Đề tài Sự vận động của trái đất

MỤC LỤC

Đề mục trang

 Giới thiệu . 3

I. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất .5

II. Các hệ quả địa lý của vận động tự quay quanh trục

 của Trái Đất .7

1. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất .7

2. Sự điều hòa nhiệt giữa ngày và đêm .11

3. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế 12

4. Lực Côriolit trên bề mặt Trái Đất .15

III. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .18

IV. Những kết quả của vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời 21

1. Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa

 hai đường chí tuyến .21

2. Sự thay đổi các thời kì nóng, lạnh trong năm

 và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau .23

3. Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái Đất .28

4. Lịch và sự phân chia các mùa trong năm 30

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3574 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận động của trái đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dương lịch hay âm dương lịch cũng chỉ là một thói quen có tính chất quy ước. Hiện tượng lý thú xảy ra do chuyển động tự quay và quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Nhật thực: Xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non được quan sát thấy từ Trái Đất, khi Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội. Nhật thực toàn phần được nhiều người coi là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt nhất mà người đó có thể quan sát được. Dĩ nhiên, nhật thực chỉ có thể quan sát thấy tại các vùng trên Trái Đất đang là ban ngày. Ảnh chụp khi diễn ra nhật thực ngày 11 tháng 8 năm 1999 Bóng Mặt Trăng quét ngang Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 Những hình thức nhật thực Nhật thực một phần ngày 1 tháng 8 năm 2008 chụp tại Áo Có bốn kiểu nhật thực: Nhật thực toàn phần: Xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật họa của Mặt Trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút. Nhật thực hình khuyên: Xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng. Nhật thực lai: Là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực một phần: Xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau với bề mặt của Trái Đất. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, vào lúc 16 giờ đến 18 giờ 30 tại Việt Nam có thể quan sát thấy nhật thực một phần Lý do để một số lần nhật thực là nhật thực toàn phần hay kiểu hình khuyên phụ thuộc vào quỹ đạo hình elíp của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một trong những sự trùng hợp đáng lưu tâm nhất trong tự nhiên là Mặt Trời nằm cách xa khoảng 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, và Mặt Trời cũng có đường kính lớp gấp khoảng 400 lần so với Mặt Trăng. Vì thế, khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có vẻ có cùng kích thước trên bầu trời - khoảng 1/2 độ nếu đo góc. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình elíp chứ không phải là hình tròn, vì vậy, ở một số khoảng thời gian Mặt Trăng ở xa hơn và lúc khác nó lại ở gần Trái Đất hơn so với khoảng cách trung bình. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa), thì nó đủ lớn để che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời, và là nhật thực toàn phần. Khi nó ở xa Trái Đất nhất, (gần điểm viễn địa), nó xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Trong trường hợp đó vẫn còn lại một annulus (hay vòng nhẫn) nhỏ của đĩa sáng Mặt Trời vẫn không bị che khuất. Vì vậy sinh ra thuật ngữ "nhật thực hình khuyên". Nhật thực hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực. Quan sát nhật thực Bức ảnh chụp nhật thực hình khuyên tại Valladolid (Tây Ban Nha) ngày 3 tháng 10 năm 2005 Người dân đang quan sát một vụ nhật thực tại Iceland, 2002 Nhìn trực tiếp vào quyển sáng của Mặt Trời (đĩa sáng của chính Mặt Trời), thậm chí chỉ trong vòng vài giây, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc mắt, bởi vì số lượng lớn những tia bức xạ nhìn thấy và không nhìn thấy được ra quyển sáng này phát ra. Tổn thương có thể dẫn tới giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí gây mù loà. Võng mạc không nhạy cảm với cảm giác đau, và những hậu quả khi võng mạc bị tổn thương có thể chưa xuất hiện trong nhiều giờ đồng hồ, vì thế chúng ta không nhận biết được sự thương tổn đang diễn ra. Ở các điều kiện thông thường, Mặt Trời quá sáng tới mức rất khó nhìn trực tiếp vào đó, vì thế thông thường con người không có xu hướng nhìn vào Mặt Trời ở mức có thể gây hại cho mắt. Tuy nhiên, trong khi xảy ra nhật thực, khi đa phần Mặt Trời bị che khuất, mọi người cảm thấy dễ dàng hơn và cũng thường cố sức quan sát hiện tượng. Không may thay, nhìn vào Mặt Trời khi nhật thực