Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân". Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học và chú trọng kiến thức liên trong trong dạy học, tích hợp nhiều môn học khác nhau trong dạy học là một định hướng lớn của Đảng và nhà nước, là yếu tố quan trọng để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục nước nhà.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng kiến thức liên môn, môn văn học trong giảng dạy địa lí lớp 12 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y yếu của em thơ và của những cụ giàngón run run vạch mái lá thò ra xin trợ giúp những phần quà mì gói.Tôi chứng kiến... những bà mẹ mang bầu, bụng đói lặp cặp lạnh run trong tiếng nói vô thần Tôi đã làm những gì có thể làm để chia sẻ với người dân tình hải ngoại... mối ân cần, xa vạn dặm.
(Trích Thương về miền lũ- Nguyên Thạch)
Giáo viên đặt câu hỏi: Tác giả đề cập đến thiên tai gì, sức tàn phá, người viết là ở đâu, một số thiên tai ở nước ta trong đó có Bão thường đi kèm với lũ lụt và vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là miền Trung. Đoạn thơ là bài thơ của người Việt Nam ở nước ngoài thương xót khi quê hương gặp bão lũ tàn phá. Giáo dục ý thức cộng đồng cho học viên.
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ: Phần 2; Khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện:
Mùa Thu thăm thủy điện Sơn LaVang tiếng Công trình thúc giục taChẳng quản quan san bao cách trởKhông nề dặm thẳm tít mù xaQuy mô lớn nhất Đông Nam ÁTầm vóc đỉnh cao của đất nhàGiữ được môi trường xanh sạch đẹpHòa chung khúc nhạc với Sông Đà(Trích Thăm thủy điện Sơn La- Lê Trường)
Qua đoạn thơ giáo viên cần cho học sinh khai thác kiến thức: Sông Đà có trữ năng thủy điện lớn nhất, trên sông đã xây dựng 2 nhà máy thủy điện, trong đó nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thi công nhanh nhất, đảm bảo yếu tố môi trường. Giáo dục cho học viên niềm tự hào dân tộc.
3.3.4. Tổng kết, khái quát kiến thức
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để nhấn mạnh thế mạnh trồng cây công nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng này, giáo viên yêu cầu học viên điền các danh từ và địa danh thích hợp vào đoạn thơ: Các từ trống trong đoạn thơ:
Thành phố thở ầm rung tiếng máy
Lụa sông Cầu mềm mại vắt làm duyên
…(1).ngàn độ sôi và hương .(2 )..thơm ngát
Hoà quyện rồi rực sáng mặt ..(3)….
(Trích Thái Nguyên- Nguyễn Đức Hạnh)
Các từ trống lần lượt đó là: Thép, chè, Thái Nguyên
Khi khái quát về cách vẽ biểu đồ tròn giáo viên tổng kết bằng đoạn thơ:
Biểu đồ thì dễ thôi mà
Copa hai phát xẻ ba ra liền
Thêm vài chú thích sẽ yên
Phần này trọn điểm có quyền hết lo
3.3.5. Dùng văn học minh họa kiến thức địa lí
Khi giáo viên dạy Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi phần b. Khu vực đồng bằng: Để minh họa về đặc điểm đồng bằng Sông Hồng đồng bằng châu thổ, bồi tụ phù sa, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có đê ven sông ngăn lũ. Giáo viên minh họa bằng đoạn thơ sau:
Em đi lấy chồng cách một dòng sông
Thỉnh thoảng đưa con về thăm quê ngoại
Sông quê mình mùa này con nước nổi
Hoa cỏ may trắng cả con đê chiều.
(Trích Gửi cô Hàng Xóm- Nguyễn Hữu Đô)
Giáo viên dạy Bài 37:Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên: Tây Nguyên có 3 thế mạnh chính trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác rừng và thủy điện giáo viên minh họa đoạn thơ sau:
Yêu biết mấy miền cao nguyên lộng gió
Tây Nguyên xanh, con suối chảy không ngừng
Mùa xuân về hoa trắng khắp đồi nương
Chú voi nhỏ ngỡ ngàng nghe chim hót.
