Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ, trên khắp đất nước, đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải điều chỉnh một cách học thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng.
23 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức lí thuyết, tăng thực hành vận dụng; thực hiện “học qua hoạt động thực hành”, “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để hoàn thiện nhân cách” được quán triệt trong nội dung và phương pháp dạy học toán 3.
5. Dạy học nội dung đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 :
Bao gồm các ND sau:
- Đề – xi – mét, Héc – tô – mét.
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
- Tháng, năm.
- Tiền Việt Nam (đến 100000 đồng).
- Đơn vị đo diện tích – cm2.
Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 trước hết phải theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Do đặc điểm của mỗi mạch kiến thức mà có sự thể hiện phương pháp dạy học có hiệu quả.
Dạy học nội dung hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
Thông qua quan sát, ước lượng, tiếp xúc, so sánh, đối chiếu để HS có biểu tượng về các đại lượng độ dài, diện tích….
Thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ (thức dậy, tập thể dục, đi học, về nhà, xem ti vi….) để HS có cảm nhận về thơì gian, về ý niệm nhanh, chậm, sớm, muộn…..
Dạy HS theo hướng tăng cường các hoạt động thực hành, đo lường và ước lượng. Chẳng hạn:
- HS sử dụng thước đo để đo độ dài, ước lượng các số đo độ dài.
- HS thực hành xem đồng hồ, ứng với thời gian trước 12 giờ và sau 12 giờ, xem đọc lịch ngày, tháng, năm…
- HS được thực hành cân các vật có khối lượng đến Gam.
- HS được rèn các kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thông thường.
- HS được làm quen với việc mua bán, đổi tiền.
Do vậy GV cần nên tổ chức tốt các giờ thực hành về đo lường tại lớp hoặc ngoài giờ.
Mỗi HS có riêng một bộ thực hành là tốt nhất, tránh làm hình thức áp đặt.
6. Dạy các yếu tố hình học ở lớp 3:
Dưới đây là một số gợi ý về phương pháp dạy một số ND trong yếu tố hình học ở toán lớp 3.
- Khi dạy khái niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình học mới có thể tiến hành các hoạt động :
+ Liên hệ các khái niệm, kiến thức học chuyển sang khái niệm, kiến thức mới, chẳng hạn: Từ nhận dạng hình chử nhật, hình vuông dạng tổng thể (lớp 1,2) đến lớp 3, hình chữ nhật, hình vuông được nhận dạng với các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc của hình chử nhật đó; từ cách tính chu vi hình tam giác đã học ở lớp 2, HS biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo qui tắc ở lớp 3….Hoặc khi học về hình tròn cần liên hệ tới khái niệm trung điểm, đoạn thẳng (tâm của đường tròn là trung điểm của đường kính), khi dạy về khái niệm diện tích và đo diện tích có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được làm quen trước đó.
+ Dùng đồ dùng trực quan hoặc liên hệ các đồ vật trong thực tế có dạng hình học pù hợp để HS có biểu tượng hình học và nhận biết được hình đó, chẳng hạn : Viên gạch bông có hình vuông, mặt đồng hồ có hình tròn, khung ảnh có dạng hình chữ nhật….Hoặc từ hình ảnh 2 kim đồng hồ để tạo ra một góc, HS làm quen với khái niệm góc, góc vuông, góc không vuông.
- Khi dạy bài có tính luyện tập, thực hành, cần cho HS được tự hoạt động (Được tự do, vẽ, xếp, ghép hình, được tự tính toán tìm ra kết quả….) GV không nên làm thay hoặc hướng dẫn quá kĩ chi HS, trong SGK có một số bài tập luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, GV có thể dựa vào đó để sáng tạo ra các bài tập khác phù hợp, gây được hứng thú với HS.
7. Dạy học nội dung giải toán ở lớp 3:
Sau đây là một số lưu ý về phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 3:
- Trước hết cho HS hiểu thế nào là giải toán hợp? Giải bài toán hợp khác với giải bài toán đơn thế nào? Trên cơ sở bài toán đơn mà chuyển sang hình thành các bước giải các bài toán hợp.
- Khi giải bài toán có lời văn, chủ yếu dạy cho HS biết cách giải bài toán, GV không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải hoặc chỉ cho HS làm mỗi phép tính để tìm ra kết quả. Cố gắng để HS tự tìm ra cách giải toán (tập trung vào ba bước: Tóm tắt bài toán để biết bài toán cho gì, hỏi gì? Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của để bài với phép tính tương ứng. Trình bày bà giải, viết câu lời giải, phép tính trung gian và đáp số).
- Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu HS tự tri giác đề toán rồi nêu (viết) tóm tắt. Có thể tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Phần tóm tắt rất cần thiết khi học giải toán, tuy nhiên không nhất thiết phải viết vào trình bày bài giải.
