Đề tài Sử dụng sơ đồ để hình thành khái niệm địa lý

Trong hệ thống kiến thức địa lí ở bậc Tiểu học có khá nhiều khái niệm. Việc hình thành các khái niệm địa lí là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học địa lí, vì các khái niệm liên quan trực tiếp đến nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng. Nội dung của mỗi bài giảng thường được cấu trúc theo trình tự lôgic từ khái niệm, rồi đến nội dung chi tiết của các sự vật hiện tượng địa lí ( những đặc điểm, nét đặc trưng, mối quan hệ giữa các yếu tố, các thành phần địa lí ).

Trong quá trình dạy học địa lí, học sinh muốn hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản về một vấn đề nào đó, trước hết các em phải trả lời câu hỏi: Nó là cái gì ?

 Trên cơ sở đó, các em mới có thể tìm hiểu về đối tượng địa lí đó được. Hay nói một cách khác, các em phải nắm vững các khái niệm địa lí, nhất là các khái niệm địa lí cơ bản.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng sơ đồ để hình thành khái niệm địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị. +Xây dựng nội dung của các ô kiến thức một cách cô đọng – thông tin phản hồi của các thành phần trong cấu trúc nội dung sơ đồ. + Kiểm tra lại và điều chỉnh để hoàn thiên cấu trúc, nội dung sơ đồ. Ngoài ra, giáo viên cũng cần phải chú ý tới việc chuẩn bị các yếu tố bổ trợ, các tư liệu bổ sung như : Phiếu rời ( các ô kiến thức), phiếu thông tin phản hồi, các thiết bị hỗ trợ sử dụng khác .v.v… 2. Khi sử dụng sơ đồ Để phát huy cao vai trò, tác dụng của sơ đồ trong việc hình thành khái niệm địa lí, người giáo viên cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau : - Phải xác định sơ đồ là một loại phương tiện dạy học trực quan. Nó vừa chứa đựng, vừa gợi mở cho chúng ta khai thác những kiến thức tiềm ẩn ở trong đó và vận dụng kiến thức để hình thành khái niệm địa lí theo mục tiêu đã định. - Phải lựa chọn phương thức khai thác, sử dụng sơ đồ sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ( cả về khả năng nhận thức, trình độ kiến thức và yếu tố tâm lí của học sinh ), phù hợp với đặc tính cấu trúc nội dung của sơ đồ. - Hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh phải đa dạng, gây hứng thú học tập cho học sinh, nhưng cần chú ý vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình hoạt động. Cụ thể như sau : + Giáo viên là người chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn học sinh làm việc, theo định hướng cấu trúc nội dung của sơ đồ (giáo viên là người thiết kế và đạo diễn). +Học sinh là người chủ động, tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức địa lí tiềm ẩn trong cấu trúc nội dung của sơ đồ, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của giáo viên ( học sinh là người thi công ) - Người giáo viên phải có quan điểm dạy học theo tinh thần đổi mới, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - Nội dung sơ đồ được khai thác, sử dụng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức của hệ thống câu hỏi, thông qua các hoạt động học tập của học sinh. - Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với cấu trúc nội dung của sơ đồ và đối tượng học sinh. - Sơ đồ do giáo viên thiết kế, dùng làm phương tiện dạy học. Nhưng phần nội dung chi tiết của sơ đồ phải là sản phẩm – kết quả của sự kết hợp giữa quá trình hoạt động: giảng dạy của thầy và học tập của trò. Trong đó, học sinh phải là người thi công đắc lực, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của giáo viên. II) Sử dụng sơ đồ để hình thành khái niệm địa lí Toàn bộ nội dung chương trình địa lí ở Tiểu học là mảng kiến thức địa lí đại cương – kiến thức nền tảng, là cơ sở để học tiếp các phần nội dung kiến thức ở các lớp sau. Những khái niệm địa lí được đề cập tới trong nội dung chương trình địa lí ở lớp 10, chủ yếu là những khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với học sinh và có nhiều khái niệm rất trừu tượng. Trong nội dung của mỗi bài, thường sẽ có vài ba khái niệm. Các khái niệm đó có thể phân thành hai loại : - Khái niệm đơn giản ( đơn lẻ ) - Khái niệm phức tạp ( phức hợp ) Do vậy, việc sử dụng sơ đồ để hình thành các loại khái niệm đó đòi hỏi giáo viên phải cân nhắc, lựa chọn loại sơ đồ nào cho phù hợp, đảm bảo được sự chính xác và khoa học 1. Đối với những khái niệm đơn giản Các khái niệm địa lí đơn giản chủ yếu được đề cập tới trong mảng kiến thức địa lí tự nhiên. Loại sơ đồ dùng để hình thành các khái niệm này, thường là các loại sơ đồ mô tả về đặc điểm hay bản chất của một sự vật hiện tượng địa lí nào đó. Do mức độ yêu cầu của mục tiêu và tính chất nội dung của bài giảng ở mỗi khối lớp rất khác nhau, nên cấu trúc nội dung của sơ đồ và cách thức sử dụng cũng phải khác nhau, sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh ở mỗi khối lớp. Ví dụ: Khi dạy về “ Khí áp và gió trên Trái Đất” . Để trả lời câu hỏi : Gió là gì ? Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ mô tả bản chất của hiện tượng hình1), phân tích sơ đồ đó để hình thành khái niệm “ Gió ”. Cụ thể như sau : Cách tiến hành : * Bước1 : Giáo viên thiết lập sơ đồ bằng cách gợi nhớ kiến thức ở bài trước đã học, bằng cách đặt câu hỏi: Ở cùng một thời điểm, nhiệt độ và áp suất của khí quyển ở mỗi nơi trên bề mặt Trái Đất sẽ như thế nào ? Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét và rút ra những kết luận: - Ở cùng một thời điểm, nhiệt độ ở mỗi nơi trên Trái Đất rất khác nhau. - Ở những nơi nhiệt độ thấp sẽ hình thành áp cao, nơi nhiệt độ cao sẽ hình thành áp thấp . Sau đó giáo viên sử dụng kí hiệu vẽ ngay hai tâm áp lên bảng ( tâm áp cao và tâm áp thấp ), rồi gợi ý cho học sinh thấy được sự chênh lệch về khí áp giữa hai tâm áp đó ( do nhiệt độ của mỗi nơi trên Trái Đất luôn khác nhau ). * Bước 2 : Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi : Khi có sự chênh lệch khí áp thì không khí sẽ di chuyển như thế nào? Giáo viên gợi ý cho học sinh, kế thừa những kiến thức đã học ở mục1 của bài, để trả lời câu hỏi trên. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét và vẽ tiếp mũi tên thể hiện hướng di chuyển của không khí từ nơi áp cao ( nhiệt độ thấp ) đến nơi áp thấp ( nhiệt độ cao ). Nội dung của sơ đồ đã hoàn thành. Kết quả cuối cùng, sơ đồ có nội dung như sau: ÁP CAO ( Nhiệt độ thấp ) ÁP THẤP ( Nhiệt độ cao ) Không khí di chuyển ( v ³ 0, 25 m/s ) Hình 1. Gió * Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ, dựa vào nội dung của sơ đồ để trả lời câu hỏi : Gió là gì ? * Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác khái niệm từ sơ đồ: Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi áp cao (nhiệt độ thấp) đến nơi áp thấp (nhiệt độ cao). Phần mở rộng: Sơ đồ này dùng để giải thích nguyên nhân hình thành gió. Trên cơ sở đó, các em sẽ vận dụng những hiểu biết của mình để giải thích hiện tượng luôn xảy ra trong thực tiễn : Tại sao gió luôn luôn thổi ? Từ cấu trúc nội dung của sơ đồ, giáo viên rút ra kết luận : - Nhiệt độ ở mỗi nơi trên Trái Đất luôn khác nhau, do đó không khí luôn di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp ( gió luôn luôn thổi ). - Áp cao là nơi phát gió. - Áp thấp là nơi hút gió. 2. Đối với những khái niệm phức hợp Những khái niệm địa lí phức hợp trong nội dung chương trình địa lí ở THPT cũng khá nhiều và chủ yếu là những khái niệm trìu tượng. Vì vậy khi hình thành các khái niệm này, nên sử dụng loại sơ đồ khái quát hoá những đặc điểm hay bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí ( sơ đồ hoá cấu trúc nội dung ), kết hợp với phương phápsuy diễn và quy nạp. Với cách thức thực hiện như vậy, học sinh sẽ hiểu và tiếp thu các khái