Rừng Tây Nguyên xanh xanh từng chiếc lá
Đẹp như người con gái bản Đôn
Xa nơi này lòng bỗng thấy cô đơn
Níu chân bước hoa cỏ may bịn rịn.
(Trích Viết cho người con gái Đăk Mil- Sơn Thu)
Như vậy việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí được sử dụng trong thiết kế bài giảng trong từng khâu của quá trình lên lớp. Trong giảng dạy giáo viên sử dụng, chọn lọc linh hoạt kiến thức văn học để giảng dạy cho phù hợp. Tuy nhiên Văn học với đặc trưng co đọng, giàu hình tượng, dễ nhớ, có tính khái quát cao nên giáo viên cần sử dụng văn học như một phương tiện để khai thác kiến thức địa lí hiệu quả.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến
Việc sử dụng văn học trong giảng dạy có tác dụng:
+ Tạo hứng thú cho học viên trong quá trình học tập
+ Giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy dạy, phương tiện dạy học. Với đặc trưng bộ môn bên cạnh học viên phải nắm được đặc điểm, sự phát triển, phân bố của đối tượng địa lí nhớ được tên địa danh.
+ Giúp học viên tư duy học tập tích cực, phân tích được các mối quan hệ trong địa lí và mối quan hệ giữa các môn học, giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua các bài học không gò ép, sáo điều. Chất lượng giáo dục được nâng lên.
Sau khi giáo viên giảng xong tiết học Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng Bằng sông Cửu Long. Giáo viên đã tiến hành dạy ở 2 lớp 12B, 12C, trong đó lớp 12C sử dụng kiến thức liên môn môn văn học trong giảng dạy, lớp 12B không sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy: Câu hỏi trình bày các giải pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả tại 2 lớp như sau:
Bảng: Bảng đánh giá kết quả học tập của học viên
Lớp
Tổng số
học viên
Điểm trên 5
Đạt %
Điểm dưới 5
Đạt%
12B
26
15
57
12
34
12C
34
24
70
10
30
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Với đối tượng học viên gần như nhau về trình độ nhận thức thì kết quả kiểm tra đối chứng với một bài học có và không sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy khác nhau: Lớp 12C có số học viên đạt điểm trên 5 là 24 học viên đạt 70% cao hơn so với lớp 12B 15 học viên đạt 57% cao hơn 13%. Đây là hiệu quả tích cực khi giáo viên sử dụng kiến thức văn học trong bài dạy cụ thể.
Để đánh giá hứng thú của học sinh đối với tiết dạy sử dụng văn học Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng Bằng sông Cửu Long.
Giáo viên dùng phiếu trả lời trắc nghiệm: 34 học viên được hỏi trong đó có 30 học viên thấy hứng thú hơn khi giáo viên sử dụng, 2 học viên thấy bình thường, 02 học viên thấy không hứng thú.
3.5. Ứng dụng vào thực tiễn
3.5.1. Bài học kinh nghiệm
- Để áp dụng hiệu quả sử dụng văn học vào giảng dạy địa lí
+ Giáo viên tâm huyết với nghề, không ngừng trao dồi kinh nghiệm giảng dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.Nắm chắc về lý luận và kiến thức, kỹ thuật dạy học liên môn.
+ Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình tìm tòi kiến thức, cập nhật tác phẩm văn học mới gắn liền với kiến thức địa lí.
+ Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy để lựa chọn, ứng dụng văn học vào giảng dạy cho phù hợp.
+ Thường xuyên đánh giá học viên qua từng tiết dạy, dạy đối chứng để rút kinh nghiệm kịp thời.
