Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đó là quá trình thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ năng thái độ của học sinh theo mục tiêu của môn học nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học đó.
Như vậy kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh theo mục tiêu của môn toán, nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn toán.
11 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn toán ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn: Bao gồm các phương án trả lời trong dó có một số phương án trả lời đúng gọi là đáp án và các phương án lựa chọn sai gọi là câu nhiễu.
Ví dụ: Số "Năm nghìn bốn trăm hai mươi bảy" viết là: (phần dẫn)
a.5000400207. c.50427.
b.5427. d.5247.
(phần chọn) trong đó b là đáp án ; a, c, d (gây nhiễu)
Với những nhận thức và phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá môn toán đối với học sinh tiểu học như vậy. Bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp trắc nghiệm khách quan. Trong việc kiểm tra kiến thức toán của học sinh lớp 5, qua việc vận dụng nhận thức này để xây dựng các bước soạn thảo trắc nghiệm khách quan và một só quy tắc soạn thảo các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 5D, tôi mạnh dạn đưa ra cách soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan trong môn toán.
III-Giải pháp mới
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn toán ở học sinh tiểu học.
1.Để có được câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì giáo viên hoặc người ra đề cần phải đảm bảo các yêu cầu:
-Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng (đánh giá nội dung nào trong chương trình, đánh giá mức độ biết, kiểu hay vận dụng của học sinh, đối tượng là học sinh khá, giỏi hay trung bình hoặc là đại trà).
-Câu hỏi phải đủ hai phần: Phần dẫn và phần lựa chọn (Phần dẫn ngắn gọn rõ ràng dể hiểu, sử dụng đúng thuật ngữ toán học. Phần lựa chọn phải đảm bảo nhiều hơn hai lựa chọn, gồm một đáp án chính xác duy nhất và một số câu gây nhiễu).
-Câu hỏi phải xác định rõ độ khó (dự đoán được, tỷ lệ học sinh trả lời đúng để sắp xếp thứ tự câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh).
Tính độ khó của câu trả lời bằng cách:
Số học sinh làm đúng
D= x 100%
Tổng số học sinh làm bài
Nếu đạt 70% 100% : câu hỏi dể.
Nếu đạt 30% 70% : câu hỏi vừa.
Nếu dưới 30% : câu hỏi khó.
Cần nắm được độ khó để để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.
-Câu hỏi phải có khả năng phân loại được trình độ của học sinh theo nhóm - khá - kém.
2.Các bước soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn toán ở tiểu học:
*Bước 1: Xác định mục đích của câu hỏi dựa trên
-Chuẩn kiến thức câu hỏi cần kiểm tra.( kiểm tra kiến thức phần nào, thời điểm hết chương, hết kỳ hay cuối năm)
-Kiểm tra về vấn đề gì? (cấp độ kiến thức, nhớ , hiểu hay vận dụng của học sinh , đối với câu hỏi cần kiểm tra)
-Đối tượng học sinh giỏi, khá, đại trà mà câu hỏi hướng tới.
*Bước 2: Soạn thảo câu hỏi ở dạng thô:
Sau khi xác định rõ mục đích của câu hỏi, người soạn bắt tay vào viết câu hỏi ở dạng thô tạo ra một bộ khung cho câu hỏi.
Ví dụ 1: (VD1)
Khoanh vào câu trả lời đúng:
Hình bên có:
a: 4 hình tam giác.
b: 5 hình tam giác.
c: 6 hình ta giác.
*Bước 3: Sửa chữa và hoàn chỉnh câu hỏi.
Đọc lại câu hỏi đã ra, sửa chữa lại cho phù hợp, hoàn chỉnh trên cơ sở cốt lõi ban đầu sao cho câu hỏi tốt nhất và đạt hiệu quả đo lường cao nhất.
Ví dụ:
VD1 có thể sửa lại là:
Đánh dấu x vào o trước câu trả lời em cho là đúng.
Hình bên có số hình tam giác là:
o : 4
o : 5
o : 6
*Bước 4: Soát lại câu hỏi
Việc soát lại câu hỏi phải được tiến hành ở hai thời điểm.
