Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Nó bao gồm:
Đối tượng lao động: đó là vật liệu, năng lượng, thông tin. Chúng có thể là sản phẩm của thiên nhiên hoặc của con người tạo ra.
Công cụ lao động: phương tiện kỹ thuật từ những công cụ đơn giản đến các máy móc thiết bị và hệ thống kỹ thuật để truyền tác động của con người đến đối tượng lao động
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy phần ứng dụng động cơ đôt trong trên ôtô môn công nghệ trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền lực chích
+ Học sinh thấy được tác dụng của bộ vi sai khi xe quay vòng và khi xe chay trên đường không băng phẳng động .
+ Học sinh nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số.
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế.
4. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Động cơ đốt trong dùng cho ô tô.
- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vận dụng với học sinh THPT tại trường THPT Vân Cốc.
Cụ thể :Lớp 11A3, 11A4, 11A5
Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Qua nhiều năm công tác giảng dạy, đối tượng học sinh lớp 11 THPT vấn đề mà tôi cảm thấy cần phải tìm ra một phương pháp mới để giúp học sinh nắm được cấu tạo nguyên lý hoạt động của các cơ cấu cơ khí của hệ thống truyền lực trong ôtô
- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nâng cao chất lượng bài soạn.
- Căn cứ vào quá trình dự giờ thăm lớp với đồng nghiệp.
- Căn cứ vào quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược cuả học sinh
II . cơ sở thực tiễn của đề tài này.
1. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
- Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làm cho học sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của cơ cấu.
- Kiến thức trọng tâm: Học sinh nắm được cấu tạo, mối quan hệ lắp ghép các chi tiết trong cơ cấu và nguyên lý hoạt động của cơ cấu.
- Dùng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề tập trung vào hình vẽ SGK hoặc bản vẽ thông thường sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề.
* Ưu điểm: Cách dạy này có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện.
* Hạn chế:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt.
- Chưa thấy được bản chất cụ thể.
- Một số học sinh yếu và trung bình vẫn còn mơ hồ khi phân tích nguyên lý hoạt động.
- Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học với phần nguyên lý hoạt động của cơ cấu cơ khí để học sinh tiếp cận cấu tạo và nguyên lý một cách rõ ràng hơn.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp của mình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc của cơ cấu cơ khí dành cho học sinh lớp 11 THPT.
2 . Đề xuất hướng dạy mới.
- áp dụng phần mềm SOLIDWORKS để tạo ra các mô hình 3D, tạo ra các hình ảnh của các chi tiết trong cơ cấu.
- Dùng chế độ MATE trong SOLIDWORKS để liên kết các chi tiết được lắp ghép và thực hiện các thao tác tháo lắp thông qua chế độ ANIMATION và CREATE VIDEO tạo thành các đoạn phim hoạt hình.
- Dùng chế độ SIMULATION để tạo các chuyển động cho các chi tiết và CREATE VIDEO.AVI tạo thành các đoạn phim hoạt hình.
- Dùng POWERPOINT để trình chiếu.
- Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng như cấu tạo chung của cả cơ cấu, qui trình tháo - lắp các chi tiết.
- Cho học sinh quan sát phim hoạt hình mô phỏng hoạt động của cơ cấu để nắm được ngyuên lý.
Phần II: nội dung của đề tài
I. Thể hiện phương pháp giảng dạy giáo án cụ thể.
Được thể hiện bằng bai giảng điện tử trên chương trình POWERPOINT để trình chiếu có đĩa Giáo ánh điện tử kèm theo
II. Kết quả thể nghiệm.
So sánh với kết quả bài đầu khi chưa vận dụng hướng khai thác này tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế.
Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình.
III.Những Kiến Thức Đề Xuất.
1. Đối với người dạy và người học.
- Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
Đối với học sinh :
- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên (hệ thống câu hỏi trọng tâm GV đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy sự tư duy, sáng tạo của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
Đối với giáo viên:
- Phải đầu tư soạn giáo án cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức của mình.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của học sinh.
2. ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
- Dạy học Công Nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc nghành giáo dục. Chúng tôi những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
a. Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm.
b. Ngành giúp đỡ các nhà trường các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
c. Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên.
d. Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh.
e. Đầu tư các phương tiện dạy học mới.
Phần III: Kết Luận Chung
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn KTCN trước kia và môn Công Nghệ_công nghiệp ngày nay tại trường THPT Vân Cốc với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức. Đặc biệt là giảng phần nội dung cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị kỹ thuật.
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tôi đã xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với hình thức áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản thân trên thực tế còn ít ỏi. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận cơ cấu máy một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!
Vân Cốc, ngày 26 tháng 4 năm 2008
Người viết đề tài
Nguyễn Văn Đồng
Nhận xét của Ban giám hiệu:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giang day phan ung dong dong co dot trong tren oto.doc