3.5.2. Ý nghĩa
Việc áp dụng văn học trong giảng dạy địa lí còn giúp giáo viên hình thành thái độ tích cực cho học viên một cách dễ dàng trong một giờ địa lí tránh thuyết giáo khô khan, giúp người học củng cố niềm tin, tình yêu quê hương đất nước
Việc áp dụng văn học trong giảng dạy địa lí là hướng cách tiếp cận mới giúp giáo viên tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy, giúp giáo viên linh hoạt trong các khâu của quá trình dạy học. Sức lan tỏa của bài địa lí không chỉ khô khan trong những câu từ khoa học mà đã được gọt giũa giàu sắc thái biểu cảm giúp học viên nắm bài tốt hơn và nhớ sâu hơn.
Dạy học liên môn là một xu hướng chung của dạy học hiện đại, trong xu thế hiện nay lượng thông tin ngày càng nhiều, yêu cầu người học phải biết chọn lọc kiến thức để học tập hiệu quả đồng thời dạy học liên môn, rèn luyện tư duy logic và đánh giá sư vật hiện tượng trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau bước đầu hình thành tư duy lí luận và tư duy kho học cho học viên.
3.5.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng để giảng dạy chương trình địa lí 12. Phần lý luận là cơ sở để giáo viên áp dụng sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí ở nhiều cấp học khác nhau, đồng thời đề tài bước đầu gợi mở cho giáo viên cách tiếp cận và khai thác văn học trong giảng dạy một cách hiệu quả.
Tuy nhiên việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt, hợp lí trong giờ day, không nên sử dụng nhiều sẽ mang hiệu ứng tiêu cực, nhàm chán đối với người học, hoặc không huy hết hiệu quả của việc sử dụng văn học trong giảng dạy.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm đã làm rõ cơ sở lý luận của đề tài, nhiều loại hình, tác phẩm văn học đã được sưu tầm, tìm hiểu để phục vụ giảng dạy với các khâu của quá trình lên lớp. Văn học dùng mở bài, minh họa, khai thác kiến thức địa lí, giáo dục thái độ sống, sử dụng văn học trong khâu củng cố và kiểm tra bài.
Sáng kiến kinh nghiệm được sử dụng đầu tiên và trong nhiều tiết học. Những vấn đề cơ bản trình bày trong sáng kiến đặt nền móng cơ sở cho việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí lớp 10,11,12 các năm kế tiếp và các môn học khác.
Việc áp dụng văn học đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy tại 2 lớp 12B, 12C năm học 2013 - 2014, giúp giáo viên chủ động trong, linh hoạt bài dạy, giúp học viên nắm kiến thức, và nhớ lâu hơn. Đem lại hiệu ứng tích cực trong công tác dạy và học bộ môn địa lí ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh.
Văn học với đặc điểm có tính biểu tượng, hình tượng hóa, có vần điệu, tính nhạc. Việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí có thể kết hợp việc sử dụng các các phẩm văn học đã được phổ nhạc, được xây dựng thành các tác phẩm hội họa, tác phẩm điện ảnh. Đây là bước tiếp cận mới và cao hơn việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí mà người thầy không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, giành nhiều thời gian hơn cho công tác giảng dạy đem lại hiệu quả cao nhất. Đề tài là cơ sở gợi mở nhiều hướng tiếp cận khác nhau sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí tạo nên sự thống nhất trong đa dạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phục vụ bài giảng.
2. Kiến nghị
- Sở giáo dục và đào tạo Lai Châu: Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy.
- Trung tâm GDTX-HN tỉnh: tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí được đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy với các đồng nghiệp.
- Trang bị cơ sở vật chất đặc biệt các thiết bị dạy học hiện đại giúp giáo viên chủ động trong khâu thiết kế và giảng dạy và phát huy năng lực chuyên môn.
- Tổ chuyên môn: Giúp đỡ, trao đổi chuyên môn, cung cấp các tác phẩm văn học có giá trị để tác giả chọn lọc trong giảng dạy.
Lai Châu, ngày 10 tháng 04 năm 2014
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Hữu Đô
Nguyễn Nữ Hà Xuyên
Cầm Thị Xuân
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem su dung kien thuc lien mon mon van hoc trong giang day dia li 12.doc