Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tự chủ. Do đó trong giáo dục không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và cải tiến phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn. Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một số yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn của giáo viên với các phương tiện dạy học trực quan.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng bản đồ trong dạy học Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc trưng cho môn Địa lí ở trường phổ thông. Do bản đồ vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng là nguồn tri thức, nên trong dạy học giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức Địa lí quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đồng thời, bản đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến ôn tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng.
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ, trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng việc hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng sử dụng bản đồ như: xác định phương hướng, tìm và chỉ vị trí các đối tượng Địa lí trên bản đồ, mô tả một đối tượng Địa lí dựa vào bản đồ …
a. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ
- Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản và rất quan trọng. Việc xác định vị trí Địa lí hoặc mô tả một đối tượng Địa lí trên bản đồ, sẽ trở nên khó khăn hoặc sai lệch nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trên bản đồ.
- Muốn hình thành và phát triển kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh, công việc đầu tiên giáo viên phải làm là yêu cầu học sinh thuộc và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. Với những bản đồ tỉ lệ lớn, người ta thường quy ước, phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ để xác định phương hướng. Giáo viên chỉ cần giới thiệu để học sinh chấp nhận là trên bản đồ thường có những đường kẻ dọc và kẻ ngang. Đường kẻ dọc là kinh tuyến, đường kẻ ngang là vĩ tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến là hưóng Bắc, đầu dưới là hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. Khi đã biết bốn hướng chính thì cũng có thể tìm ra các hướng phụ khác trên bản đồ, ví dụ: giữa Bắc và Đông là Đông Bắc, giữa Đông và Nam là Đông Nam…
Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng của học sinh, giáo viên nên đưa ra các dạng bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền từ vào chỗ trống (…), lựa chọn đúng sai, đi du lịch trên bản đồ theo một số tuyến nhất định…với nhiều góc độ khác nhau, lặp đi lặp lại nhiều lần trên cơ sở yêu cầu học sinh quan sát một nd cụ thể. Ngoài ra việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh phải đựoc tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập môn Địa lí.
b. Rèn luyện kĩ năng tìm và chỉ cị trí Địa lí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ
- Vị trí Địa lí của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó với các đối tượng khác có liên quan nằm ở bên ngoài nó, ví dụ: như một dãy núi, một con sông…
- Khi hình thành kỹ năng tiùm và chỉ vị trí của các đối tượng Địa lí trên bản đồ giáo viên chỉ cần đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bảng chú giải và các kí hiệu, chữ viết trên bản đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó, ví dụ: dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, hãy tìm và chỉ vị trí của thủ đô Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh,...
Hoặc dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí của sông Hồng, dãy núi Hoàng Liên Sơn…
- Điều đáng lưu ý ở đây là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng trên bản đồ như thế nào cho đúng. Chẳng hạn: khi chỉ vị trí của một dòng sông, học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngựơc lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông. Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố, thị xã. Khi chỉ về vùng lãnh thổ ( một tỉnh, khu vực, quốc gia…) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó.
- Một trong những biện pháp nhằm giúp cho học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ là: giáo viên lưu ý học sinh nên chú ý tới một số dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết về hình dáng, kích thước của đối tượng. Ví dụ: lãnh thổ phần đất liền Việt Nam có hình dạng chữ S, đồng bằng sông Hồng có dạng giống như một tam giác, dãy núi Hymalaya có hình giống con hươu…ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh nên dựa vào toàn bộ khung cảnh để nhận rõ vị trí của đối tượng trong khung cảnh đó; nghĩa là: học sinh phải nhớ một số đối tượng Địa lí xung quanh làm điểm tựa để nhanh chóng tìm ra vị trí Địa lí của đối tượng cần tìm. Chẳng hạn muốn tìm vị trí địa lí của dãy Hoàng Liên Sơn, thì ngoài việc nhớ đặc điểm về độ cao (đây là dãy núi cao nhất của Việt Nam), học sinh cần nhớ được vị trí của dãy núi này nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Như vậy, muốn tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ thì học sinh phải tìm được sông Hồng, sông Đà. Ngược lại, nếu biết vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn thì học sinh cũng dễ dàng tìm được vị trí của sông Hồng, sông Đà trên bản đồ (vì sông Hồng có vị trí nằm ở phía đông Hoàng Liên Sơn, còn sông Đà có vị trí nằm ở phía Tây Hoàng Liên Sơn ). Một ví dụ khác, nếu học sinh biết được vị trí của đèo Hải Vân thì học sinh cũng dễ dàng tìm được vị trí của hai thành phố Hếu và Đà Nẵng ( vì Hếu ở phía bắc và Đà Nẵng ở phía nam đèo Hải Vân). Tương tự như vậy nếu biết vị trí của Hếu thì cũng tìm được vị trí của Đà Nẵng.
c. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
Giáo viên cần hiểu: Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm hiểu kiến thức Địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau, tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng.
