩ năng cần thiết, đó là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt.
- Cần phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo trong hoạt động học, tự do phát biểu ý kiến để rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực và bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh, đúng đắn với môi trường xung quanh.
E. Đề xuất ý kiến:
1. Với các cấp quản lý:
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lý luận về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên Tiểu học. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
- Cần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy - học.
- Các nhà quản lý giáo dục và những giáo viên trực tiếp giảng dạy cần mạnh dạn hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Đối với giáo viên:
- Từng bước giáo viên Tiểu học phấn đấu đạt trình độ chuẩn để đáp ứng mục tiêu cấp học.
- Giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ học vấn. Cần luyện đọc thường xuyên để có giọng đọc thật chuẩn có sức thuyết phục.
- Cần sớm tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
- Giảng dạy nhiệt tình, tạo lên không khí học tập sôi nổi để giúp mọi đối tượng học sinh nắm bắt được kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Đặc biệt chú trọng việc rèn thói quen có nề nếp học tập tốt cho học sinh. Hướng dẫn các em biết phương pháp tự học ở nhà để đến lớp các em dễ hiểu bài hơn.
- Ngay từ đầu năm học cần phân loại học sinh để có hướng bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp học sinh yếu kém, tích cực kiểm tra, theo dõi thường xuyên kết quả, sự tiến bộ về việc đọc của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tập đọc của tôi đã được đúc rút qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Trong quá trình viết chuyên đề này hẳn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
phòng giáo dục và đào tạo nam sách
trường tiểu học nam hồng
sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 2
Tác giả: nguyễn huy đáo
hiệu trưởng
Năm học 2004 - 2005
File đính kèm:
- Kinh nghiem sua loi phat am ln cho HSTH.doc