Thời điểm 1: Sau khi người soạn thảo đã hoàn thành toàn bộ các câu hỏi của bài trắc nghiệm. Công việc này đòi hỏi người soạn thảo phải soát lại những câu hỏi do chính mình vừa soạn, đây là công việc cần thiết vì khi soạn thì cảm thấy rất tốt nhưng khi soát lại thì mới thấy tồn tại, khuyết điểm của một số câu hỏi mà mình đưa ra.
Thời điểm 2: Sau khi học sinh đã làm bài trắc nghiệm xong, thu nhận những phản hồi, những nhận xét của học sinh hoặc đồng nghiệp thì người ra đề phải tiến hành chỉnh nữa để câu hỏi được hoàn thiện hơn.
3.Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Sau khi đã soạn thảo được các câu hỏi thì giáo viên đã có thể lập thành một đề kiểm tra.
-Để có một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan giáo viên phải thực hiện theo một quy trình:
*Bước 1: Xác định mục đích của bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
-Bài trắc nghiệm nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối kỳ, giữa kỳ, hết chương hay cuối năm.
-Bài trắc nghiệm nhằm khảo sát chất lượng đối tượng nào, học sinh giỏi hay học sinh đại trà.
-Dự kiến thời gian làm bài là bao lâu.
*Bước 2: Lập danh mục các nội dung cần đánh giá (gồm những nội dung nào)
-Liệt kê các nội dung cần đánh giá.
-Xác định mức độ quan trọng của từng nội dung là dựa vào thời lượng hay học phần của nội dung đó và mối quan hệ giữa nội dung đó với các phần nội dung khác trong chương trình.
Đây là thao tác cần thiết để giúp cho việc định lượng các câu hỏi trong bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
*Bước 3: Hình thành khung đề kiểm tra
-Ước lượng tổng số câu hỏi của đề kiểm tra.
-Định lượng số câu hỏi cho từng nội dung đánh giá: Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng nội dung người soạn sẽ định lượng số câu hỏi của từng nội dung.
-Lựa chọn loại câu hỏi cho từng nội dung: Xác định nội dung này thì dùng loại câu hỏi nào, nhiều lựa chọn hay ghép đôi, hay điền thế, hay đúng sai sao cho hợp lý.
-Tính toán lại câu hỏi dể và câu hỏi khó tỷ lệ câu hỏi dể và khó cần dựa vào mục đích của bài kiểm tra.
Ví dụ: Xây dựng đề cho việc kiểm tra chất lượng đại trà thì câu hỏi dể nhiều hơn câu hỏi khó.
*Bước 4: Soạn các câu hỏi (Cách soạn như phần 2) Dựa trên cơ sở khung đề đã lập người soạn sẽ tiến hành soạn các câu hỏi.
*Bước 5: Hình thành đề kiểm tra
Đây là khâu sắp xếp câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã soạn thành đề kiểm tra hoàn chỉnh, có thể sắp xếp từ câu hỏi dể đến câu hỏi khó, hoặc có thể tập trung theo nội dung, hoặc theo loại câu hỏi.
*Bước 6: Chuẩn bị đề và tổ chức kiểm tra
-Sau khi đã có đề cần đánh máy và pô tô cho học sinh mỗi em một đề.
-Có 2 cách cho học sinh cho học sinh thực hiện:
+Một là cho học sinh làm trực tiếp vào bài kiểm tra .
+Hai là phát một phiếu làm bài cho học sinh.
Nếu làm theo cách 2 thì việc chấm và tổng hợp điểm đơn giản hơn rất nhiều so với cách một.
Nếu lựa chọn cách 2 thì trước khi học sinh làm bài cần phổ biến rõ các cách làm bài cho học sinh.
Ví dụ: Đánh dấu x vào o (ở bài làm) tương ứng với các câu trả lời mà học sinh cho là đúng (ở đề thi).
-Nếu học sinh chưa thoả mãn với đáp án vừa chọn có thể chọn lại bằng cách khoanh tròn dấu x vừa đánh vừa chọn lại, không được chọn quá 3 lần.
-Công bố các hình thức phạt điểm (nếu có) và thang điểm chấm cụ thể cho học sinh.