niệm địa lí tự nhiên phức hợp một cách nhẹ nhàng và vững chắc hơn. Ví dụ: Để học sinh hiểu và nắm vững khái niệm “ Độ phì của đất ”, ta có thể sử dụng sơ đồ để hình thành khái niệm đó. Cách thức tiến hành * Bước 1: Từ hình ảnh thực tế, giáo viên dẫn dắt và nêu vấn đề : Ở vườn nhà em có trồng các loại cây ăn quả. Cây nào cũng xanh tốt, trái cây rất to và thơm ngon. Chứng tỏ đất ở vườn rất tốt. Hay nói một cách khác là đất nơi đó có độ phì cao. Vậy “ Độ phì là gì ” ? Sau đó, giáo viên đưa ra một sơ đồ dạng có nội dung như sau: ...?... ...?... ...?... Độ phì của đất Khả năng cung cấp của đất cho cây xanh Độ phì của đất. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ, dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Để cây được xanh tốt, đất phải đáp ứng đầy đủ cho cây những gì ? * Bước 2 : Thông qua phương pháp đàm thoại, nội dung của các ô trống lần lượt được hoàn thành bằng cách giáo viên điền các thông tin cần thiét ( nội dung của câu hỏi ) vào những chỗ (...?...) ở sơ đồ. Kết quả như sau : Nước và độ ẩm Không khí và các chất khác Các chất dinh dưỡng Độ phì của đất Khả năng cung cấp của đất cho cây xanh * Bước 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, dựa vào toàn bộ nội dung của sơ đồ để trả lời câu hỏi đã nêu ra ban đầu : Độ phì của đất là gì ? * Bước 4 : Học sinh phát biểu. * Bước 5: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác khái niệm Bằng phương pháp suy diễn và qui nạp, thông qua cấu trúc nội dung của sơ đồ, giáo viên rút ra khái niệm: Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, không khí và các chất khác của đất cho cây xanh. Phần mở rộng Dựa vào sơ đồ này, học sinh sẽ thấy và hiểu được các biện pháp nâng cao độ phì của đất, vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn. Đồng thời, qua đó các em cũng nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Phần ứng dụng Bằng cách làm tương tự, loại sơ đồ này có thể sử dụng để hình thành các khái niệm địa lí tự nhiên khác như : Thời tiết, khí hậu, sông ngòi, sinh vật…. @ Những vấn đề cần lưu ý Khi sử dụng sơ đồ để hình thành các khái niệm địa lí , người giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau : - Cấu trúc của sơ đồ phải phản ánh được đặc điểm, bản chất của sự vật hiện tượng. - Phương thức thực hiện và các bước tiến hành phải đa dạng và sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh. - Phải xác định được : + Vị trí của khái niệm trong cấu trúc nội dung bài giảng. + Mối quan hệ của khái niệm này với các khái niệm khác ( khái niệm chính hay khái niệm bổ trợ ) + Khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. - Sơ đồ phải vừa là phương tiện trực quan để hình thành khái niệm, vừa là hình ảnh có tác dụng thể nghiệm và lưu giữ những thông tin phản ánh về nội dung của các khái niệm đó. C. KẾT LUẬN Có thể nói rằng, nhìn chung công cuộc đổi mới của nền GD&ĐT Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành quả nhất định. Song, nếu nhìn thẳng vào sự thật vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập. Tính đồng bộ và lôgic của quá trình đổi mới chưa cao. Điều đó được biểu hiện rõ nét qua những mặt hạn chế ở các thành tố của qúa trình dạy học. Chính những bất cập đó là những thách thức, cản trở tiến trình thực hiện và ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình đổi mới. Chất lượng của GD&ĐT nói chung và đối với việc dạy-học môn địa lí nói riêng vẫn chưa thật sự được nâng cao theo đúng yêu cầu. Trong khuôn khổ hạn hẹp, nội dung của bài viết chỉ là một trong các giải pháp cơ bản được rút ra từ thực tiễn qua kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. Hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học địa lí theo tinh thần đổi mới.

File đính kèm:

  • docSKKN Su dung so do de hinh thanh khai niem dia ly.doc