Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài và đổi mới đòi hỏi sự toàn diện,
đồng bộ ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực. Đó là sự đổi mới nội dung chương trình
giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới môi trường dạy học,. Mục
đích đổi mới của nền giáo dục hình thành những xu hướng dạy học (quan điểm
dạy học), từ đó quy định phương pháp dạy học và cáckĩ thuật dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Việc sử dụng các phương pháp mới
như động não, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề ngày càng được áp dụng
nhiều trong các bài giảng ở các trường phổ thông. Tuy nhiên các phương pháp
chỉ được áp dụng tốt nhất khi giáo viên sử dụng cáckỹ thuật dạy học phù hợp.
Kỹ thuật KWL kết hợp với phương pháp động não là một trong những phương
pháp dạy học tích cực đang được quan tâm hiện nay
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7260 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng kĩ thuật KWL trong dạy học địa lí lớp 10 THPT (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa học sinh. Việc sử dụng các phương pháp mới
như động não, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề… ngày càng được áp dụng
nhiều trong các bài giảng ở các trường phổ thông. Tuy nhiên các phương pháp
chỉ được áp dụng tốt nhất khi giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp.
Kỹ thuật KWL kết hợp với phương pháp động não là một trong những phương
pháp dạy học tích cực đang được quan tâm hiện nay.
NỘI DUNG
1. Định hướng quan điểm đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường
phổ thông hiện nay
Đổi mới PPDH Địa lí được thống nhất theo một số quan điểm như sau:
Đổi mới PPDH Địa lí theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống và thay
vào đó là các phương pháp dạy học mới (hay còn gọi là phương pháp dạy học
hiện đại)
Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới phương pháp dạy (cách dạy) của thầy mà
còn quan tâm đến PP học (cách học) của trò, phải dạy cách tự học cho học sinh.
2. Thực trạng sử dụng KTDH KWL ở trường phổ thông hiện nay
2.1. Đặc điểm, nội dung chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 10 cơ bản
Chương trình Địa lí 10 cơ bản được sử dụng cho những đối tượng học
sinh không chuyên nhằm trang bị cho các em những kiến thức đại cương về tự
nhiên và kinh tế xã hội để từ đó áp dụng vào đời sống, hiểu thêm về sự vận động
của tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Chương trình bao gồm 2 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế xã hội.
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
333
2.2. Sử dụng kĩ thuật KWL trong dạy học địa lí lớp 10 ban cơ bản
- Kĩ thuật dạy học (KTDH): Là những biện pháp, cách thức hành động của
GV và HS trong các tình huống hành động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm
vụ hay nội dung cụ thể nào đó. Ngày nay, trong quá trình đổi mới giáo dục có
nhiều KTDH mới và có hiệu quả giảng dạy cao: kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật khăn trải
bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật “tia chớp”,…
- Kĩ thuật dạy học KWL là kĩ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh. Kĩ thuật này được sử dụng xuyên suốt trong một bài giảng.
Sử dụng kĩ thuật này nhằm khai thác những thông tin, những ý tưởng và những
kiến thức của HS, từ đó GV có những điều chỉnh hợp lí cho tiết giảng. Do đặc
điểm của kĩ thuật là lấy thông tin về những gì đã biết, những gì muốn biết và
những gì thu được nên kĩ thuật này phù hợp với trong việc dạy và học các môn
ngoại ngữ và các môn xã hội.
Sử dụng kĩ thuật dạy học KWL giáo viên cần chuẩn bị những bước giống như
dạy một tiết học bình thường. Ngoài ra để áp dụng kĩ thuật KWL cần có các bước:
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những phiếu KWL theo mẫu với số lượng
đủ cho HS trong lớp có kế hoạch dạy.
Hình 1. Mẫu phiếu học tập KWL
- Tiến hành:
- GV giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được của tiết học để học sinh nắm được
đối tượng bài học và cái đích cần đạt đến của vấn đề.