- Về trình bày bài giải, HS cần viết được lời giải và phép tính tương ứng, GV kiên trì để HS tự diễn đạt câu lời giải bằng lời, viết câu lời giải vào vở, không vội vàng làm thay cho HS.
- Khi dạy các bài có ND hình học ở lớp 3 (Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông), các bài toán đó cần được trình bày như bài giải toán có lời văn, lưu ý phép tính ứng với câu lời giải có thể có đến 2, 3 dấu phép tính, HS không phải ghi kết quả của phép tính trung gian mà chỉ ghi kết quả cuối cùng.
IV. Kết quả nghiên cứu
Đầu năm, đa số HS nắm vững kiến thức đã học ở lớp 2, đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV lớp 3 tiếp tục thực hiện dạy toán theo phương pháp mới.
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm theo thống kê của tổ có kết quả như sau:
Giỏi : %.
Khá : %.
TB : %.
Yếu : %.
Qua một một thời gian dạy thay sách, vận dụng phương pháp dạy học mới, đã góp phần mang lại kết quả khả quan:
+ HS nắm bắt khá vững các kiến thức đã học.
+ HS mạnh dạn, tự tin, tìm ra kiến thức, biết nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bạn, của mình.
+ Mỗi thành viên đều có kế hoạch phụ đạo hàng tuần để giúp đỡ HS yếu kém, từng bước giúp các em theo kịp các bạn.
+ Mỗi lớp đều thành lập được đội HS giỏi toán, có kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cụ thể, trường đã tổ chức thi HS giỏi, tuy kết quả môn toán chưa cao nhưng qua đó cũng giúp cho GV rút ra được phương pháp bồi dưỡng HS trong thời gian tới.
+ Kết quả môn toán tổ khối 3 sau một năm giảng dạy môn toán theo phương pháp mới như sau:
Giỏi : %.
Khá : %.
TB : %.
Yếu : %.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Trên đây là phần lý thuyết dạy học toán 3 theo phương pháp mới. Để giúp các tiết học thành công, bản thân từng thành viên trong tổ khối 3 luôn tự tìm tòi, học hỏi, đề ra một số phương pháp thực hiện trong thời gian qua như sau:
- Nắm vững mạch kiến thức toán lớp 1,2 làm nền tảng dạy tốt toán 3, nắm vững cái gì các em đã học, cái gì các em chưa học và sẽ học để vận dụng kiến thức có sẵn của các em, liên hệ tìm ra kiến thức mới.
- Nắm vững các phương pháp dạy học toán, để vận dụng nhuần nhuyễn linh hoạt, sáng tạo vào từng loại bài cụ thể.
- Thực hiện dạy học các nội dung toán 3 theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở TH: GV đóng vai trò là người điều khiển, tổ chức các hoạt động dạy, HS được phát huy tích cực, chủ động cố gắng tự mình chiếm lĩnh kiến thức dưới sự HD có mức độ ở thầy.
- Có kế hoạch bài dạy cụ thể, luôn suy nghĩ, tìm tòi cách dạy tốt nhất.
Sau mỗi tiết dạy, GV đều có nhận xét, rút kinh nghiệm để những năm học sau dạy tốt hơn.
- Tận dụng ĐDDH hiện có, tự làm để việc dạy học đạt kết quả.
- Luôn quan tâm, chú ý đến mọi đối tượng HS, lên kế hoạch hàng tuần về việc phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi.
- Từng bước giúp HS tự giác học tập, biết nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bạn, của bản thân.
- Luôn học hỏi, trao dồi kinh nghiệm với bạn đồng nghiệp. Luôn tìm tòi, học hỏi thông qua các tài liệu sách báo.
- Điều quan trọng mang đến thành công cho tiết dạy học toán là làm sao cho HS yêu thích, hứng thú khi học toán, lời giảng giải của GV phải ngắn gọn, dễ hiểu, khơi gợi, kích thích sự suy nghĩ của HS.
II. Khuyến nghị
…
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Dạy tốt môn toán 3 theo phương pháp mới”. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để bản thân em và tổ khối 3 từng bước khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 3 trong các năm học tới.
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
MỤC LỤC
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2.
3.
4.
5.
PHẦN II. NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………..
Địên thoại: 0945398889
E-mail: vhcomputer123@gmail.com
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường ………………………………... . Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 3, NXB GD
2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 3 (Sách Giáo Viên), NXB GD
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 3) , NXB GD
4. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học
6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học
7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc
8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007
9. Báo Toán học tuổi trẻ.
10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn
11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.
12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995
13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001
14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007
15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004
16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng.
17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
18. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào tạo
File đính kèm:
- skkn day tot mon toan lop 3 theo huong doi moi phuong phap day hoc huong tap trung vao hoc sinh.doc