đang diễn ra cũng nguy hiểm như khi nhìn trực tiếp vào nó, ngoại trừ chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn khi Mặt Trời bị che khuất "toàn bộ", (toàn bộ chỉ xuất hiện khi đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn— nó không xảy ra trong nhật thực hình khuyên). Quan sát đĩa Mặt Trời thông qua bất kỳ một hình thức trợ giúp quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay thậm chí là một kính ngắm quang học máy ảnh) thậm chí còn nguy hiểm hơn, dù chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã dễ dàng gây thương tổn. Các chiến dịch quan sát đặc biệt 30 tháng 5 năm 1965: Phóng các tên lửa Charlestown, Hoa Kỳ 20 tháng 5 năm 1966: Phóng các tên lửa tại Karystos, Hy Lạp để quan sát nhật thực 12 tháng 11 năm 1966: Phóng hai tên lửa Titus từ Las Palmas, Argentina 26 tháng 2 năm 1979: Phóng các tên lửa từ Red Lake, Canada 16 tháng 2 năm 1980: Phóng các tên lửa từ bệ phóng San Marco Nhật thực trước bình minh hay sau hoàng hôn Có thể quan sát thấy một vụ nhật thực đạt tới mức toàn bộ (hay nếu là nhật thực một phần, gần toàn bộ) trước bình minh hay sau hoàng hôn từ một vị trí đặc biệt. Khi hiện tượng này xảy ra một thời gian ngắn ngay trước bình minh hay hoàng hôn, bầu trời sẽ trở nên tối hơn bình thường. Lúc ấy, một vật thể đặc biệt một hành tinh (thường là Sao Thuỷ) có thể được quan sát thấy gần điểm mọc hay lặn của mặt trời trên đường chân trời nơi không thể nhìn thấy được nếu không xảy ra nhật thực. Sự xảy ra đồng thời của nhật thực và sự vượt ngang qua của một hành tinh Trên nguyên tắc, việc xảy ra đồng thời của nhật thực và sự lướt qua của một hành tinh là có thể. Nhưng các hiện tượng đó cực kỳ hiếm bởi thời gian diễn ra của chúng rất ngắn. Lần xảy ra đồng thời hai hiện tượng nhật thực và sự lướt qua của Sao Thuỷ sẽ diễn ra ngày 5 tháng 7 năm 6757, và nhật thực với sự lướt qua của Sao Kim sẽ diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 15232. Chỉ 5 giờ sau khi Sao Kim lướt qua bề mặt Mặt Trời ngày 4 tháng 6 năm 1769 đã xảy ra một vụ nhật thực toàn phần, có thể quan sát thấy từ Bắc Mỹ, Châu Âu và ở Bắc Á là nhật thực một phần. Đây là khoảng thời gian chênh lệch nhỏ nhất giữa hai hiện tượng trong quá khứ lịch sử. Hiện tượng thường xảy ra hơn nhưng vẫn khá hiếm là sự giao hội của bất cứ hành tinh nào (đặc biệt không chỉ riêng Sao Thủy và Sao Kim) tại thời điểm diễn ra nhật thực toàn phần, khi xảy ra hiện tượng đó hành tinh sẽ được quan sát thấy ở rất gần Mặt Trời đang bị che khuất, mà nếu không xảy ra nhật thực nó sẽ chìm khuất trong ánh sáng chói của Mặt Trời. Thời trước, một số nhà khoa học gồm cả Albert Einstein đã ủng hộ giả thuyết rằng có thể có một hành tinh thậm chí còn ở gần Mặt Trời hơn Sao Thuỷ; cách duy nhất để xác định sự tồn tại của nó là tiến hành quan sát trong thời gian diễn ra nhật thực toàn phần. Khi không thể tìm thấy hành tinh này qua các lần quan sát nhật thực, khả năng về sự tồn tại của nó đã bị loại bỏ. Nhật thực do các vệ tinh nhân tạo Các vệ tinh nhân tạo cũng có thể đi vào vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nhưng không một vệ tinh nào đủ lớn để có thể gây ra sự che khuất (thực). Ví dụ, ở độ cao của Trạm vũ trụ quốc tế, một vật thể cần có chiều rộng 3,35 km để có thể che khuất toàn bộ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là cùng lắm bạn chỉ có thể thấy hiện tượng lướt ngang qua, nhưng rất khó quan sát thấy các sự kiện đó, bởi vì vùng quan sát được rất nhỏ. Thông thường, vệ tinh đi ngang qua bề mặt Mặt Trời chỉ mất khoảng một giây. Giống như hiện tượng lướt qua của hành tinh nó không thể gây hiện tượng che tối. Nguyệt thực: Một chu kỳ nguyệt thực Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu. Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực từng phần: 6 giờ. Màu vàng bên trái là mặt trời, ở giữa là trái đất, bên phải là mặt trăng đang di chuyển vào bóng của trái đất Mặt trăng đêm rằm đang khuyết dần Từ trên xuống: Trăng tròn Nguyệt thực bán phần Nguyệt thực toàn phần Nguyệt thực toàn phần Nguyệt thực bán phần Trăng tròn DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Thảo (chủ biên) Trịnh Nghĩa Uông – Nguyễn Dược: Cơ Sở Địa Lý Tự Nhiên, Tập I, NXB Giáo Dục – 1987. 2. Lê Thông ( chủ biên) - Nguyễn Đức Vũ - Nguyễn Minh Tuệ: Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Địa Lý NXB Giáo Dục – 2009. 3. Nguyễn Đình Noãn: Giáo Trình Vật Lý Thiên Văn NXB Giáo Dục – 2008. 4.Nguyễn Hữu Xuân – Phan Thái Lê: Địa Lý Tự Nhiên Đại Cương NXB Đại Học Quy Nhơn – 2010. 5. Nguyễn Trọng Hiểu – Phùng Ngọc Đĩnh: Địa Lý Tự Nhiên Đại Cương I NXB Đại Học Sư Phạm – 2004. 6.Trần Thị Hồng Mai: Địa Lý Tự Nhiên Đại Cương. 7.www. Wikipedia. Org.

File đính kèm:

  • doche qua cua van dong cua trai dat.doc
Giáo án liên quan