- GV phát phiếu cho HS và hướng dẫn HS cách sử dụng phiếu.
- HS điền thông tin vào phiếu theo các cột dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Thông
tin trong phiếu được điền thành 2 lần:
Lần 1: HS điền thông tin vào 2 cột K và W sau khi nghe những
giới thiệu về nội dung bài học của giáo viên. Học sinh có thể thảo luận và trao
đổi về những nội dung thông tin.
Lần 2: HS điền thông tin vào cột L, nội dung là những gì học sinh
đạt được sau tiết học. Đây là cơ sở để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của
mình cũng như sự đánh giá của giáo viên.
PHIẾU HỌC TẬP KWL MÔN ĐỊA LÍ
Họ và tên:
Lớp: Trường:
Bài học:…………………………………………………………………
Ngày … tháng … năm …
Những điều đã biết
(K)
Những điều muốn biết
(W)
Kết quả thu được
(L)
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
334
- Tìm hiểu thông tin được ghi trong phiếu KWL. GV sau khi hướng dẫn học sinh
ghi phiếu cần nhận sự tác động ngược trở lại hay nói cách khác là tìm hiểu nội
dung thông tin trong phiếu. Do đặc thù của phiếu là điền thông tin 2 lần nên GV
cần khéo léo tránh mất thời gian. Trong khi học sinh ghi thông tin lần 1 giáo viên
có thể đi lại xung quanh lớp học nhằm bao quát thông tin trong khi các em ghi
hay tổng hợp lại những thông tin mới lạ từ sự phát biểu của một vài học sinh.
Trước những thông tin thu hồi GV cần định hướng sự tìm hiểu của HS vào nội
dung chính của bài học, đồng thời cũng có những hướng điều chỉnh phù hợp với
những thông tin phản hồi. Với thông tin thu được sau lần 2, GV cần quan sát thái
độ điền thông tin của HS, đồng thời đọc những thông tin đó bằng cách thu lại
hoặc gọi HS phát biểu. Tuy nhiên GV cần bao quát được tất cả các em nhằm có
những đánh giá công bằng.
Ví dụ 1: Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
- GV chuẩn bị những phiếu KWL
- Tiến hành các bước trên lớp:
• GV giới thiệu mục tiêu bài học:
+ Hiểu dân số thế giới luôn biến động, nguyên nhân chính là sinh đẻ và tử vong
+ Biết cách tính tỉ suất sinh,tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên
• GV phát phiếu và hướng dẫn cách điền thông tin
• HS điền thông tin
• GV thu hồi thông tin
PHIẾU HỌC TẬP KWL MÔN ĐỊA LÍ
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Lớp: 10 chuyên Toán Trường: THPT chuyên Hùng Vương
Bài học: Dân số và sự gia tăng dân số
Ngày 16 tháng 01 năm 2011
Những điều đã biết (K) Những điều muốn biết (W) Kết quả thu được (L)
- Dân số thế giới hiện nay khoảng
7 tỷ người
- Dân số càng đông thì mật độ
càng cao
- Các chính sách về dân số của Việt
Nam: mỗi gia đình chỉ nên có 1-2
con; thực hiện kế hoạch hóa gia
đình là hạnh phúc của mọi nhà
- Dân số thế giới năm 2050 là
bao nhiêu?
- Dân số thế giới có tăng nữa
không?
- Ai là người quản lí các vấn
đề dân số thế giới?
- Dân số thế giới tăng nhanh (thời gian
tăng thêm 1 tỷ và tăng gấp đôi rút ngắn)
- Dân số thế giới biến động do sinh đẻ và
tử vong
- Khái niệm về tỉ suất sinh thô, tử thô và
gia tăng tự nhiên.
- Hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh
2.3. Sử dụng kĩ thuật KWL kết hợp với các phương pháp dạy học khác
KWL là kĩ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tích cực của học sinh
trong quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện nên kết hợp với các phương
pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời khắc phục những hạn chế của kĩ
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
335
thuật này. Những phương pháp có thể kết hợp với kĩ thuật này như: phương pháp
động não, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đàm thoại và phương
pháp thuyết trình…
2.4. Khả năng áp dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Địa lí lớp 10 - THPT ban cơ bản
Trong chương trình địa lí lớp 10 - ban cơ bản, hầu hết các bài đều có khả
năng áp dụng kĩ thuật KWL. Vì kĩ thuật dạy học này được xây dựng trên cơ sở
của phương pháp động não mà cơ chế là việc học sinh tự do phát biểu ý kiến.
Giáo viên cần nắm được đặc điểm này để sử dụng trong mục đích cụ thể nào:
Với mục đích kiểm tra bài cũ và khởi động bài học có những bài có thể sử dụng
tốt như những bài nội dung sau có liên quan đến bài trước. Ví dụ như bài 37: Địa
lí các ngành GTVT, bài này có liên quan trực tiếp đến bài 36: Vai trò, đặc điểm,
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành GTVT.
Với mục đích củng cố, GV có thể sử dụng trong mọi bài học
Với mục đích kiểm tra kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh thì GV
cũng có thể sử dụng trong mọi tiết học.
3. Thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm
Thực nghiệm là công tác kiểm tra, đánh giá tính khả thi kĩ thuật KWL khi áp
dụng vào trong thực tiễn dạy học. Tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng
các câu hỏi hay những bài kiểm tra ngắn, nhằm mục đích đánh giá kiến thức, kĩ
năng và thái độ của học sinh. Từ đó cũng có thể so sánh được giữa lớp thực
nghiệm và đối chứng.
Sau khi tiến hành kiểm tra hai bài thực nghiệm có nhận định sau:
- Cả hai lớp, học sinh đều có lực học khá, giỏi
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm đối chứng
- Tỷ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng cao hơn lớp
đối chứng
Hình 2. Kết quả xếp loại bài kiểm tra thực nghiệm
0
10
20
30
40
50
60
70
yếu Trung Bình Khá Giỏi
0 0
61.2
38.7
0
8.6
65.7
25.7
thực nghiệm Đối chứng
(%
)
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh so sánh kết quả xếp loại bài kiểm
tra thực nghiệm số 1
0
10
20
30
40
50
60
Yếu Trung Bình Khá Giỏi
0
3.1
46.9
50
0
15.6
59.4
25
Thực nghiệm Đối chứng
(%)
Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra thực nghiệm số 2
Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012
336
Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát về mặt định tính bằng các phiếu thăm dò đối với học sinh và giáo viên
sau các tiết thực nghiệm và rút ra những nhận xét sau đây:
- Mức độ hứng thú học của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
- Khả năng tập trung học của lớp thực nghiệm cao hơn
- Dạy học sử dụng kỹ thuật KWL cho thấy, học sinh hứng thú học tập, tích cực
nêu lên ý kiến của bản thân.
KẾT LUẬN
Dạy học theo phương pháp động não là một trong những phương pháp dạy
học tích cực và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học Địa lí. Vì vậy việc
áp dụng phương pháp động não là một việc làm rất quan trọng của giáo viên
trong quá trình dạy học. Đặc biệt, việc áp dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Địa
lí 10 giúp cho người học bằng các thao tác tư duy của mình chiếm lĩnh tri thức,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn
luyện sự tự tin và khả năng giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường. Lý luận dạy học địa lí hiện đại.
[2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2007. Phương pháp dạy học Địa lí
theo hướng tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội.
[3]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2006. Lý luận dạy học địa lí. NXB
ĐHSP Hà Nội.
[4].Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Thị Sen, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí
ở Trung học phổ thông. NXB Giáo dục.
[5]. Nguyễn Trọng Phúc, 2004. Thiết kế bài giảng địa lý ở trường THPT. NXB
ĐHSP Hà Nội.
File đính kèm:
- Su dung ki thuat KWL trong day hoc Dial i lop 10 THPT.pdf