Đề tài Sử dụng graph để xây dựng các mối quan hệ nhân quả trong dạy học phần địa lý tự nhiên lớp 10 (ban cơ bản)

Thực tiễn dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng cho thấy vấn đề đổi

mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh

trong quá trình lĩnh hội tri thức là một yêu cầu bức thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu

và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực là rất cần thiết trong dạ y học.

Trong dạy học, Graph vừa được coi như một phương tiện, vừa có thể được coi như một

phương pháp để xây dựng nên tri thức cho học sinh. Sử dụng graph kết hợp với cá c

phương pháp dạy học tích cực khác là một trong những gợi ý giúp cho giáo viên có thể

giúp học sinh hình thành nên kiến thức Địa lý nói chung và kiến thức về các mối qua n

hệ nhân - quả Địa lý nói riêng.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng graph để xây dựng các mối quan hệ nhân quả trong dạy học phần địa lý tự nhiên lớp 10 (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỬ DỤNG GRAPH ĐỂ XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10 (BAN CƠ BẢN) Sinh viên thực hiện: Lương Thị Hải, K56A Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thanh Thuỷ ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tiễn dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng cho thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức là một yêu cầu bức thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực là rất cần thiết trong dạy học. Trong dạy học, Graph vừa được coi như một phương tiện, vừa có thể được coi như một phương pháp để xây dựng nên tri thức cho học sinh. Sử dụng graph kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác là một trong những gợi ý giúp cho giáo viên có thể giúp học sinh hình thành nên kiến thức Địa lý nói chung và kiến thức về các mối quan hệ nhân - quả Địa lý nói riêng. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Graph để xây dựng các mối quan hệ nhân quả trong dạy học phần Địa lý tự nhiên 1.1. Vai trò của Graph trong quá trình dạy học Đối với giáo viên: - Graph là công cụ dạy học của giáo viên. Graph sẽ giúp cho giáo viên định hướng được các nội dung cơ bản của bài học theo sơ đồ, tránh được các kiến thức vụn vặt và giúp cho người giáo viên dễ dàng điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức ở học sinh một cách thuận lợi đồng thời tạo cho học sinh khả năng tìm hiểu và xây dựng kiến thức một cách hệ thống dễ nhớ. - Sử dụng Graph để xây dựng cấu trúc hợp lý bài soạn giảng của người giáo viên. Đối với học sinh - Graph có vai trò làm cầu nối trong việc học sinh tiếp cận kiến thức và nắm vững kiến thức một cách dễ dàng hơn. Sơ đồ phản ánh nội dung kiến thức bài học một cách chính xác, cô đọng, logic, phản ánh được các mối liên hệ với các kiến thức cơ bản với nhau. Nhờ đó mà học sinh có thể phát hiện nhanh chóng mạng lưới kiến thức chủ đạo của bài học, tiếp thu kiến thức trong sách giáo khoa một cách chủ động linh hoạt. - Graph giúp học sinh lĩnh hội và tái hiện nội dung bài trên lớp tốt hơn. - Graph giúp nâng cao chất lượng dạy và học trên lớp, đặc biệt là chất lượng của việc tự học. - Graph có khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng các mối liên hệ bên trong dưới dạng sơ đồ đơn giản, mang tính khái quát cao. Nhờ vậy mà có tính trực quan giúp học sinh hiểu được khái niệm một cách dễ dàng, tiết kiệm ngôn từ diễn đạt của giáo viên, tăng tính gợi mở, kích thích suy nghĩ do đó học sinh tiếp thu kiến thức mới 2 sinh động, chính xác, đồng thời nhớ kiến thức lâu bền hơn, thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học giải quyết vấn đề, giúp học sinh trong việc củng cố kiến thức cũ và nghiên cứu kiến thức mới đơn giản hơn. - Graph giúp sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả trong dạy và học trên lớp. Như vậy, có thể nói rằng Graph với nhiều ưu điểm và có vai trò không thể phủ nhận trong việc đổi mới phương pháp dạy học, Graph đã chứng tỏ được vai trò là công cụ đắc lực cho quá trình dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục mới về việc đào tạo con người có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tư duy, sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới. 1.2. Hệ thống kiến thức địa lý NỘI DUNG MÔN ĐỊA LÝ Kiến thức Kỹ năng, kỹ xảo Kiến thức Kiến thức lý Kỹ năng bản đồ Kỹ năng làm việc Kỹ năng làm việc Kỹ năng học tập và thực tiễn thuyết với các dụng cụ nghiên với các tài liệu địa lí nghiên cứu địa lí cứu địa lí - Các số liệu, sự kiện địa lý - Các biểu tượng địa lý - Các mô hình sáng tạo về địa lý - Các khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả - Các thuyết trong địa lý - Những tư tưởng, quan điểm trong địa lý học - Những kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu địa lý 1.3. Mối quan hệ nhân quả địa lý Khái niệm mối quan hệ nhân quả địa lý Các mối quan hệ nhân quả địa lý là những mối quan hệ biểu hiện mối tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý. Trong mối quan hệ nhân quả địa lý có hai thành phần: một bên là nhân và một bên là quả. Chỉ có nhân mới sinh ra quả, trái lại quả không thể sinh ra nhân. Cơ sở phân loại các mối quan hệ nhân quả địa lý - Dựa vào tính đơn giản hay phức tạp của mối quan hệ nhân quả, các mối quan hệ nhân quả được phân thành hai loại: các mối quan hệ nhân quả phức tạp và các mối quan hệ nhân quả đơn giản. - Dựa vào mức độ liên hệ trực tiếp hay gián tiếp của nguyên nhân với kết quả có thể phân ra hai loại: các mối quan hệ nhân quả trực tiếp và các mối quan hệ nhân quả gián tiếp. 3 1.4. Những thuận lợi để vận dụng Graph vào dạy Địa lý lớp 10 (Ban cơ bản) Xu hướng coi dạy học là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động sáng tạo và giáo viên là người thiết kế điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 ban cơ bản đã được biên soạn mới gồm hai phần Địa lý tự nhiên đại cương và Địa lý kinh tế xã hội, nội dung nghiên cứu của chương trình là rất lớn và thống nhất nên có thể sử dụng Graph cho việc hệ thống hoá, khái quát hoá những kiến thức cơ bản quan trọng cũng như xây dựng các mối quan hệ nhân quả trong dạy học. 2. Sử dụng Graph để xây dựng các mối quan hệ nhân quả trong dạy học phần Địa lý tự nhiên lớp 10 (Ban cơ bản) 2.1. Các mối quan hệ nhân quả được xây dựng trong dạy học phần Địa lý tự nhiên, sách giáo khoa lớp 10 (Ban cơ bản) thông qua sử dụng Graph Khi thực hiện đề tài, tác giả đã xây dựng được 18 mối quan hệ nhận quả thông qua việc sử dung graph trong phần Địa lý tự nhiên sách giáo khoa lớp 10 (Ban cơ bản), được thể hiện theo bảng sau: Tiêu chí phân loại Số lượng mối quan hệ nhân quả Phức tạp 5 (mối quan hệ nhân quả 8, 10, 11, 12, 14) Các mối quan hệ nhân quả Đơn giản 13 (Mối quan hệ nhân quả 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 13, 15, 16, 17, 18) Tổng số mối quan hệ nhân quả 18 Ví dụ 1: Mối quan hệ nhân quả đơn giản Sự chênh lệch khí áp giữa áp cao cận chí tuyến áp thấp xích đạo Gió mậu dịch Ví dụ 2: Mối quan hệ nhân quả phức tạp Trái Đất tự quay quanh trục Sự luân phiên ngày - đêm trên Trái Đất Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất 4 2.2. Các phương pháp dạy học Địa lý có thể sử dụng để hình thành mối quan hệ nhân quả cho học sinh thông qua Graph Các phương pháp dạy học có thể kết hợp với việc sử dụng graph để hình thành các mối quan hệ nhân quả bao gồm một số phương pháp như sau: - Phương pháp dạy học bằng sơ đồ - Graph - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải - Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ - Phương pháp làm việc theo nhóm - Phương pháp hướng sử dụng các phương tiện trực quan - Phương pháp giải quyết vấn đề 2.3. Một số giáo án minh họa Thông qua sử dụng Graph đề tài đã soạn được 2 giáo án minh họa cho nội dung nghiên cứu: Giáo án 1: Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Giáo án 2: Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về Graph nhận thấy việc sử dụng Graph là rất hữu ích đối với quá trình soạn bài và giảng dạy của giáo viên Địa lý. Đồng thời việc học tập bằng phương pháp sơ đồ - Graph đem lại cho học sinh phương pháp mới trực quan khác với phương pháp truyền thống, phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Đặc biệt khi dạy về các mối quan hệ nhân - quả trong Địa lý nói chung và phần Địa lý tự nhiên đại cương nói riêng, graph tỏ ra rất có hiệu quả trong việc giúp học sinh tự mình xây dựng kiến thức cho bản thân và giúp cho học sinh hình dung một cách có hệ thống về các mối quan hệ nhân - quả trong Địa lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Việt Anh, 1992. Luận án PTS: “Vận dụng phương pháp sơ đồ Graph vào dạy học Địa lý lớp 6 -8 PTCS” Hà Nội. [2] Dương Thị Cúc, 2006. Luận văn tốt nghiệp: ‘Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương ttrình Địa lý lớp 9 – THCS”, Hà Nội. [3] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004. Lý luận dạy học (phần đại cương), NXBĐHSP Hà Nội. [4] Đặng Văn Đức. Lý luận dạy học Địa lý, phần đại cương. NXB ĐHSP Hà Nội, 2005. [5] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Hằng, 2003. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực, NXB ĐHSP Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfSu dung Graph de xay dung cac moi quan he nhan quatrong day hoc phan Dia ly tu nhien lop 10.pdf