Đọc bản đồ có 3 mức độ:
- Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bản chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ (đây là Hà Nội, kia là Hải Phòng, đây là sông Hồng, kia là sông Gâm…)
- Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra các đặc điểm của đối tượng địa lí. Ví dụ: Vị trí của núi ở đâu ? Núi cao hay thấp ? Núi có hướng gì ?
- Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức địa lí đã có xác lập mối quan hệ địa lí để rút ra những điều mà trên bản đồ không trực tiếp thể hiện; khi hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ, giáo viên cần giúp học sinh nắm được các bước tiến hành đọc bản đồ từ đơn giản đến phức tạp.
Chẳng hạn, muốn đọc được bản đồ ở mức độ 1, học sinh cần phải đi theo các bước sau:
+ Nắm được mục đích của việc làm hay yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ: Tìm vị trí của các đồng bằng miền trung trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Đọc bản chú giải để biết kí hiệu của đối tượng cần tìm.
+ Căn cứ vào kí hiệu, chữ viết để tìm vị trí các đối tượng trên bản đồ. (Ở đây là tìm vị trí các đồng bằng miền trung ).
Sang mức độ 2, học sinh cần thực hiện thêm một bước nữa.
+ Dựa vào bản đồ nhận xét, đối chiếu, so sánh…để tìm ra đặc điểm của đối tượng ( cụ thể ở ví dụ trên là: so sánh, đối chiếu độ lớn của các đồng bằng miền trung với các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long để nêu đặc điểm: các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp )
Tới mức độ 3, học sinh phải thực hiện tới bước thứ năm; đó là: Xác lập các mối quan hệ giữa kiến thức địa lí đã có với những kiến thức trên bản đồ để lí giải vì sao các đồng bằng miền trung đều nhỏ, hẹp. ( Cụ thể, học sinh phải xác lập mối quan hệ giữa địa hình với sông ngòi để nêu được ý: vì dãy Trường Sơn tiến sát ra biển, các sông miền trung đều nhỏ, ngắn, ít phù sa, nên các đồng bằng miền trung có đặc điểm là nhỏ, hẹp)
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, giáo viên nên kết hợp việc rèn luyện kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí dựa vào bản đồ như mô tả về một dãy núi, một dòng sông, một vùng đất…Muốn cho học sinh biết cách mô tả về một đối tượng địa lí nào đó, giáo viên nên đưa ra dàn ý nói về những nội dung cần mô tả cho học sinh hiểu. Ví dụ: khi mô tả về một dòng sông, học sinh phải mô tả lần lượt theo các ý: sông bắt nguồn từ đâu ? Đổ nước ra đâu ? Sông chảy theo hướng nào ? Sông dài bao nhiêu km? Đây là sông lớn hay nhỏ?...
3. Một số điểm cần lưu ý để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học:
- Sử dụng bản đồ thường xuyên trong giờ học, ngay từ những bài học đầu tiên, luyện tập cho học sinh sử dụng bản đồ tuần tự các bước, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
- Sử dụng nhiều bản đồ trong một bài học, tiết học, kết hợp với sự chỉ dẫn cụ thể, tránh rơi vào suy diễn máy móc. Chẳng hạn: nơi màu xanh là đồng bằng phù xa, nơi màu vàng là núi…
- Không chỉ sử dụng bản đồ trong nghiên cứu bài mới, mà cả trong ôn tập, kiểm tra, ra bài tập về nhà, bài thực hành, tham quan, ngoại khoá…
- Bản đồ phải có nội dung phù hợp với bài giảng, tránh khập khiễng.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH, ĐỐI CHỨNG.
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí trong năm học 2007 – 2008 ở trường THCS Đông Yên - Quốc Oai – Hà Tây, tôi đã có kết quả như sau:
Mức độ
Lớp
Chưa biết sử dụng
Biết sử dụng
Sử dụng tốt
SL
%
SL
%
SL
%
6D ( 30hs)
5
16.7
10
33.3
15
50
7D (30hs)
4
13.3
6
20
20
66.7
8D (30hs)
3
10
5
16.7
22
73.3
9D (30hs)
2
6.7
6
20
22
73.3
So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài tôi nhận thấy: Nhìn chung ở cả 4 khối lớp tỷ lệ học sinh biết sử dụng thành thạo bản đồ trong học tập địa lí tăng lên rõ rệt; số học sinh chưa biết sử dụng còn lại rất ít. Do đó, kết quả học tập của các em ở học kỳ II cũng cao hơn nhiều so với học kỳ I.
V. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Để giúp giáo viên nhanh chóng có được tờ bản đồ khi lên lớp tôi đề nghị các nhà trường nên có đội ngũ các bộ thư viện có trình độ chuyên môn sâu hơn để giúp đỡ giáo viên trong việc chuẩn bị bản đồ. Nhà trường nên đầu tư về cơ sở vật chất để học sinh có được những tiết thực địa, tham quan, ngoại khoá để học sinh được hiểu biết sâu và rộng hơn, từ đó thêm yêu thích môn học.
Đông Yên, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Tác giả
Cấn Thị Thanh Lý
File đính kèm:
- SKKN dia li.doc