*Bước 7: Chấm bài và lập bảng điểm:
-Khi chấm bài giáo viên tính câu trả lời đúng theo đáp án (thang điểm 10) và chiết điểm cho từng câu trả lời đúng.
-Sau khi chấm bài giáo viên lập bảng điểm chi tiết.
Bảng điểm chi tiết là một dữ liệu quan trọng để thu thập, phân tích và xử lý kết quả kiểm tra thu được trên cơ sở đó mà điều chỉnh cách dạy bổ sung những lỗ hổng kiến thức cho học sinh.
Bảng chi tiết có dạng
TT
Câu hỏi số
Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
..
..
1
Cao Thị Nam
1
0
0
1
1
1
0
1
1
1
0
1
2
Lê Thị Giáp
0
1
0
1
1
1
0
1
0
0
1
1
3
Nguyễn Tường
0
0
0
1
1
0
0
0
1
1
1
1
4
...
5
...
Quy ước: 1: Biểu thị trả lời đúng
0: Biểu thị trả lời sai.
III-Kết quả áp dụng
Trong quá trình giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi đã thiết kế một số đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan với mục đích là kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong từng phần kiến thức, từng chương, giữa kỳ, hoặc cuối kỳ theo chương trình dạy tăng buổi của trường. Trong chương trình chính khoá thường sử dụng đề kiểm tra của trường, của phòng và của Sở giáo dục nên giáo viên chưa có cơ hội đánh giá chính xác học sinh của mình theo phương pháp trắc nghiệm khách quan . Nhưng tôi đã lấy kết quả đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan của mình để so sánh đối chiếu với phương pháp trắc nghiệm tự luận dùng để kiểm tra trong chương trình chính khoá và xác định được phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan đối với môn toán có tính khả thi cao. Có thể áp dụng cho tất cả các lớp 1, 2, 3, 4, 5 trong các lần kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm, hay để lựa chọn học sinh giỏi.
-Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá trong môn toán của tiểu học có độ chính xác cao hơn là phương pháp trắc nghiệm tự luận.
-Chấm bài thi nhanh gọn, dể tổng hợp điểm.
-Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan tôi đã nắm bắt được trình độ của từng em về những vấn đề về kiến thức toán mà các em còn hổng kịp thời bổ sung và bồi dưỡng thêm cho các em về vân đề đó.
IV-Bài học kinh nghiệm
Phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp đánh giá có nhiều ưu điểm , tính ưu việt của phương pháp này trong kiểm tra đánhgiá kết quả học tập đã được thể hiện rõ.
Để sử dụng tốt phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn toán vấn đề then chốt là người giáo viên phải nắm vững quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan như đã trình bày trong sáng kiến này, chương trình gồm bảy bước từ xác định mục đích của bài trắc nghiệm khách quan đến bước chấm và lập bảng điểm là một chuổi mắt xích, bước trước là cơ sở cho bước sau và bước sau là sự kết nối tất yếu của bước trước. Nắm vững quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan yêu cầu giáo viên phải hiểu rõ nhiệm vụ cách thức thực hiện từng bước và vị trí của bước đó trong toàn bộ quy trình.
Bên cạnh việc nắm vững quy trình thiết kế một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải nắm được các bước soạn thảo câu hỏi và các dạng câu hỏi của trắc nghiệm khách quan cụ thể.
-Thực tế hiện nay dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá môn toán chưa được sử dụng nhiều cho nên việc đưa phương pháp này vào để đánh giá kết quả học tập của học sinh phải tiến hành từ từ, bước đầu cần phải lồng ghép vào các đề kiểm tra để học sinh làm quen dần.
-Phương pháp trắc nghiệm khách quan mặc dầu có nhiều ưu điểm, song không phải là một phương pháp đánh giá vạn năng, có thể làm bộc lộ mọi thông tin đầy đủ về đối tượng cần đánh giá cho nên trong quá trình đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh tiểu học cần phải phối kết hợp với các phương pháp khác./.
File đính kèm:
- SKKN su dung phuong phap trac nghiem khach quan.doc